Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ rất cao dùng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume, tro bay và các vật liệu sẵn có ở việt nam (Trang 173 - 227)

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

5.6 ỨNG DỤNG VHSC TRÊN KẾT CẤU DẠNG DẦM

5.6.3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết quả thí nghiệm, tính toán giữa quan hệ tải trọng và độ võng của các dầm thí nghiệm được trình bày ở Hình 5.42. Các kết quả thu được cho thấy, dầm BTCT chế tạo bằng VHSC có ứng xử cơ học tương tự như trường hợp chế tạo bằng bê tông nặng thông thường, gồm các giai đoạn Hình 5.43

- Giai đoạn làm việc đàn hồi: quan hệ tải trọng – độ võng là tuyến tính. Thời điểm xuất hiện vết nứt tương ứng với thời điêm có sự thay đổi độ dốc đầu tiên của biểu đồ quan hệ tải trọng- độ võng.

- Giai đoạn làm việc sau nứt: trong giai đoạn này biểu đổ quan hệ tải trọng – độ võng thể hiện sự phi tuyến. Điểm thay đổi độ dốc lần thứ 2 ứng với thời điểm cốt thép bị chảy dẻo.

- Giai đoạn sau khi cốt thép bị chảy dẻo: giai đoạn này thể hiện sự làm việc của bê tông vùng nén. Trong giai đoạn này xác định được tải trọng cực hạn gây phá hoại hoàn toàn mẫu thí nghiệm.

Từ biểu đồ trên Hình 5.42 cho thấy, dầm BTCT sử dụng VHSC có khả năng chịu lực cao hơn so với dầm M80 (mẫu dầm đối chứng). Độ cứng của dầm BTCT chế tạo bằng VHSC cao hơn đáng kể so với mẫu dầm đối chứng, nhất là sau khi dầm xuất hiện vết nứt thể hiện qua việc cùng một giá trị tải trọng tác dụng thì độ võng trên 02 mẫu dầm VHSC nhỏ hơn so với độ võng của dầm đối chứng M80

Thời điểm chảy cốt thép, P

Thời điểm xuất hiện nứt, Pcr

Hình 5.42 Biểu đồ quan hệ tải trọng- độ Hình 5.43 Biểu đồ quan hệ tải trọng- độ võng của các mẫu thí nghiệm. võng của dầm 1- VHSC-M100

Kết quả giá trị ứng suất được trình bày trong Bảng 5.29:

Bảng 5.29 Các giá trị đặc trưng cho sự làm việc của các mẫu dầm

STT Tên dầm

1 Dầm 1– VHSC-M100

2 Dầm 2 – VHSC-M100-

BTCS

3 M80- Dầm III

Vai trò của cốt sợi phân tán.

Vai trò cốt sợi thép phân tán được thể hiện trong giai đoạn làm việc của bê tông vùng nén, sau khi cốt thép bị chảy dẻo. So với VHSC, khả năng chịu lực của vùng nén của VHSC-BTCS tăng đáng kể, góp phần làm tăng khả năng chịu lực của dầm BTCT điều này được thể hiện trong Hình 5.44.

Hình 5.44 Biểu đồ quan hệ tải trọng –độ võng của dầm khi có cốt sợi Biến dạng tương đối của bê tông

Biến dạng của bê tông vùng kéo và vùng nén tại tiết diện giữa nhịp của các dầm BTCT chế tạo bằng VHSC và VHSC-BTCS được trình bày trên các hình Hình 5.45, Hình 5.46. Các giá trị biến dạng cực hạn được trình bày trong Bảng 5.30:

Bảng 5.30 Các giá trị biến dạng tương đối của BT đặc trưng cho sự làm việc của dầm

STT

1 2

Có thể nhận thấy, với VHSC, biến dạng cực hạn của bê tông vùng nén cũng tương đồng với bê tông nặng thông thường (theo các tiêu chuẩn thiết kế BTCT như TCVN

5574-2012, biến dạng cực hạn của bê tông được lấy bằng 2,0 ‰). Với VHSC- BTCS, biến dạng cực hạn của bê tông vùng nén được cải thiện rõ rệt, tăng 63% so với VHSC. Điêu này được giải thích bằng sự có mặt của cốt sợi thép làm chậm lại sự phá hoại của bê tông vùng nén.

