Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Động cơ thúc đẩy ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng việt nam (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 5 giai đoạn sau Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình

Tiến hành tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đây từ các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến các chủ đề như: ý định, động cơ, quần áo đã qua sử dụng, hàng hóa qua sử dụng … để xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án. Hình thành các giả thuyết nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính lần 1

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với hai nhóm đối tượng là những người kinh doanh quần áo đã qua sử dụng có từ hai năm kinh nghiệm kinh doanh trở lên và những NTD đã mua sản phẩm này có độ tuổi từ 18 – 41 tuổi (những người sinh năm 1980 đến năm 2000). Mục tiêu nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các lý do hay động cơ nào khiến NTD Việt Nam mua QAĐQSD có phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án hay không. Tổng hợp các thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu định tính lần 2

Nghiên cứu định tính lần 2 được thực hiện bằng cách lấy ý kiến 2 chuyên gia đang kinh doanh QAĐQSD, và 2 chuyên gia đang giảng dạy về hành vi người tiêu dùng về các động cơ thúc đẩy ý định mua QAĐQSD của người tiêu dùng, xác định bảng hỏi và thang đo.

Giai đoạn 4: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 138 đối tượng NTD thông qua phương pháp khảo sát. Các dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trên các kỹ thuật của phần mềm SPSS 23.0. Mục đích đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Giai đoạn 5: Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 823 đối tượng NTD từ 18- 41 tuổi thông qua phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra. Sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để phân tích nhân tố khám phá (CFA), sử dụng phần mềm AMOS 23.0 để tiến hành kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình bằng

phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định tác động của các biến kiểm soát từ đó đề xuất các kiến nghị

Thời gian thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1. Thời gian thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu

Bước Phương pháp Kỹ thuật Thời gian

2 Định tính Phỏng vấn sâu bán cấu trúc 22/07/2019 đến 27/08/2019 3 Định lượng sơ bộ Khảo sát qua phiếu điều tra 01 tháng (tháng 3

năm 2020)

4 Định lượng chính thức Khảo sát qua phiếu điều tra 02 tháng (tháng 4, tháng 5 năm 2020) Nguồn: tác giả tổng hợp 3.1.2. Thiết kế bảng hỏi

Qui trình xây dựng bảng hỏi được thực hiện như sau:

- Xác định thang đo và các biến quan sát cho từng thang đo dựa trên cơ sở của các nghiên cứu trước đây.

- Dịch thuật và chỉnh sửa từ ngữ. Do các biến quan sát của từng thang đo phần lớn được kế thừa và dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nên để xây dựng bảng hỏi bằng tiếng Việt, tác giả đã nhờ hai chuyên gia thông thạo tiếng Anh, vừa có kinh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi lại dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đảm bảo việc chuyển đổi ngôn ngữ là chính xác, rõ ràng, mạch lạc và không thay đổi ý nghĩa của các biến quan sát trong từng thang đo.

Kết cấu bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần và được trình bày như sau:

Phần mở đầu: giới thiệu với người trả lời về đối tượng được phỏng vấn, mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn và đảm bảo thông tin của họ được giữ bí mật

Phần 1: Tìm hiểu mức độ đồng ý của người trả lời về các phát biểu liên quan đến ý định mua, động cơ về mức giá thấp của sản phẩm, động cơ sự hài lòng về giá, động cơ giải trí, động cơ về sự độc đáo của quần áo đã qua sử dụng, động cơ giao tiếp xã hội, động cơ đạo đức sinh thái, động cơ phê phán và động cơ thời trang.

Phần 2: Tìm hiểu thông tin cá nhân của người được trả lời.

- Các biến quan sát cho từng thang đo được đưa vào bảng hỏi người trả lời dưới dạng mức độ đồng ý từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý)

Bảng hỏi nháp được gửi đến 10 đối tượng được điều tra để đánh giá và nhận xét nhằm đảm bảo không có sự hiểu lầm về từ ngữ và nội dung của từng câu hỏi.

3.1.3. Mẫu nghiên cứu

Do khách thể nghiên cứu là người tiêu dùng Việt Nam và đã được khu trú lại trong phạm vi nghiên cứu là tập trung vào những người tiêu dùng từ 18 – 41 tuổi. Vì thế, tổng thể nghiên cứu của luận án là những NTD Việt Nam trong độ tuổi từ 18 cho đến 41 tuổi sống ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có hạn, tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu thuận tiện. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chọn mẫu này là tính đại diện của mẫu. Vì vậy để khắc phục hạn chế này, tác giả đã cố gắng lựa chọn các đơn vị mẫu cứ trú trên các địa bàn khác nhau cũng như là có những đặc điểm về nhân khẩu học như nhóm tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và trình độ văn hóa để có tính đại diện của mẫu là tốt nhất.

Theo đó, tác giả chia tổng thể thành các tổ theo tiêu thức địa lý. Mỗi tổ là một miền của Việt Nam. Cụ thể như sau: Khu vực Miền Bắc với 3 vùng là Vùng Đông Bắc (tập trung thu thập dữ liệu của một số tỉnh như: Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang); Vùng Tây Bắc (tập trung thu thập dữ liệu của một số tỉnh như (Lào Cai, Hòa Bình); Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình). Khu vực Miền Trung với 2 vùng thu thập dữ liệu là Vùng Bắc Trung Bộ (tập trung thu thập dữ liệu của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế) vùng Nam Trung Bộ (tập trung thu thập dữ liệu của các tỉnh Đà Nẵng, KonTum, Lâm Đồng). Khu vực miền Nam với 2 vùng là Đông Nam Bộ (tập trung thu thập dữ liệu tại Biên Hòa, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tầu) và Tây Nam Bộ (tập trung chủ yếu ở Cần Thơ).

Về kích thước mẫu, Theo Hair và cộng sự, 1998, đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấm 5 lần tổng số biến quan sát trong các thang đo.

Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 57 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố.

Do vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 57*5 = 285 đơn vị.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì số mẫu tối thiểu phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Tức là khoảng 285 đơn vị.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nên cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 285 đơn vị.

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách lựa chọn các đối tượng phỏng vấn đang sinh sống tại các khu vực và gửi phiếu điều tra đến cho những người sẵn sàng tham gia trả lời. Mỗi Tỉnh thành được lựa chọn phỏng vấn sẽ gửi trung bình 40 phiếu khảo

sát được thiết kế trên google docs, gửi qua email và messenger đến đối tượng được phỏng vấn (do thực hiện khảo sát trong giai đoạn có dịch nCovid nên việc thực hiện khảo sát bằng phát phiếu trực tiếp gặp nhiều khó khăn, có 20 phiếu được khảo sát trực tiếp tại Hà Nội).

Số phiếu khảo sát ở khu vực Miền Bắc (gồm 3 vùng với 10 tỉnh thành được lựa chọn khảo sát) là 400 phiếu. Số phiếu khảo sát ở khu vực Miền Trung (với 2 vùng và 6 tỉnh thành được lựa chọn khảo sát) là 240 phiếu. Số phiếu khảo sát ở khu vực Miền Nam (với 2 vùng và 5 tỉnh thành được lựa chọn khảo sát) là 200 phiếu. Tổng số phiếu dự kiến là: 840 phiếu đủ lớn để thực hiện nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Động cơ thúc đẩy ý định mua quần áo đã qua sử dụng của người tiêu dùng việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)