CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
3.3. Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm
Nhiệm vụ lớn nhất của quản lý chất lượng sản phẩm là chuyển hình thái kiểm tra từ kiểm nghiệm sau sản xuất sang việc kế hoạch hóa và phân tích trước khi sản xuất để phát hiện kịp thời những bất hợp lý của mẫu thiết kế, của các nghiệm vụ cụ thể trong các công đoạn công nghệ nhằm loại trừ các nguyên nhân gây ra các khuyết tật, phế phẩm có thể xảy ra trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Trước khi sản xuất, việc tìm ra và loại trừ các nguyên nhân gây ra khuyết tật, phế phẩm…là biện pháp hoàn toàn chủ động, hữu hiệu và kinh tế nhất trong sản xuất và tiêu dùng.
Các công đoạn của quản trị chất lượng sản phẩm
Xây dựng chương trình quản trị chất lượng, kế hoạch hóa việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xác định một chính sách hợp lý trên cơ sở những nhu cầu và khả năng của xã hội đối với từng loại sản phẩm riêng biệt.
Khả năng xã hội ở đây bao gồm:
- Đường lối chính sách kinh tế, đặc biệt là các chương trình và chính sách chất lượng.
- Mức sống, trình độ văn hóa của người dân.
- Trình độ chuyên môn, lành nghề của đội ngũ cán bộ quản trị và cán bộ khoa học kỹ
70 thuật.
- Thực trạng kỹ thuật công nghệ và khả năng cải tiến, đổi mới công nghệ.
- Tình hình cung ứng vật tư, kỹ thuật, năng lượng, dịch vụ - Khả năng về nhu cầu và chất lượng của thị trường
- Nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp về quản trị chất lượng.
Thiết kế sản phẩm và triển khai các phương án sản xuất thử, hiệu chỉnh, sản xuất hàng loạt những sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu.
Tổ chức hệ thống ngăn ngừa các sai phạm và kiểm tra chất lượng từ những khâu đơn giản nhất đến khâu cuối cùng của sản xuất. Ngoài ra phải có mạng lưới và các biện pháp theo dõi chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng. Phải tìm cho được những nguyên nhân đưa đến phế phẩm, khuyết tật, chất lượng thấp và điều chỉnh kịp thời trong từng thời gian để tiến tới sản xuất không phế phẩm.
Theo dõi chất lượng và bảo quản hàng hóa trong lưu thông, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, giữ uy tín của nhà sản xuất đối với thị trường
Điều tra và dự đoán những nhu cầu phát sinh của thị trường, trưng cầu ý kiến khách hàng, nắm bắt đúng lúc nhu cầu thị trường để đề ra các phương án thiết kế sản phẩm phù hợp.
Xuất phát từ chu kỳ sống của sản phẩm, người ta phân chia quá trình quản lý chất lượng thành 4 phân hệ: thiết kế - sản xuất - lưu thông - sử dụng (hoặc 3 phân hệ chính trong đó không có lưu thông vì người ta mong muốn thời gian lưu thông càng ngắn càng tốt với mục đích phấn đấu hạ giá thành bằng cách giảm tối đa ứ đọng vốn, tăng nhanh chu chuyển vốn). Lý do chính của việc chia ra các phân hệ này là quản lý chất lượng cần đề ra các quy tắc thủ tục hợp lý, hợp pháp để dựa trên đó để tiến hành thực hiện và kiểm tra.
3.3.1. Quản lý chất lượng trong thiết kế.
Do tính biến động của thị trường, nhu cầu xã hội thay đổi và ngày càng tăng lên, việc thiết kế sản phẩm mới là điều tất yếu phải đặt ra.
Mục đích cơ bản của phân hệ này là : căn cứ vào những thông tin thu thập được từ thị trường, phán đoán xu thế tiêu dùng của mỗi vùng, mỗi nước (nếu có kế hoạch xuất khẩu ) để đề xuất và thiết kế những sản phẩm mới có hàm lượng khoa học và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu trong tương lai.
Các nhiệm vụ của phân hệ:
- Thiết kế sản phẩm thỏa mãn 2 yêu cầu là chất lượng cao phù hợp với thị trường và chi phí xã hội thấp nhất.
- Tập hợp các chuyên gia giỏi hoàn thiện các tài liệu về thiết kế, chọn công nghệ sản xuất thử, và tiến hành sản xuất thử
- Phân tích chất lượng thực tế của sản phẩm sản xuất thử, so sánh với tài liệu gốc (thiết kế hoặc tiêu chuẩn), trưng cầu ý kiến khách hàng khi dùng thử, sửa đổi những yêu
71 cầu về chất lượng nếu cần.