Dựa trên các nghiên cứu tính chất của hỗn hợp bê tông và VHSC, luận án rút ra một số kết luận sau:

- Phương pháp thiết kế thành phần bê tông dựa trên tối ưu hóa thành phần hạt hoàn toàn có thể chế tạo được bê tông có cường độ lớn hơn 100 MPa. Sử dụng công cụ toán quy hoạch thực nghiệm để tối ưu hóa thành phần bê tông có thể chế tạo được bê tông đạt 128 MPa. Ảnh hưởng lượng dùng CL và lượng dùng CKD thông qua tỷ lệ C/CL (X2) và CKD/CL (X1) đến cường độ nén VHSC ở tuổi 28 ngày (Y) tuân theo quy luật bậc 2: = 127,82+ 5,42 X1-2,24X2-8,249X12-3,306X22

- Trên hệ VHSC vai trò của phụ gia khoáng SF trong việc cải thiện cường độ VHSC đó là ở tuổi sớm ngày chủ hiệu ứng hóa học và ở tuổi muộn ngày đóng góp cường độ chủ yếu phụ thuộc vào vai trò điền đầy (vật lý) của SF. Trên hệ bê tông, đóng góp cải thiện cường độ của FA trên hệ VHSC chủ yếu do vai trò vật lý của FA và phản ứng puzơlanic của FA xảy ra ở tuổi muộn ≥ 28 ngày.

- Tồn tại hiệu ứng tương hỗ của tổ hợp SF- FA trong việc cải thiện tính công tác của HHBT, giảm co nội sinh trong bê tông và cải thiện cường độ BT. Sự tương hỗ mạnh nhất tại hàm lượng PGK sử dụng trong BT là 10%SF+20%FA cho hiệu ứng tương hỗ cường độ lớn nhất tăng 26% ở 90 ngày.

- VHSC có mức độ thấm ion clo rất thấp, khả năng chống thấm ion clo và chống ăn mòn cốt thép của VHSC lớn hơn nhiều so với bê tông HSC và bê tông thường.

Sự có mặt của sợi thép phân tán với hàm lượng 0-2.5% theo thể tích không làm thay đổi nhiều cường độ nén của bê tông nhưng cải thiện đáng kể cường độ uốn và độ bền dẻo dai của VHSC. Ứng xử cơ học của VHSC trên kết cấu dạng dầm tương tự như đối với bê tông thường gồm 3 giai đoạn: đàn hồi, làm việc sau nứt và chảy dẻo của cốt thép. Sự có mặt của cốt sợi thép phân tán góp phần cải thiện biến dạng tương đối của bê tông, biến dạng cực hạn của bê tông vùng nén đạt -3,6‰

6 KẾT LUẬN

Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được luận án đưa ra một số kết luận như sau:

1. Hoàn toàn có thể chế tạo được bê tông cường độ rất cao (VHSC) với cường độ nén

≥ 100 MPa, cường độ uốn ≥10 MPa (khi sử dụng cốt sợi thép hai đầu neo có chiều dài L30mm, đường kính sợi 1mm) từ tổ hợp phụ gia khoáng SF và FA kết hợp với các vật liệu sẵn có ở Việt Nam.

2. Tồn tại hiệu ứng tương hỗ của tổ hợp 10%SF kết hợp 20%FA cải thiện tính chất CKD và bê tông VHSC:

 Trên CKD, hiệu ứng tương hỗ của SF và FA làm tăng độ chảy và giảm độ nhớt hồ CKD. Đặc biệt sự kết hợp SF và FA góp phần làm tăng cường độ đá CKD lớn nhất 25,1% và phản ứng thủy hóa của XM xảy ra triệt để hơn thể hiện thông qua việc giảm hàm lượng CH và tạo sản phẩm C-S-H lớn hơn thông qua lượng nước liên kết tăng 19,5% ở 90 ngày.

