3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ bị tim bẩm sinh của bố/ mẹ có con điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương
3.2.2. Đề xuất giải pháp
Bệnh viện Nhi Trung Ương:
Cung cấp kiến thức cho các bà mẹ chăm sóc con xuất viện sau phẫu thuật tim bẩm sinh cần trở thành một quy trình thường quy tại trung tâm phẫu thuật tim bẩm sinh để tăng cường phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng.
Kế hoạch tư vấn chăm sóc xuất viện có tác dụng thúc đẩy sự phát triển tối ưu của trẻ và tập trung vào việc bình thường hóa, tác động lên tình trạng sức khỏe của trẻ và là nhu cầu giáo dục của bà mẹ. Cần có nghiên cứu sâu hơn để xem xét tầm quan trọng của việc tư vấn giáo dục sức khoẻ trước khi xuất viện sau phẫu thuật tim bẩm sinh cho bà mẹ và trẻ. Mục đích đảm bảo 100% người chăm sóc trực tiếp (bố/mẹ) được hướng dẫn đầy đủ, trả lời đúng các nội dụng giáo dục sức khỏe trước khi xuất viện.
Thiết kế tờ rơi, tranh gấp về chăm sóc sau phẫu thuật tim bẩm sinh đặt tại vị trí thuận tiện để phát miễn phí cho bệnh nhi và gia đình người bệnh khi tới khám và điều trị tại trung tâm
Thiết kế pa-no, áp phích với các nội dung về chăm sóc sau phẫu thuật dán tại vị trí người bệnh và người nhà chờ phẫu thuật để tiện theo dõi.
Có phương án quy hoạch góc truyền thông điện tử với các video tự động có phụ đề về các chăm sóc sau phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ.
Xây dựng quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe thống nhất trong toàn bệnh viện nói chung, các khoa phòng nói riêng nhất là bệnh tim bẩm sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa, trung tâm thực hiện.
Xây dựng kế hoạch thực hiện và kiểm tra giám sát định kỳ việc triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại các khoa, trung tâm.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.
Nhân viên y tế:
Khi tư vấn giáo dục sức khỏe cho bố mẹ về các chăm sóc sau phẫu thuật tim bẩm sinh, điều dưỡng cần tập trung hơn vào những nội dung kiến thức mà họ còn thiếu. Chú ýcung cấp kiến thức một cách đầy đủ dễ hiểu, đặc biệt là đối với nhóm có trình độ học vấn thấp. Tập trung vào kiến thức của đối tượng liên quan đến dinh dưỡng, vận động, theo dõi dấu hiệu khám ngay, việc dùng thuốc và tiêm chủng cho trẻ sau phẫu thuật.
Phối hợp hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp để cung cấp một cách đầy đủ nhất các nội dung giáo dục sức khỏe từ đó nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông.
Tích cực tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn cũng như các khóa tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng của bệnh viện.
Chủ động cập nhật kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ sau phẫu thuật.
Thường xuyên trao đổi kiến thức giữa các điều dưỡng và giữa điều dưỡng với bác sỹ để nâng cao kiến thức chuyên môn.
Chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với gia đình trẻ mắc bệnh.
Đối với bố mẹ:
Chủ động trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến chăm sóc sau phẫu thuật trẻ mắc tim bẩm sinh. Chủ động hỏi nhân viên y tế những nội dung chưa hiểu, chưa rõ về bệnh cũng như cách chăm sóc cho trẻ. Nghiêm túc thực hiện các tư vấn, hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh. Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, khi có vấn đề bất thường cần báo ngay nhân viên y tế.
Lựa chọn nguồn thông tin có tính tin cậy qua sách, báo, ti vi, mạng internet… để có kiến thức đúng.
Thực hành đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, có ý thức bảo vệ và nâng cao sức khỏe sau phẫu thuật của con bằng cách tuân thủ chế độ dùng thuốc theo đúng chỉ định, cho trẻ ăn theo đúng chế độ ăn được khuyến cáo, giữ vệ sinh và theo dõi các dấu hiệu cần khám ngay.
