Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
3.1.2. Đặc điểm giải phẫu
Rễ
Vi phẫu cắt ngang hình tròn chia làm 2 vùng rõ rệt, vùng vỏ bên ngoài chiếm 2/3 bán kính vi phẫu và vùng trung trụ bên trong chiếm 1/3 bán kính vi phẫu (Hình 3.14).
Vùng vỏ: Ngoài cùng là lớp biểu bì. Tiếp theo là nhu mô vỏ gồm 3 vùng: vùng nhu mô vỏ ngoài có 2 - 3 lớp tế bào hình đa giác xếp lộn xộn và khít nhau, vùng nhu mô vỏ giữa gồm các tế bào xếp nối tiếp thành tia hướng tâm, có khoảng trống lớn giữa các tia giúp rễ chứa khí, vùng nhu mô vỏ trong gồm 4 – 5 lớp tế bào hình tròn hay bầu dục xếp thành vòng tròn đồng tâm có những khuyết nhỏ ở góc giữa các tế bào. Trong cùng của phần vỏ là lớp tế bào nội bì hình đa giác với đai Caspary (Hình 3.14).
Hình 3.12. Hạt phấn
Hình 3.13. Bầu noãn cắt ngang
Vùng trung trụ: Trụ bì là một lớp tế bào hình đa giác, xen kẽ nội bì. Libe và gỗ ngay sát dưới lớp trụ bì, gồm 14 – 18 bó libe và 14 – 18 bó gỗ xếp xen kẽ nhau tạo thành vòng tròn. Bó libe từng cụm nhỏ hình bầu dục, tế bào hình đa giác, không đều, phân hoá hướng tâm. Bó gỗ có đỉnh tiếp xúc trụ bì, gồm 3 – 6 tế bào hình đa giác, không đều, phân hoá hướng tâm. Nhu mô mềm tủy với các tế bào hình đa giác, xếp khít nhau. Có khoảng 7 – 10 mạch hậu mộc hình gần tròn hay bầu dục trong vùng tủy (Hình 3.14).
Căn hành
Vi phẫu của căn hành Lục bình rất giống cấu trúc thân cây một lá mầm. Bao bên ngoài là lớp biểu bì có tầng cutin mỏng. Tiếp theo là các tế bào mô mềm vỏ xếp khít nhau gồm 4 – 5 lớp. Bên trong là các tế bào đa giác xếp chừa các khuyết lớn chứa khí, tế bào hình đa giác có kích thước khác nhau. Trong mô mềm vỏ có nhiều bó dẫn. Tinh thể calci oxalat hình kim và hình lăng trụ rải rác trong mô mềm. Trong cùng là phần trụ với nhiều bó mạch nằm rải rác (Hình 3.15).
Lá
Phiến lá: Vi phẫu cắt ngang phiến lá Lục bình có hai lớp biểu bì trên và dưới song song nhau, lớp cutin ở biểu bì dưới mỏng hơn ở biểu bì trên, cả hai lớp biểu bì đều có lỗ khí. Ở biểu bì dưới, tế bào hình đa giác xếp khít nhau và nhỏ hơn so với biểu bì trên. Dưới biểu bì trên là lớp mô giậu gồm những tế bào dài và hẹp. Giữa phiến lá là mô mềm khuyết với nhiều khuyết to. Lớp mô khuyết ở trên biểu bì dưới tương đối mỏng, gồm các tế bào ngắn. Các bó mạch với ít gỗ ở dưới, libe ở trên và có vòng tế bào mô mềm bao quanh, giữa hai bó mạch liền kề là khuyết (Hình 3.16).
Cuống lá: Vi phẫu cắt ngang cuống lá có hình bầu dục. Tế bào biểu bì hình đa giác, xếp khít nhau. Các tế bào mô mềm có hình gần tròn, kích thước khác nhau. Có nhiều bó libe gỗ rải rác, các bó libe gỗ nhỏ hơn ở gần mép cuống lá. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim xếp rải rác trong mô mềm. Cuống lá Lục bình có nhiều khoang khí lớn với các tế bào tẩm gỗ mỏng. Đặc biệt ở phần giữa chỗ phình to của cuống lá có rất nhiều khoang khí rộng giúp cây nổi được trong môi trường nước (Hình 3.17).
Rễ ở môi trường nước đứng
Một phần vi phẫu rễ
Nhu mô vỏ giữa Nhu mô vỏ ngoài
Nhu mô vỏ trong
Vùng trung trụ ở rễ
Nội bì
Libe
Gỗ
Nhu mô tủy Trụ bì
Mạch hậu mộc
Hình 3.14. Vi phẫu rễ Lục bình
Rễ ở môi trường nước chảy
b) Môi trường nước chảy a) Môi trường nước đứng
Hình 3.15. Một phần vi phẫu căn hành ở các môi trường sống khác nhau
Một phần vi phẫu căn hành
Biểu bì Mô mềm vỏ
Mô mềm tủy
Gỗ Libe
Hình 3.16. Vi phẫu căn hành Tinh thể
hình kim Tinh
thể hình lăng trụ Biểu bì
Mô cứng
Lỗ khí
phẫu phiến lá b) Môi trường nước chảy
Biểu bì trên Mô giậu trên
Biểu bì dưới Libe
Gỗ
Vòng bao bó mạch a)
M ôi trư ờn g nư ớc đứ ng
Hình 3.18. Một phần vi phẫu cuống lá Libe
Gỗ
Bó dẫn
Mô mềm
Khuyết
Nhận xét:
a) Môi trường nước đứng
b) Môi trường nước chảy
Hình 3.19. Một phần vi phẫu phần phình cuống lá
Qua khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu, xác định tên khoa học của Lục bình là Eichhornia crassipes (Mart.) Solms. Từ các đặc điểm đặc trưng của loài, có thể nhận biết chính xác và phân biệt với các loài dược liệu khác, giúp tránh nhầm lẫn khi thu hái và sử dụng.
Về đặc điểm hình thái: Lục bình ở môi trường nước đứng không khác gì nhiều so với cây ở môi trường nước chảy. Tùy vào lượng dinh dưỡng của môi trường mà cây có kích thước khác nhau, môi trường dinh dưỡng càng nhiều thì cây càng phát triển nhanh và lớn. Đặc biệt, cuống lá của những cây sống ở nơi nước đứng thường xốp hơn so với cây ở môi trường nước đứng.
Về đặc điểm giải phẫu: Quan sát vi phẫu từ các mẫu cây thu ở môi trường nước đứng và môi trường nước chảy cho thấy không có sự khác biệt đáng kể, phiến lá của cây ở môi trường nước chảy thường có mô giậu kém phát triển và nhiều khuyết hơn so với phiến lá của cây ở môi trường nước đứng. Phần phình cuống lá của cây ở môi trường nước đứng có nhiều tế bào hóa mô cứng.