 Trên bê tông, hiệu ứng tương hỗ của tổ hợp SF- FA góp phần tăng độ chảy HHBT, giảm co nội sinh ở tuổi sớm trong bê tông và cải thiện cường độ bê tông. Sự tương hỗ lớn nhất góp phần cải thiện cường độ bê tông đạt 26% ở 90 ngày.

3. Vai trò vật lý và hóa học của SF và FA góp phần cải thiện cường độ bê tông được đánh giá thông qua phụ gia trơ TiO2: Trên hệ chất kết dính và bê tông VHSC, vai trò SF cải thiện cường độ ở tuổi sớm ngày chủ yếu là do phản ứng hóa học của SF với sản phẩm thủy hóa của XM và ở tuổi muộn ngày chủ yếu là do hiệu quả vật lý điền đầy của SF. Đối với FA, hiệu quả cải thiện cường độ VHSC của FA chủ yếu do vai trò vật lý của FA ở tuổi sớm ngày và phản ứng puzơlanic của FA xảy ra ở tuổi muộn ≥ 28 ngày.

4. Sự có mặt của sợi thép phân tán (loại cốt sợi thép hai đầu neo có chiều dài L30mm, đường kính sợi 1mm) với hàm lượng 0-2,5% làm giảm tính công tác của HHBT, không làm thay đổi nhiều cường độ nén của bê tông nhưng cải thiện đáng kể cường độ uốn và độ bền dẻo dai của bê tông. Ứng xử cơ học của VHSC trên kết cấu dạng dầm tương tự như đối với bê tông thường gồm 3 giai đoạn: đàn hồi, làm việc sau nứt và chảy dẻo của cốt thép. Sự có mặt của cốt sợi thép phân tán góp phần cải

thiện biến dạng tương đối của BT, biến dạng cực hạn của BT vùng nén đạt -3,6‰.

Trên cơ sở kết quả thu được luận án đề xuất một số kiến nghị sau:

Nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện dưỡng hộ để nâng cao cường độ của bê tông.

Nghiên cứu đánh giá độ ứng xử cơ học VHSC trong các điều kiện tải trọng động: tải trọng gió, tải trọng kết cấu khác nhau.

7 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Tuyển tập các bài báo công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án trên các tạp chí khoa học chuyên ngành:

1. Lưu Văn Sáng , Phạm Hữu Hanh, Nguyễn Văn Tuấn (2019). Thiết kế thành phần bê tông cường độ rất cao sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng silica fume- tro bay và các vật liệu sẵn có ở Việt Nam; Tạp chí Xây dựng Việt Nam, Bộ Xây dựng; Số ISSN 0866-8762; Tháng 11 năm 2019

2. Lưu Văn Sáng , Phạm Hữu Hanh, Nguyễn Văn Tuấn (2019). Nghiên cứu một số tính chất bê tông cường độ rất cao sử dụng phụ gia khoáng silica fume và tro bay; Tạp chí Xây dựng Việt Nam, Bộ Xây dựng; Số ISBN 0866- 8762;

Tháng 11 năm 2019.

3. Lưu Văn Sáng, Phạm Hữu Hanh, Nguyễn Văn Tuấn (2020). Ảnh hưởng của silica fume và tro bay đến tính chất kết dính bê tông cường độ rất cao, Tạp chí Viện Vật liệu Xây dựng, số ISSN 1859-381X, tháng 1 năm 2020

8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Danh Đại (2005), Nghiên cứu chế tạo Microsilica từ tro trấu thay thế muội ôxit silic trong bê tông chất lượng cao, báo cáo Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.

2. Hội kỹ sư Nhật Bản (2015), Phụ gia hóa học cho bê tông, Sự bền vũng của kết cấu hạ tầng xây dựng- Vai trò và kinh nghiệm sử dụng phụ gia hóa học, phụ gia khoáng trong bê tông, Hà Nội, p. 238.

3. Nguyễn Công Thắng (2016), Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng phụ gia khoáng và vật liệu sẵn có ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Khoa Vật liệu Xây dựng, Đại học Xây dựng.

4. Nguyễn Công Thắng và cộng sự (2013), "Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng silica fume và xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng. 15, pp. 76-83.

