Định nghĩa thái độ

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố (Trang 23 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ

1.2.1. Định nghĩa thái độ

Khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, từ đó thái độ trở thành một trong những đề tài được nghiên cứu nhiều nhất trong tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học xã hội.Trong “Sổ tay tâm lý học xã hội” G.W.Allport đã cho rằng khái niệm thái độ “có lẽ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm lý học xã hội hiện đại Mỹ”.Sự nghiên cứu của các nhà tâm lý về thái độ đã cho ra đời rất nhiều khái niệm thái độ khác nhau.Thái độ là một khái niệm tâm lý học khó xác định một cách chính xác vì vậy mặc dù được nghiên cứu nhiều nhưng các nhà tâm lý vẫn chưa thể thống nhất quan điểm về thái độ.

Trước hết phải kể đến đinh nghĩa về thái độ trong từ điển. Theo từ điển tiếng Việt, Thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với

con người hay một sự việc nào đó” [25].Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.

Từ điển Tâm lý học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế-thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi” [30].

Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1996 thì lại cho rằng:"Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng.Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng”.

Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau.

Còn các nhà tâm lý, mà trước nhất phải nói đến hai tác giả W. I. Thomas và F. Znaniecki (1918), những người đầu tiên đưa ra khái niệm thái độ, theo đó

“thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân như một thành viên (cộng đồng) đối với giá trị này hay giá tị khác, làm cho cá nhân có phương pháp hành động này hay hành động khác được xã hội chấp nhận”. Với định nghĩa thía độ chính là sự định hướng giá trị của mội cá nhân trong cộng đồng xã hội [15.

Từ sự phát hiện trên, bắt đầu bùng nổ các cuộc nghiên cứu về thái độ xã hội. Nhiều tác giả khác cũng có quan điểm tương tự và mỗi người đều đưa ra các lý do của mình, nhưng có thể tóm tắt lại là: khái niệm thái độ được sử dụng rộng rãi vì nó bao hàm các mối liên hệ cơ bản với các vấn đề như dư luận xã hội, tuyên truyền, sự mâu thuẫn giữa các nhóm, cạnh tranh kinh tế niềm tin tôn giáo,

thay đổi hành vi và nhiều vấn đề có ý nghĩa to lớn khác về mặt lý luận và thực tiễn về các mối quan hệ xã hội nói chung.

H. Fillmore (1935) nhận định, thái độ là sự sẵn sang phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng hay các ký hiệu (biểu tượng) trong môi trường…

Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của mội trường và là cấu trúc có tính động cơ [15.

G. W. Allport (1935), nhà tâm lý học xã hội người Mỹ cho rằng, “thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đến các phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà có mối liên hệ”. Định nghĩa về thái độ của G. W. Allport được nhiều nhà tâm lý học thừa nhận vì qua định nghĩa thái độ là gì, tác giả còn nêu ra nguồn gốc, vai trò, chức năng của thái độ. Tuy nhiên, trong định nghĩa của Allport, một lần nữa lại thấy, thái độ chỉ bó gọn “trong đầu” của một cái tôi chủ quan, mà không thấy vai trò của các yếu tố môi trường và những người khác trong xã hội đối với việc hình thành thái độ chủ quan của mỗi người [15].

Sau này, nhà tâm lý học T.M.Newcom cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như định nghĩa của Allport.Ông cho rằng:“thái độ chính là một thiên hướng hành động, tư duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối tượng hay sự việc có liên quan”.

Vào năm 1964, nhà tâm lý học nhân cách người Mỹ là J.P.Guilford đã đưa ra một định nghĩa về “thái độ”, dựa trên quan niệm cho rằng nhân cách bao gồm bảy khía cạnh tạo nên một cấu trúc độc đáo. Bảy khía cạnh đó là: Năng lực, khí chất, giải phẫu, hình thái, nhu cầu, hứng thú và thái độ. Và ông đã định nghĩa: “Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội ”. Không chỉ một mình Guilford, mà hầu như tất cả các tác giả viết về tâm lý học nhân cách đều coi “thái độ” như là một thuộc tính của nhân cách [15].

H. C. Trianodis (1971) coi “thái độ là tư tưởng được hình thành từ những xúc cảm gây tác động đến hành vi nhất định ở một giai cấp nhất định trong những tình huống xã hội. Thái độ của con người bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm thấy về đối tượng, cũng như thái độ xử sự của họ đối với nó”.

Khi xem xét định nghĩa của Trianodis, ta thấy có một điểm tương đồng với định nghĩa của Allport, vì Allport cho rằng “thái độ” có “tính gây tác động” tới một tình huống nào đó [15].

R.Marten khi phân tích định nghĩa của Allport và định nghĩa của Triandis đã nhận thấy điểm chung này. Ông cho rằng thái độ được hình thành nhờ kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Nó có tính ổn định và tuỳ theo từng tình huống, thái độ sẽ thay đổi tuỳ theo từng tình huống đó. Ông khẳng định, thái độ là xu hướng thường xuyên đối với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hành động.thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi, được xác định bằng tình huống thống nhất bên trong.

Còn gần đây, James.W.Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích hay không thích một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhân, từ đó có ảnh hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hay con người đó”.

Nhà tâm lý học John Traven cũng định nghĩa:“Thái độ là cách cảm xúc, tư duy và hành động tương đối lâu dài đối với sự việc hay con người đó” [15].

