Chương 3. VAI TRÒ CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở NAM KỲ
3.7. Ho ạt động đấu tranh cách mạng
Trong khi chính quyền Pháp dùng chữ viết theo mẫu tự Latinh như một vũ khí lợi hại để đánh bại Nho học, một công cụ hữu hiệu của chính sách đồng hóa... thì những nhà cách mạng Việt Nam cũng sớm nhận ra khả năng của quốc ngữ trong việc mở
mang dân trí, tuyên truyền cách mạng, giáo dục lòng yêu nước nhằm phục vụ cho mục tiêu cuối cùng: đánh đuổi thực dân Pháp.Trước chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), ở Việt Nam,vốn dĩ phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chữ quốc ngữ. Sau chiến tranh, xuất hiện thêm phong trào yêu nước cộng sản, cả hai sẽcó tác động lớn và mỗi lúc thêm sâu rộng trong việc “làm giàu, mài sắc chữ quốc ngữ” [67, tr.199].
Ngược lại, chỉ với chữ quốc ngữ, những đường lối, chủ trương cách mạng của Đảng Cộng sản mới có thể đi sâu vào quần chúng, đến với mọi tầng lớp người lao động. Những người cộng sản Việt Nam đã khéo léo tận dụng mọi lĩnh vực văn hóa cho tuyên truyền đấu tranh cách mạng, tiêu biểu là truyền đơn, báo chí, sách vở, văn học, giáo dục quần chúng... vì đây lànhững lĩnh vực có ảnh hưởng và gần gũi với quần chúng, nơi mà chữ quốc ngữ thể hiện rõ nhất vai trò, khả năng diễn đạt của mình, nơi mà chữ quốc ngữ có thể chuyển tải được tư tưởng cách mạng nhiều nhất“đến tận tay quần chúng góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền, cổ vũ, động viên tổ chức lực lượng đấu tranh Cách mạng” [86, tr.172]
Trên mặt trận báo chí, những người cộng sản xem báo chí là phương tiện xây dựng, truyền bá văn hóa, đóng vai trò xung kích trong công tác tư tưởng. Các tổ chức cách mạng theo đường lối cách mạng vô sản rất coi trọng xuất bản báo chí, xem đó là vũ khí chiến đấu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được trong đấu tranh. Vì vậy, sau khi thành lập, một trong những nhiệm vụ trước mắt của các tổ chức cách mạng là tìm mọi cách để xuất bản báo hoặc tạp chí làm cơ quan ngôn luận, đấu tranh của mình.
Ngay từ năm 1925, báo Thanh niên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc tổ chức) đã được phát hành đều đặn mãi đến đầu năm 1930. Nội dung chủ yếu là khơi sâu lòng căm thù giặc, cổ vũ nhân dân nổi dậy làm cách mạng.
Đây là tờ báo đóng vai trò mở đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác-Lênin, được thanh niên yêu nước say sưa đọc.
Sang năm 1930 trở về sau, báo cách mạng do Đảng cộng sản chủ trương trong bí mật rất là phong phú, kỳ nào, tỉnh nào, xí nghiệp lớn nào cũng có báo, chưa kể sách [67, tr.199]. Nhất là vào thời kỳ Chính phủ mặt trận bình dân (bên Pháp), báo chí, sách của cộng sản phát hành ngày một nhiều. Bấy giờ tại Nam Kỳ, có tờ Tuần báo Thanh
Niên xuất bản ở Sài Gòn (số đầu tiên ngày 27 – 9 – 1941), được Huỳnh Tấn Phát mua lại và làm chủ nhiệm, ra số đầu tiên vào 7 – 8 – 1943.Đây là tờ báo cách mạng“mang nặng tính tranh đấu” [22, tr.201]chủ trương kêu gọi, động viên, cổ vũ, nuôi dưỡng lòng tin cho thanh niên – những “phần tử tráng kiệt của dân tộc, cố nhiên phải lãnh trách nhiệm nặng nề hơn hết” [dẫn theo 47, tr.141], phải làm cho “nước sẽ mạnh, đời sẽ đẹp” [dẫn theo 47, tr.143], và “gây tình đoàn kết giữa người Việt ba kỳ, khuyến khích hoạt động để chứng tỏ sức sống của người Việt” [dẫn theo 47, tr.142]. Để thực hiện tinh thần đoàn kết, tờ báo này kêu gọi thống nhất tiếng Việt, xem đâylà một điều kiện để đi đến đoàn kết dân tộc: “Tiếng nói là tinh thần của dân tộc. Tiếng nói có thống nhứt thì dân tộc mới giữ được tinh thần đoàn kết. Có đoàn kết thì mới mạnh, có mạnh thì mới sống… Muốn hợp nhứt, chỉ có một cách là ai cũng như ai, coi tiếng nói Trung – Nam – Bắc đều là tiếng Việt”. Thống nhất tiếng Việt được xem là “một công việc quốc gia, cần cho sự thống nhứt tinh thần dân tộc, vì tiếng nói là tinh thần dân tộc…