5. Nguyễn Công Thắng và cộng sự (2013), Nghiên cứu chế tạo bê tông cốt sợi phân tán, chất lượng siêu cao sử dụng vật liệu sẵn có ở Việt Nam, Báo cáo đề tài khoa học cấp trường trọng điểm mã số: 115-2013/KHXD-TĐ, Đại học Xây dựng.

6. Nguyễn Lộc Kha (2012), Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học của bê tông cường độ siêu cao và ứng dụng trong kết cấu cầu, Luận án tiến sỹ kỹ thuật Đại học Giao thông vận tải.

7. Nguyễn Minh Tuyển (2004), Quy hoạch thực nghiệm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 263.

8. Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2012), Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng các phụ gia khoáng silica fume và xỉ lò cao nghiền mịn, Đề tài cấp Trường trọng điểm, Đại học Xây dựng.

9. Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2014), "Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ siêu cao với cường độ nén 200MPa sử dụng vật liệu sẵn có ở Việt Nam", Tạp chí xây dựng, Bộ xây dựng.

10. Phạm Duy Hữu (2008), Bê tông cường độ cao và chất lượng cao, Trường Đại học Giao thông vận tải, 150 p.

11. Phạm Duy Hữu (2011), Nghiên cứu công nghệ chế tạo bê tông có cường độ siêu cao ứng dụng trong kết cấu cầu và nhà cao tầng, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, B2010-04-130-TĐ.

12. Phạm Hữu Hanh (2008), Bài giảng bê tông chất lượng cao, Trường Đại học Xây dựng.

13. Phạm Hữu Hanh và cộng sự (2004), Nghiên cứu chế tạo bê tông có cường độ nén 100MPa dùng trong xây dựng, Tuyển tập báo cáo hội nghị KHCN trường ĐHXD lần thứ 14 (Quyển 4), Hà Nội.

14. Thái Duy Sâm (2006), Báo cáo đề tài cấp bộ: Nghiên cứu và ứng dụng bê tông chất lượng cao, Viện Vật liệu Xây dựng.

Tài liệu tiếng anh

15. Abdul-Maula, O. (1981), Hydration reactions in fly-ashportland cements. Boston : Material Research Society. —In: Effects of fly-ash incorporation in cement and concrete, Proceedings Symposium Annual Meeting, Boston, pp. 102-111.

16. ACI 363R-92 (1997), State-of-the-Art Report on High-Strength Concrete, Editor^Editors, American Concrete Institute, p. 55.

17. Aùtcin, P. C. (2004), High-Performance Concrete, E & FN SPON, 591.

18. Aitcin, P. C. and Sarka, S. L. (1987), "Dissolution rate of silica fume in very high strength concrete", Cement and Concrete Research. Vol. 17, pp. 591-601.

19. Al-Amoudi, O. S. B., et al. (2007), "Shrinkage of plain and silica fume cement concrete under hot weather", Cement and Concrete Composites. 29(9), pp. 690-699.

20. Albert, B., et al. (2008), CoMParison of the weathering behavior of a very high strength concrete with that of a standard concrete, Vol. 54.

21. American Concrete Institute (2008), Guide for Selecting Proportions for High- Strength Concrete Using Portland Cement and Other Cementitious Materials, ACI 211.4R-08.

22. American Concrete Institute (2010), Report on High-Strength Concrete, ACI 363R- 10, American Concrete Institute.

23. An, V. V. T. (2012), Characteristics of Rice Husk Ash and Application in Ultra- High Performance Concrete, PhD thesis, Weimar.

24. Bache, H. H. (1981), Densified cement/ultra-fine particle-based materials, Superplasticizers in Concrete, Aalborg Cement, Aalborg, PO Box 163, DK-9100 Aalborg, Denmark, Ottawa, Canada.

25. Baert, G., et al. (2008), "Reactivity of fly ash in cement paste studied by means of thermogravimetry and isothermal calorimetry", Journal of Thermal Analysis and Calorimetry. 94(2), pp. 485-492.

26. Balaguru P. N and P, S. S. (1992), Fiber - Reinforced Cement Composites, McGRAW-Hill Internaltional, Civil Engineering.

27. Bamonte, P. (2010), "Thermal and Mechanical properties at high temperature of a Very high-strength durable concrete", Journal of Materials in civil Engineering. 22, pp. 545-555.