- Kế hoạch hóa về sản xuất hàng loạt (vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị…) nếu xét thấy triển vọng hữu hiệu của sản phẩm mới.
- Đưa ra các phương án bao gói, nhãn, kho chứa và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu bao gồm:
- Chỉ tiêu tổng hợp (hàm lượng khoa học, tính kinh tế, giá thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh,…) rút ra từ các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ và chất lượng sản phẩm sản xuất thử.
- Hệ số khuyết tật của sản phẩm chế thử và chất lượng các biện pháp điều chỉnh khắc phục.v.v.
3.3.2. Quản lý chất lượng trong sản xuất.
Mục đích cơ bản của phân hệ này là khai thác một cách có hiệu quả nhất các thiết bị và quy trình công nghệ đã lựa chọn để sản xuất các sản phẩm có mức chất lượng xác định phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Những nhiệm vụ chủ yếu:
- Cung ứng vật liệu đúng thời điểm, đúng chất lượng
- Kiểm tra chất lượng từng nguyên công của quy trình công nghệ. Quy định chi tiết các thao tác từng nguyên công.
- Kiểm tra chất lượng các nguyên công lắp ráp - Kiểm tra định kỳ các dụng cụ đo và kiểm tra
- Kiểm tra thường xuyên phần kỹ thuật công nghệ, chất lượng lao động.
- Hạch toán trong sản xuất
Các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá bao gồm:
- Chỉ tiêu chất lượng của chi tiết (thành phần cấu tạo) và thành phẩm (độ tin cậy, tuổi thọ, tính thẩm mỹ…)
- Chỉ tiêu chất lượng về tình trạng kỷ luật lao động trong bộ phận sản xuất và nhất là bộ phận hành chính.
- Các chỉ tiêu chất lượng quản trị của lãnh đạo
- Chỉ tiêu tổn thất kinh tế so sai phạm kỹ thuật, tổ chức lao động, quản trị sinh ra (biểu thị bằng tỷ lệ sản phẩm chấp nhận, tỷ lệ phế phẩm…)
- Tỷ lệ sản phẩm chấp nhận hay mức phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng trong phân hệ này.
3.3.3. Quản lý chất lượng trong phân phối
Mục đích cơ bản của phân hệ này là tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường đến tay người tiêu dùng, là quá trình biến sản phẩm thành hàng hóa.
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu thị trường để dự báo thị phần, trên cơ sở đó dự báo cơ cấu và danh mục mặt hàng hợp lý, tiệm cận với nhu cầu thị trường.
72 - Thuyết minh đầy đủ những thuộc tính và điều kiện sử dụng thông qua quảng cáo, bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy chế bảo quản, tổ chức mạng lưới tiêu thụ.
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, hiệu chỉnh bao bì nếu cần.
- Phản ánh biến động thị trường để hiệu chỉnh sản xuất.
Các chỉ tiêu chất lượng bao gồm: độ tin cậy, tuổi thọ, trình độ chất lượng, và chất lượng toàn phần. Tùy theo mỗi nhóm sản phẩm, độ tin cậy và tuổi thọ được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau: độ chắc chắn không hỏng hóc, thời gian hỏng hóc, thời gian hỏng hóc 1 lần, thời gian bảo hành và sửa chữa bảo hành, tính an toàn khi sử dụng, giá trị dinh dưỡng và cảm quan (thực phẩm )
3.3.4. Quản lý chất lượng trong tiêu dùng
Mục đích cơ bản: khai thác tối đa giá trị sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu với những chi phí sử dụng thấp nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu:
- Đề xuất những chính sách tác động đến sản xuất để tạo ra một danh mục mặt hàng hợp lý tiệm cận với nhu cầu
- Thuyết minh đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, xây dựng quy chế bảo hành, tổ chức mạng lưới bảo hành, bảo dưỡng hợp lý cho người tiêu dùng, quảng cáo hàng hóa
- Kiến nghị lượng và chủng loại phụ tùng thay thế thần phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu, sử dụng thiết bị, máy móc, tổ chức mạng lưới trực tiếp ( tránh những đại lý trung gian) để hàng hóa đưa vào thị trường nhanh chóng, đúng thời cơ.
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Các chỉ tiêu chất lượng:
Tương tự như đối với phân hệ lưu thông phân phối các chỉ tiêu chất lượng cần chú ý là độ tin cậy, tuổi thọ, trình độ chất lượng và chất lượng toàn phần.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG
Câu 1. Quản lý chất lượng là gì? Hãy trình bày chu trình quản lý trong quản lý chất lượng?