Sẽ không còn tiếng Bắc, tiếng Nam, mà chỉ có tiếng Việt của bạn và của ta. Bắc Nam cùng người Việt” [dẫn theo 47, tr.147]. Có lẽ vì vậy mà từ năm 1940 đến 1945, Thanh niên là tuần báo duy nhất tập hợp được nhiều cây bút ở cả ba miền đất nước. Tính thống nhất của tiếng Việt là phương tiện thuận lợi cho vận động cách mạng trên mọi miền đất nước. Không những vậy, chữ quốc ngữ thời kì này còn có khả năng thể hiện được những bản nhạc sống độnglàm rung động lòng người, nung sôi bầu nhiệt huyết cho thanh niên, kêu gọi thanh niên lên đường đấu tranh của các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Lê Thương, Lưu Nguyễn, Trần Văn Khê, Nguyễn Tôn Hoàn. Nhờ tính thống nhất của tiếng Việt, tuần báo Thanh niên liên tục ra những “lời tuyên chiến đối với kẻ thù xâm lược trước những ngày chuẩn bị Khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” [47, tr.160]
Cũng trong thời gian này, khi phong trào cách mạng đang sục sôi trong cả nước, trong đó có thành phố Sài Gòn, ngày 24 – 9 – 1937, Đảng cộng sản Việt Nam cho ra đời báo Le Peuple (Dân chúng) để làm cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng cộng sản, lúc đó đóng ở Nam Kỳ. Báo Dân Chúng viết bằng tiếng Pháp để khỏi phải
xin phép nhà cầm quyền22. Nhưng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng đối với phong trào cách mạng trong cả nước mà xuất bản bằng tiếng Pháp thì tác dụng sẽ hạn chế, vì người đọc được tiếng Pháp không nhiều. Vì vậy, để phát huy tác dụng được mạnh mẽ hơn, đáp ứng kịp thời sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương đối với phong trào cách mạng cả xứ, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ quyết định cho ra tờ báo Dân Chúng bằng tiếng Việt, phát hành công khai rộng rãi trong cả nước (22 – 7 – 1938), mặc nhiên chống lại các sắc lệnh và nghị định về xuất bản báo chí tiếng Việt của nhà cầm quyền. Nhờ sử dụng tiếng Việt, báo Dân Chúng có thể thực hiện được các cuộc đấu tranh, tuyên truyền trên mọi lĩnh vực đến mọi đối tượng như đòi cải cách chính sách thuế khóa, đòi cải thiện đời sống cho công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh…,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động, tổ chức và chỉ đạo các phong trào của quần chúng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của quần chúng. Công nhân, nông dân và các tầng lớp quần chúng nhìn nhận Dân Chúng là diễn đàn của họ, đòi hỏi có báo để đọc. Do đó, báocó thể phát hành rộng rãi và mau lẹ. Báo được bán ở khắp ngã tư đường, các nhà máy, tận phân xưởng thợ, tận những xóm làng hẻo lánh. “Dân Chúng cũng là tờ báo được nhiều người đọc nhất ở Đông Dương”23, “tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, nhất là đường lối chiến lược và sách lược Mặt trận dân chủ” [14, tr.18]
Sau khi báo Dân Chúng ra đời, một số báo ở Nam Kỳ của các đoàn thể cách mạng cũng xuất bản theo mà không xin phép nhà cầm quyền: Lao Động, Dân Tiến, Dân Muốn, Đông Phương Tạp Chí, Sống, Tiến Tới… nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, yêu tự do, yêu hòa bình, đoàn kết đấu tranh chống phát xít, chống chủ nghĩa sô- vanh, tuyên truyền cho Liên Xô và chủ nghĩa xã hội.Báo chí quốc ngữ chính là một sức mạnh lớn nhất trong công cuộc tuyên truyền.
