Các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức và hoạt động của toà gia đình và người chưa thành niên theo luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 từ thực tiễn tỉnh thanh hoá (Trang 30 - 33)

1.3. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam 21 1. Vị trí của Tòa gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống Tòa án

1.3.2. Các quy định pháp luật hiện hành về tổ chức của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Trong thời gian qua, để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và thực hiện chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tinh thần Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị, cùng với việc thông qua Luật Tổ chức TAND năm 2014, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng về tư pháp như Bộ luật Hình sự, Bộ luật TTHS, Bộ luật dân sự, Bộ luật TTDS, Luật Tố tụng hành chính.v.v. Theo các đạo luật này thì trong cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện có Tòa GĐ & NCTN. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự và Bộ luật TTHS đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ về tư pháp người chưa thành niên nói chung, chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng; trong đó, cùng với việc tiếp tục bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm là yêu cầu về bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên, với những quy định hết sức cụ thể.

Để triển khai thực hiện điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45 Luật Tổ chức TAND năm 2014, ngày 12/4/2016, TAND tối cao ban hành Công văn số 99/TANDTC-PC về triển khai thực hiện việc tổ chức Tòa GĐ & NCTN.

Theo đó, Tòa GĐ & NCTN được tổ chức ở TAND cấp huyện và tương đương, TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và TAND cấp cao. Đây là một trong các Tòa chuyên trách thuộc TAND, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của TAND tối cao quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Việc tổ chức Tòa GĐ & NCTN ở TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện được căn cứ vào yêu cầu công việc và thực tế xét xử của mỗi Tòa án; căn cứ vào biên chế đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký của từng Tòa án và do Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định.

Tại Công văn này, Chánh án TAND tối cao chỉ đạo các Tòa án cần chủ động xây dựng Quy chế phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phúc lợi xã hội, cơ quan y tế, giáo dục ở trung ương và địa phương để phối hợp với Tòa án giải quyết tốt các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ &

NCTN. Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đặc biệt là về công tác nhân sự và cơ sở vật chất để tổ chức Tòa GĐ & NCTN, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. Tòa GĐ & NCTN ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình Tòa chuyên trách nên nhân sự cũng bao gồm các Thẩm phán và Thư ký Tòa án. Đội ngũ lãnh đạo bao gồm Chánh Tòa và các Phó Chánh tòa.

* Trình tự, thủ tục thành lập Tòa GĐ & NCTN

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-CA về trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách như sau:

- Chuẩn bị tổ chức Tòa GĐ & NCTN

Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào các điều kiện tổ chức, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa GĐ & NCTN tại TAND

tỉnh, huyện và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa GĐ & NCTN tại TAND tỉnh, huyện và các tòa tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Về hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa GĐ & NCTN

+ Thứ nhất, đề án tổ chức tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Trong đó nêu rõ sự cần thiết tổ chức Tòa này, cơ sở của việc đề xuất, số lượng Tòa cần tổ chức, tên các Tòa, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương án tổ chức nhân sự và đề xuất về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của từng Tòa. Đề án phải được Ban cán sự đảng TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, biểu quyết thông qua;

+ Thứ hai, văn bản đề nghị tổ chức tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

+ Thứ ba, hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa GĐ & NCTN được gửi cho TAND tối cao (thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).

- Về thời hạn xem xét tổ chức Tòa GĐ & NCTN

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức - Cán bộ TAND tối cao phải xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách; Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tờ trình Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa GĐ &

NCTN. Trường hợp Chánh án TAND tối cao quyết định không tổ chức Tòa này tại TAND cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương thì Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo bằng văn bản cho TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa này biết.

Theo trình tự này, thực hiện Luật tổ chức TAND năm 2014, Tòa GĐ &

NCTN được thành lập tại hai địa phương đầu tiên là thành phố Hồ Chí Minh

vào tháng 3 năm 2016 và Đồng Tháp vào tháng 8 năm 2017. Tính đến nay, Tòa GĐ & NCTN đã được thành lập tại 03 TAND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và tại 38 TAND cấp tỉnh. Chưa có TAND cấp huyện nào thành lập Tòa GĐ & NCTN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức và hoạt động của toà gia đình và người chưa thành niên theo luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 từ thực tiễn tỉnh thanh hoá (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w