KẾT LUẬN
Thực trạng kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ bị tim bẩm sinh của 158 bố/ mẹ có con điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2023:
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm bệnh tim bẩm sinh là 68,4%.
Nhiều bố mẹ trong nghiên cứu đều biết tím da, niêm mạc là dấu hiệu của bệnh (chiếm 69,6%), tuy nhiên chỉ có 49,4% biết thở nhanh cũng là dấu hiệu của bệnh.
Kiến thức của bà mẹ liên quan đến dinh dưỡng sau phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ ở mức khá: bố/mẹ có kiến thức đúng cao nhất khi cho rằng “cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn” chiếm tỷ lệ cao nhất (82,9%). Tuy nhiên, chỉ 65,2%
bố mẹ có kiến thức đúng “cần theo dõi chiều cao và cân nặng thường xuyên”
Tỷ lệ kiến thức đúng của bố/mẹ chăm sóc vận động “Tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều như bóng rổ, bóng đá, các môn thi đấu đối kháng võ thuật và các trò chơi cảm giác mạnh ” chiếm tỷ lệ cao nhất (82,3%). Nhưng ĐTNC biết “sau 2 tháng vận động theo khả năng của trẻ” chỉ chiếm 52,5%.
Đa số bố mẹ có kiến thức về phòng nhiễm khuẩn và tuân thủ sử dụng thuốc cho trẻ sau phẫu tim bẩm sinh đều đạt trên 60%. Tỷ lệ bố mẹ có kiến thức đúng cao nhất
“Không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, thuốc lá” chiếm tỷ lệ 81,6%. Chỉ có 31,6% bố/mẹ có kiến thức đúng về tiêm chủng cho trẻ.
Tỷ lệ bố/mẹ có kiến thức đúng khi phát hiện dấu hiệu bất thường “thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái, vã mồ hôi, chi lạnh” là cao nhất (82,9%). Tuy nhiên, có 44,9% và 43% bố/ mẹ có kiến thức chưa đúng về nội dung “sốt cao và tiêu chảy”.
Kiến thức chung đúng về chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh của bố mẹ chiếm 65,2%.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ bị tim bẩm sinh của bố/ mẹ có con điều trị tại bệnh viên Nhi Trung Ương
Bệnh viện xây dựng quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe thống nhất trong toàn bệnh viện để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoa, trung tâm thực hiện.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.
NVYT phối hợp hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp để cung cấp một cách đầy đủ nhất các nội dung giáo dục sức khỏe từ đó nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông.
Bố/mẹ tự nâng cao kiến thức, thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, có ý thức bảo vệ và nâng cao sức khỏe sau phẫu thuật của con bằng cách tuân thủ chế độ dùng thuốc theo đúng chỉ định, cho trẻ ăn theo đúng chế độ ăn được khuyến cáo, giữ vệ sinh và theo dõi các dấu hiệu cần khám ngay
1. Trương Tuấn Anh, Nguyễn Mạnh Dũng (2020). Chăm sóc sức khoẻ trẻ em, bài giảng Nhi khoa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bệnh viện Nhi Trung ương (2015). Hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhi sau phẫu thuật. https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-cham-soc-cho- benh-nhi-sau-phau-thuat.html, truy cập ngày 11/10/2023.
3. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Hà Nội (2013), “Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em", Bài giảng nhi khoa, tập 2, NXB Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 15-35.
4. Doãn Thị Nga (2022). Kết quả chăm sóc và theo dõi bệnh nhi sau phẫu thuật Tim mở tại khoa hồi sức tích cực nhi bệnh viện Tim Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam 1(517).
5. Trịnh Thị Ngọc (2021). Hiệu quả của hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ tim bẩm sinh từ 12-24 tháng tuổi sau phẫu thuật tim mở. Tạp chí Nhi khoa số 3(14).