Trên mặt trận văn học.Như đã nêu, nhờ khả năng dễ học, dễ đọc, dễ viết, có thể diễn tả mọi trạng thái của tâm hồn con người, chữ quốc ngữ đã trở thành chất liệu nghệ
22 Điều 5-Sắc lệnh Báo chí ngày 4 – 10 – 1927 của Tổng thống Pháp ký thi hành ở các cứ thuộc địa và bảo hộ quy định: “Mọi báo chí hoặc văn bản định kỳ, toàn bộ hay một phần được viết bằng một thứ tiếng khác tiếng Pháp sẽ phải được sự cho phép trước của Toàn quyền sau khi đã thống nhất với Ủy ban thường trực của Hội đồng chính phủ - Giấy phép này có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào bằng những hình thức tương tự”. Xem [39, tr.82]
23Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế cộng sản về tình hình chính trị ở Đông Dương những năm 1936 – 1938. Xem [42, tr.124]
thuật chính cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, một nền văn học mang tính đại chúng, đề cập tới mọi mặt của đời sống con người, được đông đảo quần chúng đón nhận. Trong khi người Pháp nhận biết được khả năng đó và sử dụng văn chương để tuyên truyền cho công cuộc “khai hóa”, truyền bá học thuật, “truyền bá các khoa học của Thái Tây, nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp” [118, tr.107], thì những nhà cách mạng Việt Nam cũng sớm nhận thấy “văn chương là một nghệ thuật để giác ngộ người đời, truyền bá tư tưởng mới, tư tưởng yêu nước, tư tưởng cách mạng… phải có một mục đích, một lý tưởng cao cả, phải góp phần vào cuộc vận động cứu quốc” [59, tr.41]. Với quan niệm mới mẻ này, văn chương quốc ngữ đầu thế kỉ XX cũng làm tốt vai trò là một công cụ, một hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam.
Những trí thức cách mạng ra sức sáng tác văn học để đưa đường lối cách mạng vô sản vào quần chúng nhân dân, tuyên truyền về lòng yêu nước và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm Đường Cách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng quốc ngữ đã đưa tư tưởng mới tràn vào Việt Nam, đi vào đông đảo quần chúng, giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có rất nhiều tác phẩm văn học cách mạng vô sản được sáng tác để tuyên truyền, cổ vũ cho cao trào cách mạng 1930-1931, gồm cả những thể loại dân gian như ca dao, diễn ca, dân ca, vè, hát ví, hát dặm. Nhiều nhà văn cảm tình với Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng, sáng tác tiểu thuyết, biên soạn triết học, viết lý luận văn học. Trong những năm 1931 – 1935, đáng chú ý là thơ ca trong tù của Sóng Hồng, Đặng Xuân Thiều, Hồ Văn Ninh, Nguyễn Văn Năng, Phan Trọng Bình, Trần Cung, Bùi Hữu Diên. Sang thời kì Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939), văn học cách mạng phát triển mạnh trên quy mô lớn. Bắt đầu với thể loại nghị luận, tiêu biểu có Trần Huy Liệu, Bùi Công Trừng, Trần Minh Tước, Hải Triều, Tố Hữu. Văn xuôi có Vượt ngục của Văn Tân; truyện ngắn có tác phẩm của Học Phi, Nguyên Hồng, nổi bật là phóng sự Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến. Trường Chinh với bút danh Sóng Hồng là tác giả của văn kiện Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta (3-1945), là người soạn thảo Đề cương văn hóa Việt Nam (1943);
ông không phải là nhà thơ chuyên nghiệp mà làm thơ “cốt để phục vụ tuyên truyền cách mạng hoặc để ghi lại một số tình cảm sâu sắc của đời mình” [110, tr.471]. Thơ Tố Hữu (1920 – 2002) cũng tuyên truyền vận động cách mạng, kháng chiến chống
Pháp với “những tình cảm rất chân thật làm xúc động lòng người, có nhiều lối phối âm, phối thanh rất tài tình, khai thác thành công thủ pháp láy phụ âm” [110, tr.473]
Hoạt động cách mạng trên nền văn học mới như vũ khí sắc bén của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhằm mục đích tuyên truyền, đấu tranh cách mạng nhưng lời văn trong các tác phẩm văn chương quốc ngữ này có giọng điệu như “những lời tâm tình, ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ” [110, tr.468], mang niềm tự hào dân tộc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai, có thể đi đến tận các đồn điền, hầm mỏ, trong xưởng máy và nơi thôn xóm, kêu gọi công nông binh nổi dậy làm cách mạng để xây dựng thế giới mới.
