NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

Một phần của tài liệu GIAO AN 4TUAN 25262720121013KNSCKTGTTKNLHQ (Trang 23 - 26)

- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Chuẩn bị chung: Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.

- Chuẩn bị theo nhóm: Nhiệt kế, ba chiếc cốc III/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/ KTBC: Anh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 1) Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?

2) Anh sáng không thích hợp sẽ hại cho mắt như thế nào?

- Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Muốn biết một vật nóng hay lạnh, ta làm gì?

- Muốn biết một vật nào đó nóng hay lạnh, ta có thể dựa vào cảm giác. Nhưng nếu vật đó quá nóng mà chúng ta sờ vào thì sẽ bị hỏng tay. Vậy để biết chính xác nhiệt độ của vật, ta dùng nhiệt kế để đo. Tiết học hôm nay, thầy sẽ giới thiệu với các em một loại nhiệt kế, cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng, lạnh

- Các em hãy kế tên một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày?

- Yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK/100 và đọc nội dung dưới mỗi hình.

- Trong 3 cốc nước trong hình vẽ thì cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?

- GV: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.

Kết luận: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác, điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật.

hs trả lời

1)Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, khi đi ngoài nắng các em cần đội nón rộng vành, mang kính râm, tránh ánh sáng của đèn pin, laze… chiếu vào mắt 2) Anh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt. Anh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, ti vi cũng làm hại mắt.

- Ta có thể sờ vào.

- Lắng nghe

+ Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi canh đang nóng, bàn ủi đang ủi đồ…

+ vật lạnh: Nước đá, đồ trong tủ lạnh…

- Quan sát và đọc: a) cốc nước nguội, b) cốc nước nóng; c) cốc nước có nước đá.

- Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b - Lắng nghe

- Trong hình 1, cốc nào có nhiệt độ cao nhất?

Cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?

Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản - YC hs quan sát hình 2 và nêu công dụng của loại nhiệt kế tương ứng.

- Giới thiệu: Để đo nhiệt độ của vật, ta sử dụng nhiệt kế. Hình 2a là nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b là nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí

- Cầm nhiệt kế cho cả lớp quan sát: Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân (một chất lỏng óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại, sau thời gian ta lấy ra thì mức ngừng lại đó chính là nhiệt độ của vật. Khi đọc, các em nhớ là nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông gốc với nhiệt kế.

- YC hs quan sát hình 3 SGK/101, sau đó gọi hs đọc nhiệt độ ở hai nhiệt kế.

- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu?

- Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?

- Gọi 1 hs lên bảng, Gv vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống, sau đó đặt nhiệt kế vào nách và kẹp cánh tay lại . Khoảng 5 phút lấy nhiệt độ ra.

- Nhiệt độ của cơ thể người lúc khỏe mạnh khoảng 37 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức 37 độ C thì đó là dấu hiệu của cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa trị.

 Thực hành đo nhiệt độ

- YC hs thực hành trong nhóm 6 đo nhiệt độ của cơ thể bạn và 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.

- Gọi hs đọc nhiệt độ và đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm

C/ Củng cố, dặn dò:

- Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước có nước đá có nhiệt độ thấp nhất.

- hình 2a: nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí - Lắng nghe

- Đọc: nhiệt độ là 30 độ C - 100 độ C

- 0 độ C

- 1 hs lên bảng thực hiện - 1 hs đọc to trước lớp 37 độ C - HS lắng nghe

- Chia nhóm thực hành đo, ghi lại kết quả

- Đọc kết quả đo

- Vài hs đọc trước lớp

- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/101

- Nên có nhiệt kế ở nhà để đo nhiệt độ của cơ thể khi cần thiết.

- Bài sau: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt)

Môn: TOÁN

Tiết 124: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ I/ Mục tiêu:

Biết cách giải các bài toán dạng: Tìm phn số của một số.

Bài tập cần làm bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá giỏi.

II/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/ Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC bài học B/ Bài mới:

1) Giới thiệu cách tìm phân số của một số a) Nhắc lại bài toán tìm một phần mấy của một số.

- Nêu câu hỏi: 3 1

của 12 quả cam là mấy quả cam?

b) Nêu bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi 3

2

số cam trong rổ là bao nhiêu quả cam?

- YC hs quan sát hình minh họa trong SGK + 3

2

số quả cam trong rổ như thế nào so với 3

1

số cam trong rổ?

+ Ta tìm 3 2

số cam trong rổ bằng cách nào?

- Ghi bảng: 3 1

số cam trong rổ là: 12 : 3 = 4 (quả)

3 2

số cam trong rổ là: 4 x 2 = 8 (quả)

- Vậy 3 2

của 12 quả cam là bao nhiêu quả?

- Ta tìm 3 2

số cam trong rổ bằng cách nào?

- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp

- Muốn tìm 3 2

của số 12 Ta làm sao?

- Lắng nghe

- 3 1

của 12 quả cam là: 12 : 3 = 4 (quả)

- Lắng nghe - Quan sát - 3

2

số quả cam trong rổ gấp đôi 3 1

số cam trong rổ

- Trước tiên ta tìm 3 1

số cam trong rổ, sau đó tìm 3

2

số cam trong rổ.

- Theo dõi

- Là 8 quả

- Ta lấy 12 nhân với 3 2

- 1 hs lên bảng thực hiện 3

2

số cam trong rổ là:

12 x 3 8 2 

(quả)

- YC hs lên bảng thực hiện : Tìm 3/5 của 15, tìm 3

2

của 18

2) Thực hành:

Bài 1: Gọi hs đọc đề bài

- Áp dụng bài mẫu, các em tự làm bài (gọi 1 hs lên bảng thực hiện)

Bài 2: Gọi hs đọc đề bài

- Muốn tính chiều rộng của sân trường ta làm sao?

- YC hs tự làm bài

*Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - YC hs tự làm bài

- Yc hs đổi vở nhau kiểm tra C/ Củng cố, dặn dò:

- Muốn tìm 2/6 của 18 ta làm sao?

- Về nhà xem lại bài

- Bài sau: Phép chia phân số

Đáp số: 8 quả cam - Ta lấy số 12 nhân với 3

2

- HS thực hiện 15 x 5 9

3

18 x 3 12 2

- 1 hs đọc đề bài - Tự làm bài

Số hs xếp loại khá của lớ đó là:

35 x 5 21 3

(học sinh) Đáp số: 21 hs khá - 1 hs đọc to trước lớp

- Ta lấy chiều dài nhân với 5/6 - Tự làm bài

Chiều rộng của sân trường là:

120 x 6 100 5

(m) Đáp số: 100 m - 1 hs đọc đề bài

- Tự làm bài

Số hs nữ của lớp 4A là:

16 x 8 18 9 

(học sinh) Đáp số: 18 học sinh - Đổi vở nhau kiểm tra

- Ta lấy 18 x 6 2 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Một phần của tài liệu GIAO AN 4TUAN 25262720121013KNSCKTGTTKNLHQ (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w