6. Vũ Thị Phương (2017), “Nghiên cứu mô hình tim bẩm sinh điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ương”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Vũ Văn Quý (2019), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi trung ương”, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
8. Doãn Thị Thu (2017), “Nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bị tim bẩm sinh”, Luận văn thạc sỹ - Bác sỹ nội trú, Trường đại học Y dược Huế.
9. Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (2021). Kiến thức của bố mẹ về dinh dưỡng cho con mắc bệnh tim bẩm sinh điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2021. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
10. Trương Thị Bích Thủy, Văng Kiến Được (2013), “Đặc điểm tim bẩm sinh ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 21-26.
11. Hoàng Ngọc Anh Tuấn (2011), “Tình hình bệnh tim bẩm sinh tại Khoa Nhi Bệnh viện tỉnh Đăklăk", Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, (59), tr. 930-937.
trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh trước và sau phẫu thuật chỉnh tim”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 4.
13. Viện dinh dưỡng (2012) “Các phương pháp đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng”, Bài giảng Dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học, 100 - 120.
14. Zhi Hong Ni và các cộng sự. (2019), "Home care experience and nursing needs of caregivers of children undergoing congenital heart disease operations: a qualitative descriptive study", Plos one. 14(3), tr. e0213154.
15. Patricia Smith (2001), "Primary care in children with congenital heart d isease", Journal of Pediatric Nursing. 16(5), tr. 308-319.
16. Ratanachu-Ek S., Pongdara A. (2011), “Nutritional Status of Pediatric Patients with Congenital Heart Disease”: Pre- and Post Cardiac Surgery, J Med Assoc Thai, 94(3), pp. 133-137.
17. Tokel K., Azak E., Ayabakan C. et al (2010), “Somatic growth after corrective surgery for congenital heart disease, The Turkish Journal of Pediatrics, 52(1), pp. 58-67. Tăng trưởng cơ thể sau phẫu thuật chỉnh sửa bệnh tim bẩm sinh 18. Fatma Ahmed Elsobky (2018). The effect of pre-hospital discharge care program
on mothers’ knowledge and reported practice for children after congenital heart surgery. Journal of Nursing Education and Practice 2018, 8 (9).
19. WHO (2013), Guidelines for the management of common childhood illnesses, Pocket book of hospital care for children, pp. 80-81.
PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT TRẺ BỊ TIM BẨM SINH CỦA BỐ/MẸ CÓ CON ĐIỀU
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 Mã số phiếu:………..
Ngày phỏng vấn :………..
A. Phần xã hội học và thông tin:
A1. Người chăm sóc trẻ trực tiếp là: Mẹ/bố: …….
A2. Tuổi (Năm sinh theo dương lịch) ………
A3. Dân tộc: ………
A4. Nơi cư trú:
1.Thành thị 2. Nông thôn A5. Trình độ học vấn:
1. ≤ Trung học cơ sở 2. Trung học phổ thông
3. Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 4. Sau đại học
1. Cán bộ, nhân viên 2. Công nhân
3. Nông dân, nội trợ 4. Khác: ………….
A7. Số con của bà mẹ:
1. 1-2 con 2. 3 con trở lên A8. Giới tính của con:
1. Nam 2. Nữ
1. Con đầu
2. Con thứ 2 trở lên
1. Có 2. Không
A11. Nếu có, chị nhận nguồn thông tin về chăm sóc sau phẫu thuật trẻ bị tim bẩm sinh từ (câu hỏi nhiều lựa chọn)
1. Internet, báo chí, ti vi 2. Bạn bè, người thân 3. Nhân viên y tế 4. Khác (ghi rõ) : …….
B. Phần kiến thức chăm sóc sau phẫu thuật trẻ bị tim bẩm sinh
Câu Câuhỏi Câu trả lời
B1 Chị hiểu tim bẩm sinh là 1. Là các dị tật của cơ tim, buồng tim, van gì? tim các mạch máu lớn và hệ thần kinh tim (Chọn 1 đáp án) xảy ra ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai và
vẫn còn tồn tại sau sinh.
