1.3. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam 21 1. Vị trí của Tòa gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống Tòa án
1.3.3. Các quy định về hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên
1.3.3.3. Giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 33 Kết luận chương 1
Quy định tại Điều 28 Bộ luật TTDS năm 2015, sửa đổi, bổ sung những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án so với Điều 27 Bộ luật TTDS cũ. Trong đó, bổ sung quan hệ tranh chấp Chia tài sản sau khi ly hôn, Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật; đồng thời điều luật cũng xác định rõ khi có quy định của pháp luật khác xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc cơ quan khác thì Tòa án không thụ lý, giải quyết. Quy định tại Điều 29 Bộ luật TTDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án so với Điều 28 Bộ luật TTDS cũ. Trong đó, bổ sung yêu cầu về Công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 84 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định từ Điều 92 đến Điều 102 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; yêu cầu xác định cha
mẹ cho con hoặc con cho cha mẹ theo quy định từ Điều 89 đến Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; đồng thời điều luật cũng xác định rõ khi có quy định của pháp luật khác xác định thẩm quyền giải quyết các việc hôn nhân và gia đình thuộc cơ quan khác thì Tòa án không thụ lý, giải quyết.Về thẩm quyền của TAND: So với Điều 33 Bộ luật TTDS cũ, Điều 35 Bộ luật TTDS năm 2015 bổ sung thẩm quyền của TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cũng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam theo quy định của Bộ luật TTDS và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, cần chú ý quy định mới bổ sung tại khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều
38 Bộ luật TTDS 2015 về thẩm quyền của Tòa GĐ & NCTN tại TAND địa
phương.
Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa GĐ & NCTN được quy định tại Điều 28 Bộ luật TTDS năm 2015.
Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa GĐ & NCTN được quy định Điều 29 Bộ luật TTDS năm 2015. Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình tại Tòa GĐ & NCTN được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Kết luận chương 1
Theo yêu cầu Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, trong bộ máy Nhà nước ta, TAND có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân. Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Tòa GĐ & NCTN được thành lập như là một tất yếu khách quan và nhu cầu thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên và các vụ án về hôn nhân và gia đình. Chương 1của luận văn tập trung làm rõ các nội dung lý luận liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa GĐ & NCTN, theo đó, nội dung chương đã phân tích các khái niệm công cụ như gia đình, người chưa thành niên… các quan điểm về tổ chức, hoạt động của Tòa GĐ & NCTN. Đồng thời, nội dung chương cũng đã giới thiệu về một số mô hình của Tòa GĐ & NCTN trên thế giới để làm căn cứ so sánh, đánh giá thực tiễn tại Việt Nam.
Chương 2