Câu 2. Trình bầy bản chất của quản trị chất lượng.
Câu 3. Hãy nêu và phân tích các nguyên tắc của quản lý chất lượng?
Câu 4. Hãy trình bày các mục tiêu của quản trị chất lượng và các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu trong các công đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm.
Câu 5. Tại sao trong quản trị chất lượng cần phải có các nguyên tắc?
Câu 6. Trình bày các chức năng của quản trị chất lượng.
Câu 7. Trình bày các nguyên tắc của quản trị chất lượng.
73 Câu 8. Tại sao nói “ Quản trị chất lượng là quản trị của mọi quản trị”
BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG
Câu 1. Trước sự cạnh tranh như vũ bão của hàng Nhật, các nhà sản xuất Mỹ hô hào: “Khỏch hàng là thượng đế”. Ishikawa chõm biếm: “đỳng là thượng ủế nhưng cũng có nhiều thượng đế mù quáng”. Thực ra người Nhật đã từng thực hiện “Khách hàng là thượng đế” nhưng giải pháp về quản trị chất lượng toàn bộ (TQM) lấy tôn trọng con người làm gốc thì không đặt người tiêu thụ trước công nhân, không đặt công nhân trước xã hội. Hạnh phúc của công nhân phải đi trước, nhưng hạnh phúc đó phải gắn liền với phục vụ người tiêu dùng.
Giả sử một số nhà doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ nhận thấy việc kinh doanh máy cày ở Việt Nam có triển vọng to lớn. Xuất phát từ những quan niệm khác nhau, có thể người Nhật tranh thủ xuất khẩu những máy cày cỡ nhỏ, có thể cày ở cả đồng khô lẫn đồng nước, còn người Mỹ chắc là sẽ đưa vào những máy cày cỡ lớn, năng suất cao và thích hợp cho những cánh đồng diện tích lớn.
Câu hỏi:
1. Sản phẩm của đối thủ nào (Nhật hay Mỹ sẽ được người nông dân VN ưa thích? Tại sao?
2. Loại máy nào phù hợp với thực tế đồng ruộng Việt Nam và thu nhập của người nông dân Việt Nam dù là của Mỹ hay Nhật? Tại sao?
3. Doanh nghiệp nước nào thực sự coi khách hàng là thượng đế? Tại sao?
Câu 2. Nhiều nhà nghiên cứu chất lượng trên thế giới đều đồng nhất với nhau:
Quản trị chất lượng là một tiến trình không bao giờ dừng, dựa trên thực nghiệm, học hỏi và điều chỉnh, giáo dục.
Ishikawa cho rằng: Giáo dục về quản trị chất lượng không thể dừng ở một vài lớp học, một vài tuần lễ thực hành do một số chuyên viên đảm trách mà phải là sự giáo dục và tự giáo dục liên tục, toàn diện và thực sự trải rộng từ trên xuống dưới, từ dưới ngược lên.
Sai lầm lớn nhất là giỏo dục chỉ nhằm ủối tượng cụng nhõn lớp dưới mà khụng chú trọng gì đến các tầng lớp quản lý và lãnh đạo cấp trên. Ông ta nhắc đi nhắc lại Giáo dục chứ không phải là đào tạo và phân biệt Giáo dục là vun xới những gì đã có sẵn còn đào tạo là gieo trồng trên một vườn hoang.
đây là quan điểm chính ông đã dùng để công kích phương pháp tổ chức lao động của Taylor - Phân chia công việc theo từng khâu để dễ kiểm soát, đẻ ra chuyên viên chất lượng, chuyên viên về sản xuất, dùng người này kiểm soát người kia.
74 Vậy lý do sâu xa là ở chỗ nào?
Câu hỏi:
1) Phương pháp Taylo có thể nâng cao năng suất lao động trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài và nhất là hiện nay thì khả năng giảm đi. Hãy nên lý do tại sao?
2) Thực chất Giáo dục theo Ishikawa là gì? (Hiểu khái niệm vun xới những gì đã có sắn như thế nào?) Tại sao giáo dục phải chú ý đến cả từ Lãnh đạo, các cấp quản lý đến nhân viên và công nhân?
75 CHƯƠNG 4
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Mục đích của chương: Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, sinh viên cần nắm được:
- Hệ thống quản lý chất lượng và vai trò của nó trong quản lý chất lượng doanh nghiệp
- Các bộ phận của hệ thống quản lý chất lượng
- Một số hệ thống quản lý chất lượng như: Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM - total quality management), hệ thống quản lý chất lượng ISO của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ….