Giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức và hoạt động của toà gia đình và người chưa thành niên theo luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 từ thực tiễn tỉnh thanh hoá (Trang 33 - 37)

1.3. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam 21 1. Vị trí của Tòa gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống Tòa án

1.3.3. Các quy định về hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên

1.3.3.1. Giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi

Người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý là người luôn ở trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, suy nhược về tinh thần và thể chất, rối loạn tâm thần và hành vi do tác động bởi hành vi phạm tội gây ra.

Người cần có sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác là người có hoàn cảnh không bình thường (như: mồ côi, cha mẹ ly hôn, hay bị bạo hành, có cha mẹ nghiện rượu, ma túy, vi phạm pháp luật...) dẫn đến bị thiếu thốn về vật chất, tinh thần, không có nơi ở, bỏ học hoặc không được đi học như những người dưới 18 tuổi khác.

Pháp luật cũng có quy định cụ thể về những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ & NCTN xét xử tại Phòng xử án hình sự và những vụ việc xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.

Theo đó, những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ & NCTN xét xử tại Phòng xử án hình sự bao gồm:

- Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng;

- Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171, 248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự;

- Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuổi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị

hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.

Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ & NCTN xét xử tại Phòng xét xử thân thiện bao gồm:

- Những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ & NCTN nếu không thuộc trường hợp quy định nêu trên thì xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.

- Đối với các Tòa án chưa có Phòng xét xử thân thiện thì khi xét xử các vụ án, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

Khi giải quyết vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán là người có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi hoặc đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học,

khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi; có 01 Hội thẩm là giáo viên, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.

* Quy định về phòng xử án thân thiện, phòng hòa giải và các phòng chức

năng:

Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án TAND tối cao quy định về phòng xử án. Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của TAND (không mặc áo choàng).

Việc tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án TAND tối cao ban hành Quy chế tổ chức phiên tòa.

Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật TTHS.

Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh.

Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng. Ngoài ra, phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa GĐ & NCTN phải bảo đảm các quy định chung về phòng xử án (Điều 6 Thông tư 01/2017).

Phòng xử án được trang bị rèm che hoặc màn che có thể gấp gọn để chắn, không cho nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên nhìn thấy bị can, bị cáo. Các trang thiết bị để thu phát việc lấy lời khai của trẻ em, người chưa thành niên trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa gồm: Màn hình ti vi, máy tính hoặc thiết bị phát video được kết nối với màn hình ti vi; loa có điều khiển từ xa để điều chỉnh âm lượng; thiết bị âm thanh, ghi hình, mạng Internet, mạng truyền hình trực tuyến và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác xét xử;

máy điều hòa không khí.

Phòng hòa giải thiết kế với nền tường màu xanh, treo tranh, ảnh về thiên nhiên, con người và được bố trí bàn hình tròn hoặc hình bầu dục.

Phòng chờ có thể sử dụng nhằm một số mục đích như tạo không gian riêng tư, thân thiện để trẻ em và người chưa thành niên cùng cha mẹ, người giám hộ, người lớn đi kèm ngồi chờ khi ở Tòa án, để trẻ em, người chưa thành niên tạm nghỉ khi thấy căng thẳng, không khỏe hay cần nghỉ ngơi trong quá trình xét xử, cung cấp lời khai trước tòa, để được cha mẹ, chuyên gia tâm lý hoặc cán bộ xã hội an ủi, khích lệ. Trường hợp sử dụng thiết bị cầu truyền hình, trẻ em, người chưa thành niên có thể ngồi tại phòng chờ để khai báo và việc lấy lời khai được ghi hình và truyền trực tiếp đến phòng xử án.

Phòng chờ cho trẻ em được sơn màu trắng, thân thiện và trang trí không gian ấm áp và yên tĩnh cho trẻ. Cần lưu ý phòng này dành cho trẻ em và người chưa thành niên ở mọi độ tuổi, do đó, không nên trang trí theo hướng quá thân thiện với trẻ nhỏ.

Phòng chờ nên có đồ chơi, trò chơi và sách cho trẻ em và người chưa thành niên, bao gồm sách tô màu, bút màu, búp bê, tạp chí, máy tính bảng có các trò chơi, video…

Phòng chờ có thể có một số trang thiết bị như ghế sofa, bàn tròn nhỏ theo kích cỡ cho trẻ em và ghế; hình và áp phích nhiều màu được vẽ, dán trên tường;

rèm cửa sổ, thảm sàn nhà nhiều màu sắc; tủ, kệ hoặc hộp đồ chơi, trò chơi và sách; máy tính bảng có các trò chơi và phim dành cho trẻ em, người chưa thành niên ở nhiều độ tuổi khác nhau; tủ lạnh; bộ sơ cứu cơ bản và điều hòa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức và hoạt động của toà gia đình và người chưa thành niên theo luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 từ thực tiễn tỉnh thanh hoá (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w