2. Là các dị tật ở cơ tim, buồng tim và van tim.
3. Là các dị tật của cơ tim, buồng tim, van tim các mạch máu lớn và hệ thần kinh tim xảy ra khi trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi.
4. Không biết
B2 Theo chị, trẻ mắc tim bẩm 1. Tím da, niêm mạc sinh có thể có biểu hiện 2. Thở nhanh
bên ngoài như thế nào? 3. Lồng ngực biến dạng (chọn nhiều đáp án) 4. Không biết
B3 Theo chị, có những biện 1. Điều trị nội khoa, chủ yếu là dự phòng hay pháp nào điều trị bệnh tim điều trị các biến chứng do bệnh tim bẩm sinh
bẩm sinh? gây ra.
(Chọn nhiều đáp án) 2. Điều trị bằng thông tim can thiệp qua da 3. Điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật tim.
4. Không biết
B4 Theo chị, sau phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ cần chế độ dinh dưỡng như thế nào? ( chọn nhiều đáp án)
B5 Theo chị, nếu trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh bị thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra điều gì?
(Chọn nhiều đáp án)
B6 Theo chị sau phẫu thuật tim bẩm sinh, về nhà trẻ nên vận động như thế nào? (Chọn nhiều đáp án)
B7 Theo chị để tránh các nhiễm khuẩn cho trẻ chị cần làm gì?
1. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chế độ ăn tốt nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn
2. Chia thức ăn thành nhiều bữa.
3. Ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau 4. Ăn thức ăn từ lỏng tới đặc, ít tới nhiều 5. Cần theo dõi chiều cao và cân
nặng thường xuyên 6. Không biết
1. Sút cân, suy mòn và suy dinh dưỡng 2. Thiếu dinh dưỡng làm chậm quá trình hồi phục và điều trị của trẻ.
3. Dinh dưỡng không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau mổ.
3. Không biết
1. Không nên vận động mạnh trong 2 tháng đầu sau mổ
2. Sau 2 tháng vận động theo khả năng của trẻ
3. Tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều như bóng rổ, bóng đá, các môn thi đấu đối kháng võ thuật và các trò chơi cảm giác mạnh
4. Nếu trẻ trong độ tuổi đi học, bố mẹ cần trao đổi với nhà trường để miễn giảm những hoạt động thể lực nặng
5. Không biết
1. Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh
2. Không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, thuốc lá.
(Chọn nhiều đáp án) 3. Giữ vệ sinh răng miệng, vệ sinh cơ thể và cho trẻ khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần
4. Trước khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cần rửa tay sạch sẽ, lau kỹ vú nhất là đầu vú bằng nước ấm.
5. Các đồ dùng cho trẻ luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ.
6. Tránh tiếp xúc với những người đang bị ho, cảm cúm, nhiễm trùng
B8 Theo chị, sử dụng thuốc 1. Không cần dùng thuốc
sau phẫu thuật tim bẩm 2. Cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn sinh như thế nào? của bác sĩ.
(có thể chọn nhiều đáp án) 3. Có thể tự động ngưng thuốc nếu thấy trẻ đã ổn định.
4. Theo dõi các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc để báo ngay cho bác sĩ.
B9 Theo chị, sau mổ tim bẩm 1. Tiêm chủng bất cứ lúc nào
sinh trẻ cần tiêm chủng như 2. Tiêm sau khi mổ ít nhất từ 6 - 8 tuần.
thế nào? (Chọn 1 đáp án) 3. Trẻ không cần tiêm chủng 4. Không biết
B10 Theo chị, khi nào cần đưa 1. Bú kém, ăn uống kém hoặc bỏ bú, bỏ ăn, trẻ đi khám ngay? nôn ói
(có thể chọn nhiều đáp án) 2. Sốt cao 3. Tiêu chảy
4. Quấy khóc liên tục, vật vã, lơ mơ, li bì.
5. Thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái, vã mồ hôi, chi lạnh.