Khái quát v ề tổ chức nghiên cứu thực trạng thái độ của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về mạng xã hội

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố (Trang 56 - 61)

Chương 2. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊNMỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. Khái quát v ề tổ chức nghiên cứu thực trạng thái độ của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về mạng xã hội

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng bảng hỏi nhằm:

- Thu thập thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu

- Điều tra các mặt của thái độ của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về MXH

- Điều tra thực trạng sử dụng MXH của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh.

- Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thái độ về mạng xã hội của SV một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh về MXH

Từ cơ sở lý luận, đề tài đã xây dựng bảng hỏi bao gồm hai phần:

- Phần A - thông tin cá nhân: có 9 câu hỏi định danh nhằm thu thập các thông tin cá nhân của SV về trường, ngành học, năm học, giới tính, kết quả học tập ở học kì gần nhất, hộ khẩu, nơi ở, tình trạng kinh tế gia đình và tình trạng công việc của sinh viên.

- Phần B - nội dung hỏi: gồm 27 câu hỏi khảo sát với các dạng câu hỏi có một lựa chọn, nhiều lựa chọn, xếp hạng yêu thích và thang thái độ được chia

thành 4 nhóm chính: nhận thức của SV về MXH; thái độ của SV về MXH;

hành vi sử dụng MXH của SV; các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của SV về MXH.

2.2.2.1.Cách đánh giá điểm các câu hỏi thang mức độ:

Với các câu hỏi số 2, 13, 16, 17, 18, 19, 20, 21 có 5 mức độ lựa chọn, mỗi nội dung đều có 5 mức điểm từ 1 đến 5. Tương ứng với từng mức độ thì có điểm số như sau: 1 = không bao giờ; 2 = hiếm khi; 3 = thỉnh thoảng; 4 = thường xuyên; 5 = rất thường xuyên.

Theo cách cho điểm nêu trên, ta có bảng điểm tính theo từng phần như sau:

Bảng 2.2. Cách tính điểm mức độ biểu hiện việc sử dụng MXH của SV một số trường đại học tại TPHCM

Điểm trung

bình Mức độ

1 – 1.5 Không bao

giờ

1.5 – 2.5 Hiếm khi

2.5 – 3.5 Thỉnh

thoảng

3.5 – 4.5 Thường

xuyên

4.5 – 5 Rất thường

xuyên

Các câu hỏi số 3, 4 là các câu hỏi lựa chọn gồm 4 nội dung trả lời ở mỗi câu. Tương ứng với các lựa chọn thì ta quy ước điểm số như sau: 1 = a, 2 = b, 3 = c, 4 = d.

Các câu hỏi số 25, 26, 27 là những câu hỏi lựa chọn 2 giá trị được quy ước: 1 = có, 2 = không.

Câu hỏi số 1 là câu hỏi xếp hạng các loại hình giải trí theo thứ tự từ 1 đến 7, trong đó 1 là thích nhất và 7 ít ưa thích nhất.

Câu hỏi số 14, 15, 22 là những câu hỏi nhiều lựa chọn

Các câu hỏi 5, 6, 7, 8, 9, 23, 24 là những câu hỏi cho biết nhận định của khách thể nghiên cứu có 5 mức độ thể hiện đánh giá của người dùng, mỗi nội dung đều có 5 mức điểm từ 1 đến 5. Tương ứng với từng mức độ thì có các điểm số: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Phân vân, 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý. Theo cách tính điểm nêu trên, ta cỏ bảng tính điểm theo từng phần:

Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ đánh giá về MXH của SV một trường đại học tại TPHCM

Điểm trung

bình Mức độ

1 – 1.5 Hoàn toàn không

đồng ý

1.5 – 2.5 Không đồng ý

2.5 – 3.5 Phân vân

3.5 – 4.5 Đồng ý

4.5 – 5 Hoàn toàn đồng ý 2.2.1.2 Kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo:

Để kiểm tra mức độ tin cậy của thang đo, đề tài tiến hành và phân tích hệ số Cronbach’s Alpha dựa vào công thức Kuder Ruchardson:

2 i 2

r k 1

k 1

 σ 

= −  − σ 

Trong đó k = số câu trắc nghiệm.

σ2i = biến lượng (độ lệch tiêu chuẩn bình phương) của mỗi câu trắc nghiệm i.

σ2 = biến lượng của bài trắc nghiệm (tức biến lượng điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn thể bài trắc nghiệm).

Kết quả, hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo là 0.892. Vì vậy có thể kết luận rằng: thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy.

2.2.1.3 Cách xử lý số liệu:

Trong nghiên cứu này nhóm đã sử dụng những thống kê về tính N (Tổng), F (Tần số), Mean (Trung bình cộng), SD (Độ lệch tiêu chuẩn) và kiểm nghiệm Chi-Square (Chi bình phương) với phần mềm thống kê SPSS 20.0.

Kiểm nghiệm Chi-Square (Chi bình phương) cho tất cả các biến (định lượng) với giả thuyết:

- H0: Không có sự khác biệt giữa các biến (định lượng) về năm học, giới tính, hộ khẩu, nơi ở, công việc và kết quả học tập.

- H1: Có sự khác biệt giữa các biến (định lượng) về năm học, giới tính, hộ khẩu, nơi ở, công việc và kết quả học tập.

Với ∝= 5%.

2.2.2.Phương pháp phỏng vấn

Với mục đích tiến hành phỏng vấn một số SV đã thực hiện bảng hỏi để lấy ý kiến trực tiếp về thực trạng thái độ của SV về MXH và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 10 bạn SV đại diện cho các trường có khách thể đã thực hiện bảng khảo sát. Hình thức phỏng vấn các bạn SV đa dạng như sử dụng email, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại… tùy điều kiện của từng trường hợp cụ thể. Cấu trúc nội dung phỏng vấn bao gồm 2 phần:

- Phần 1: thông tin cá nhân của khách thể được phỏng vấn, bao gồm các câu hỏi về họ tên; khoa, trường và năm học hiện tại; hộ khẩu; nơi ở và tình hình kinh tế gia đình.

- Phần 2: bao gồm 13 câu hỏi phỏng vấn thái độ của SV MXH; thói quen khi sử dụng MXH của SV; những tác động từ việc sử dụng FB đối với sức khỏe, tình cảm và các mối quan hệ xung quanh. Nội dung cụ thể:

1. Bạn thường sử dụng những mạng xã hội nào? Mạng xã hội nào được bạn sử dụng nhiều nhất?

2. Bạn thích gì ở MXH đó?

3. Bạn không thích điều gì ở MXH?

4. MXH ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào? Cả tích cực lẫn tiêu cực?

5. MXH ảnh hưởng đến việc học tập của bạn như thế nào?

6. Thời gian bạn dành cho MXH như thế nào?

7. Bạn thường làm gì trên MXH?

8. Bạn thường sử dụng MXH bằng phương tiện gì?

9. Suy nghĩ của bạn về tính bảo mật trên MXH

10. Bạn đã bao giờ khóa tài khoản MXH chưa? Trong bao lâu và vì sao?

11. Bạn học được gì từ MXH?

12. Bạn hãy dùng 1 hình tượng nào đó để nói MXH của mình?

13. Bạn muốn MXH thay đổi như thế nào trong tương lai?

Một phần của tài liệu Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành phố (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)