28. Beijing Urban Construction Group (1999), Practical Handbook of Building Construction Cases, Beijing: China Building Industry Press, (in Chinese).

29. Berodier, E. and Scrivener, K. (2014), "Understanding the Filler Effect on the Nucleation and Growth of C-S-H", The American Ceramic Society. 97(12), pp.

3764-3773.

30. Biricik, H. and Sarier, N. (2014), "CoMParative study of the characteristics of nano silica - , silica fume - and fly ash - incorporated cement mortars", Materials Research. 17, pp. 570-582.

31. Bouzoubaa, N., et al., "Development of Ternary Blends for High- Performance Concrete", Materials Journal. 101(1).

32. Brandt, A. M. (1995), Cement-Based Composites: Materials, Mechanical Properties and Performance, London: E & FN SPON, 430.

33. Carles Gibergues A, et al. (1989), Ultrafine admixtures in high strength pastes and mortars, International Conference on Fly Ash, Silica Fume, Slag and Natural Pozzolans in Concrete, American Concrete Institute, Trondheim.

34. Chaipanich, A. and Nochaiya, T. (2010), "Thermal analysis and microstructure of Portland cement-fly ash-silica fume pastes", Journal of Thermal Analysis and Calorimetry. 99(2), pp. 487-493.

35. Chan, S. Y. N., et al. (1996), A systematic mix design method for high strength concrete, Vol. 3, 1-6.

36. Chung, D. D. L. (2002), "Review: Improving cement-based materials by using silica fume", Journal of Materials Science. 37(4), pp. 673-682.

37. Dai, B. D. (2001), Rice hush ash as a mineral admixture for high performance concrete, PhD Thesis, Delft University Press.

38. Daoud, O. M. A. and Sagady, H. S. (2013), "Production and properties of high strength concrete for heightening concrete dam in Sudan", nternational Journal of GEOMATE. 4(2), p. 7.

39. De Larrard, F. (1989), Ultrafine particles for the making of very high strength concretes, Vol. 19, 161-172.

40. De Larrard, F. (1999), Concrete mixture proportioning: a scientific approach, London: E & FN Spon.

41. Detwiler, R. J. and Mehta, P. K. (1989), "Chemical and Physical Effects of Silica Fume on the Mechanical Behavior of Concrete", Materials Journal. 86(6), pp. 609- 614.

42. Erdem, T. K. and Kırca, O. n. (2008), "Use of binary and ternary blends in high strength concrete", Construction and Building Materials. 22, pp. 1477-1483.

43. Esteves, L. P. (2011), "On the hydration of water-entrained cement–silica systems:

Combined SEM, XRD and thermal analysis in cement pastes", Thermochimica Acta. 518(1), pp. 27-35.

44. Fariborz, R. (1973), "Discussion of the paper “identification of hydrated cement constituents using a scanning electron microscope-energy dispersive X-ray spectrometer combination” by Sidney Diamond", Cement and Concrete Research.

3(2), pp. 219-220.

45. Fehling, E., et al. (2008), Ultra High Performance Concrete (UHPC) Proceedings of the Second International Symposium on Ultra High Performance Concrete, Kassel, Germany.

46. Fraay, A. L. A. (1990), Fly ash a pozzolan in concrete, Doctoral thesis, TUDelft, the Netherlands.

47. Fraay, A. L. A., et al. (1989), "The reaction of fly ash in concrete a critical examination", Cement and Concrete Research. 19(2), pp. 235-246.

48. Gambhir, M. L. (2004), Concrete Technology, Tata McGraw-Hill Education, 658 p.

49. Ghasemzadeh, F., et al. (2010), Effect of Silica Fume and GGBS on Shrinkage in the High Performance Concrete.

50. Goldman, A. and Bentur, A. (1989), "Bond effects in high-strength silica-fume concretes", ACI Mater Journal. 86(5), pp. 440-447.

51. Goldman, A. and Bentur, A. (1993), E ects of pozzolanic and non-reactive fillers onff the transition zone of high strength concrete, RILEM International Symposium on Interfaces in cementitious composites Toulouse, E&FN SPON, London, pp. 53-62.