Như vậy, khi điểm qua một số định nghĩa về thái độ do các nhà tâm lý học đại cương và tâm lý học xã hội Mỹ nêu ra, chúng ta cũng thấy sự không đồng nhất vè khái niệm thái độ của họ. Tuy nhiên, có một số nhận định chung về nội hàm của khái niệm này, đó là tính “sẵn sang phản ứng”, tính gây tác động đến hành vi.

Trong tâm lý học xã hội Mỹ hiện đại, khi định nghĩa về thái độ, một số tác giả thường đề cập nhiều đến khía cạnh nhận thức hơn là về mặt chức năng của thái độ, như Davis Myers đã coi “thái độ” là “phản ứng có thiện chí hay không

thiện chí về một điều gì đó, hay một người nào đó, được thể hiện trong niềm tin, cảm xúc hay hành vi có chủ định [15].

Hay như nhà tâm lý học W.J.Mc Guire thì định nghĩa rằng: “thái độ là bất cứ sự thể hiện nào đó về mặt nhận thức, tổng kết sự đánh giá của chúng ta về đối tượng của thái độ, về bản thân, về những người khác, về đồ vật, về hành động, sự kiện hay tư tưởng” [15].

V. N. Miaxisev cho rằng, thái độ là khía canh chủ quan bên trong, có tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng của con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực. Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát triển của con người, biểu thị kinh nghiệm cá nhân và quy định nội hành động cũng như các trải nghiệm của họ.Khái niệm “thái độ” là khái cạnh tiềm năng của quá trình tâm lý, liên quan đến tính tích cực chủ quan, có chọn lọc của nhân cách.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà tâm lý học Xô-viết ít dung thuật ngữ

“thái độ” vì tính đa nghĩa của nó trong tiếng Nga (từ này phần nhiều được dung chỉ mối quan hệ giữa các sự vật hiên tượng). Khi nói đến thái độ, thuật ngữ tâm thế chủ quan (và sau này B. Ph. Lomov gọi là thái độ chủ quan của nhân cách) được sử dung nhiều hơn, điển hình là Uznatze với “thuyết tâm thế”. Uznatze cho rằng “thái độ không phải là một nội dung cục bộ của ý thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, đối lập lại với các trạng thái tâm lý khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà nó là một trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể…Tính khuynh hướng năng động mà tâm thế là một yếu tố toàn vẹn theo một khuynh hướng nhất định nhằm một tính năng động nhất định. Đó là sự phản ánh cơ bản, đầu tiên đối với tác động của tình huống, mà trong đó, chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”[20].

“Tâm thế xã hội là một dạng tâm thế được xem như một yếu tố hình thành hành vi xã hội của nhân cách, xuất hiện dưới dạng các quan hệ của nhân cách với các điều kiện hoạt động của nó và của những người khác”.

Iadob nghiên cứu vai trò của thuyết định vị trong hành vi xã hội của nhân cách. Ông cho rằng con người có một hệ thống các tổ chức định vị khác nhau phức tạp và hành vi của con người bị điều khiển bởi các tổ chức đó. Các định vị này được tổ chức theo 4 bậc, mức độ khác nhau.

● Bậc một: bao hàm các tâm thế bậc thấp (như quan niệm của Uznatze), hình thành trên cơ sở các nhu cầu và tình huống đơn giản nhất.

● Bậc hai: các định vị phức tạp hơn, được hình thành trên cơ sở và các tình huống giao tiếp của con người trong các nhóm nhỏ.

● Bậc ba: các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể.

● Bậc bốn: bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân cách, nó điều chỉnh hành vi và hoạt động của nhân cách trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất định đối với nhân cách [15].

Tác giả K. K. Platonovthì cho rằng thái độ là “một cấu thành tích cực của ý thức cá nhân và là các mối liên hệ ngược của chủ thể với thế giớ, được phản ánh và được khách thể hóa trong tâm vận động”. Theo tư tưởng nếu trên, phản ánh được hiểu không chỉ là kết quả tác động của môi trường bên ngoài lên con người mà là biểu hiện của sự tác động qua lại giữa chúng; chính xác hơn, bản thân phản ánh là sự tác động qua lại được thực hiện bằng phương cách thái độ có ý thức [15].

Các nhà tâm lý học của Leningrad thuộc Liên xô trước đây thì coi thái độ là

“những cơ cấu tâm lý sẵn có, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân”; trong khi đó, dưới góc độ tâm lý học nhân cách Kosacowski và Lompscher (1975) đều khằng định thái độ là thuộc tính tâm lý bao gồm niềm tin, hứng thú, thái độ xã hội.

Có thể nói, thái độ được định nghĩa khác nhau, xuất phát từ khia cạnh nghiên cứu của mình, nhưng các tác giả Xô-viết đều giải thích “thái độ” dưới

góc độ chức năng của nó, đều có chung khẳng định thái độ là sự phản ánh ý thức, là thuộc tính cốt lõi của nhân cách và là một yếu tố định hướng hành vi xã hội của con người. Nó thúc đẩy, tăng cường tinh thần sẵn sàng của những hành vi, phản ứng của con người tới đối tượng có liên quan [20].

Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng “thái độ là một bộ phận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái độ, về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi”.

Nói tóm lại, đã có nhiều các định nghĩa khác nhau về thái độ. Người nghiên cứu sau khi xem xét, phân tích các định nghĩa đó, và cho rằng:Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con người đối với đối tượng theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người đó trong những tình huống, điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)