Bên cạnh báo chí, văn học, các sách thuộc thể loại từ vựng chính trị, xã hội học, kinh tế học, triết học bằng quốc ngữ do Đảng cộng sản phát hành cũng phong phú lên nhanh chóng, được nhân dân theo dõi đông đảo, “đó là những dịp để chữ quốc ngữ bước tới những bước mới” [66, tr.199]
Trên mặt trận giáo dục.Nối tiếp tinh thần và sự nghiệp của các nhà Duy tân đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam ngay khi được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào dạy và học chữ quốc ngữ đã phát triển mạnh mẽ hơn. Trong cao trào cách mạng 1930 – 1931, chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh thực hiện chỉ thị của tỉnh ủy đã quyết định: “Tổ chức các lớp dạy quốc ngữ và các buổi đọc báo, giảng sách vào ban đêm hoặc vào buổi trưa, tùy theo hoàn cảnh từng địa phương” [111, tr.26]. Từ đó các khẩu hiệu “dạy chữ Quốc ngữ”, “tổ chức lớp học chữ Quốc ngữ” xuất hiện cùng với khẩu hiệu đòi chia lại ruộng đất, chống những hủ tục lạc hậu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ở những nơi có chính quyền cách mạng, không khí học tập rất sôi nổi:
“Lớp quốc ngữ, lối về chăm học
A, B, C miệng đọc thanh thanh” [dẫn theo 111, tr.26]
“Phong trào học quốc ngữ lên rất cao, đêm đêm tiếng a, b… vang lên rộn rã khắp xóm thôn… Các buổi đọc báo, diễn thuyết, giảng sách số người tham gia ngày càng đông, thôn nào cũng có, xóm nào cũng có. Các trụ sở nào cũng chật ních người đến học, đến nghe” [4, tr.106]. “Đây là một công cuộc phát triển văn hóa quan trọng” [111, tr.50]
Vào giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, trong cuộc đấu tranh tuyệt vọng để giữ Đông Dương trong tay Pháp, Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux (1884 – 1963) cho phép nới rộng phạm vi tiếng nói và chữ viết Việt Nam trong giáo dục và chính quyền thực dân. Tương kế tựu kế, cán bộ của Đảng, hàng trăm hàng ngàn người cảm tình với Đảng đi vào cuộc vận động truyền bá quốc ngữ trong quảng đại quần chúng nhân dân lao động thành thị và nông thôn, xem đó là một cách vận động quần chúng của Đảng cộng sản. Quần chúng biết chữ thì sẽ hiểu sách báo của Đảng hơn. Đây là một khâu quan trọng trên mặt trận văn hóa trong khi Đảng ráo riết đi vào chiến đấu chính trị và vũ trang nhằm giành chính quyền. Cũng kể từ đây, việc phổ cập chữ quốc ngữ đã mang màu sắc cách mạng và do Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ đạo.
Đầu năm 1938, Xứ ủy Bắc Kỳ giao cho Trần Huy Liệu cùng các ông Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp tập hợp một số tri thức tiêu biểu thời kì này như Bùi Kỷ, Hoàng Xuân Hãn,Quản Xuân Nam, Phan Thanh... bàn bạc và lập ra Hội Truyền bá quốc ngữ(ngày 25 – 5 – 1938). Để tránh chính quyền Pháp gây khó dễ, Đảng cộng sản chủ trương đưa các nhân sĩ có uy tín trong quốc dân ra gánh vác công việc của Hội, nhất trí cử cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng, trụ sở Hội đặt tại Hội quán Trí Tri (nay là số nhà 47, phố Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Mục đích của hội là: “Dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ đọc được những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt hằng ngày. Cốt cho mọi người viết chữ quốc ngữ giống nhau” [dẫn theo 122, tr.113]. Kể từ sau khi Hội được thành lập, phong trào truyền bá quốc ngữ lan tỏa đi khắp nơi, trở thành một trong những hoạt động quần chúng sâu rộng và cũng rất cấp tiến.
Sau khi thành lập ở Hà Nội, Hội Truyền bá quốc ngữ lần lượt được thành lập ở cả Bắc, Trung, Nam. Ở Nam Kỳ, Hội truyền bá Quốc ngữ ra đời muộn hơn. Nó được thành lập theo một Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ Hoeffel ký ngày 18 – 8 – 1944, do Nguyễn Văn Vĩ làm Chánh Hội trưởng, Khuông Việt làm Tổng thư ký, Huỳnh Tấn Phát làm Trưởng ban Cổ động… Cơ cấu tổ chức tương tự như tổ chức Hội ở Bắc Kỳ.
Trụ sở tạm thời của hội được đặt tại Hội quán Hội kỹ sư trên đường Chasseloup Laubat (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai). Hội lấy bài ca Gieo ánh sáng, sáng tác của Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước làm bài Hội ca. Mục đích của