52. Goldman, A. and Bentur, A. (1993), "The influence of microfillers on enhancement of concrete strength", Cement and Concrete Research. 23(4), pp. 962-972.

53. Goldman, A. and Bentur, A. (1994), "Properties of cementitious systems containing silica fume or nonreactive microfillers", Advanced Cement Based Materials. 1(5), pp. 209-215.

54. Goyal, S., et al. (2008), "Effect of Relative Proportion of Pozzolana on Compressive Strength of Concrete Under Different Curing Conditions", International Journal of Engineering (IJE). 2(1), pp. 20-34.

55. Grutzeck, M. V., et al. (1983), Mechanism of Hydration of Condensed Silica Fume in Calcium Hydroxide Solution, Proceedings of the First International Conference on Fly Ash, Silica Fume, Slag and Other Mineral By-Products in Concrete, SP-79, American Concrete Institute, Detroit, pp. 643-664.

56. Hamoush, S., et al. (2011), Freezing and Thawing Durability of Very High Strength Concrete, Vol. 4, 42-51.

57. Hariharan A R , et al. (2011), "Effect of ternary cementitious system on compressive strength and resistance to chloride ion penetration", International Journal of Civil and Structural Engineering. 1(4), pp. 695-706.

58. Holland, I. (1994), Application of High Performance Concrete. Report of the CEB- FIP Working Group on High Strength/High Performance Concrete, CEB Bulletin d’Information.

59. Huang, S. (1981), "Hydration of fly ash cement and microstructures of fly ash cement pastes. ", Research Report 208 fly ash in concrete (b1-2-81), p. 79.

60. I Markovic and et al (2003), "Development of High Performance Hybrid Fibre Concrete", in 4th International Workshop on HPFRCC, pp. 277-300.

61. Isaia, G. (1997), Synergic action of fly ash in ternary mixtures with silica fume and rice husk ash., Proceedings 10th international congress on the chemistry of cement, Gothenburg, Sweden.

62. Isaia, G. (1999), Synergic Action of Fly Ash in Ternary Mixtures of High- Performance Concrete, Second CANMET/ACI International Conference Gramado, Brasil, pp. 481-501.

63. Isaia, G. and et al (2003), "Physical and pozzolanic action of mineral additions on the mechanical strength of high-performance concrete", Cement and Concrete Composites. 25(1), pp. 69-76.

64. Iveson, S. M., et al. (2001), "Nucleation, growth and breakage phenomena in agitated wet granulation processes: a review", Powder Technology. 117(1–2), pp. 3-39.

65. Joyner, L. G., et al. (1951), "The Determination of Pore Volume and Area Distributions in Porous Substances. II. CoMParison between Nitrogen Isotherm and Mercury Porosimeter Methods", Journal of the American Chemical Society. 73(7), ap. 3155-3158.

66. Kadri, E. H. and Duval, R. (2009), "Hydration heat kinetics of concrete with silica fume", Construction and Building Materials. 23(11), pp. 3388-3392.

67. Kakizaki, M. (1992), Effect of Mixing Method on Mechanical Properties and Pore Structure of Ultra High-Strength Concrete, Katri Report No. 90, Kajima Corporation, Editor^Editors, Tokyo, p. 19.

68. Khalil, K. A. (1996), "Pore structure and surface area of hardened cement pastes containing silica fume", Materials Letters. 26(4), pp. 259-264.

69. Khan, M. I. and Lynsdale, C. J. (2002), "Strength, permeability, and carbonation of high-performance concrete", Cement and Concrete Research. 32(1), pp. 123-131.

70. Kim. H.Y (2013), "Fire Resistance Performance of High-Strength Concrete Columns Reinforced with Pre-Stressed Wire Ropes", Applied Mechanics and Materials. 470, ap. 880-883.

71. Kjellsen, K. O., et al. (1999), "On the compressive strength development of high- performance concrete and paste—effect of silica fume", Materials and Structures.

32(1), p. 63.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ rất cao dùng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume, tro bay và các vật liệu sẵn có ở việt nam (Trang 173 - 227)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(237 trang)
w