7. Bố cục luận văn
2.3. Hình thức thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử thuôc diện khảo sát
Truyền thông là một quá trình hai chiều, trong đó yếu tố công chúng báo chí đóng vai trò quan trọng. Nói tới công chúng là nói tới chủ thể tiếp nhận tác phẩm báo chí. Mọi sản phẩm báo chí không chỉ thỏa mãn nhu cầu thông tin của độc giả mà còn cần hình thức thể hiện tốt. Đối với vấn đề thông tin về thực phẩm chức năng, các tờ báo ngày càng chí trọng trong việc đổi mới, nâng cao các phương thức truyền tải thông tin của mình.
2.3.1.Thể loại
Thể loại báo chí là một trong những vấn đề phức tạp của hoạt động báo chí. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về khái niệm các thể loại báo chí ở trong nước lẫn nước ngoài chưa hoàn toàn thống nhất.
Theo PGS. TS Đinh Văn Hường: “Thể loại báo chí là hình
thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tương đổi ổn định của các bài báo được phân chia theo phương thức phản ảnh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị tư tưởng nhất định” [20, tr. 99].
Theo Đức Dũng, trên thực tế hiện nay, số tác phẩm báo chí không thể hiện rõ tiêu chí của thể loại thường chiếm tỉ lệ khoảng 60-70% trong số tác phẩm báo chí. Nguyên nhân không phải do người viết báo nào cũng hiếu rõ và vận dụng được các đặc điểm thể thể loại báo chí, được hiểu là chỉnh thể tương đối ổn định về hình thức để tương ứng với một loại nội dung nào đó.
Do sự biến đổi không ngừng của báo chí, việc khảo sát thống kê các bài báo về thông tin về thực phẩm chức năng theo thể loại vì thế cũng chỉ mang tính tương đối.
Bảng 2.3. Các thể loại được sử dụng để thông tin về thực phẩm chức năng trên 03 báo Vnexpress, Dân trí,
Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018 – 12/2018 T
T
Thể loại Các báo Tổng
Vnexpr ess
Dân trí
Sức khỏe đời sống
SL TL S
L
TL SL TL SL TL
1 Tin 13 11,
9
1 11, 10 9,1 36 33,
3 9 0 2 Bài phản
ánh
9 8,3 1 4
12, 8
11 10,1 34 31, 2
3 Phóng sự 5 4,6 1 1
10, 1
3 2,8 19 17,
4
4 Phỏng vấn 2 1,8 5 4,6 2 1,8 9 8,3
5 Thể loại khác
3 2,8 3 2,8 5 4,6 11 10,
1
Tổng số 32 29, 4
4 6
42, 2
31 28,4 10
9
10 0
(Nguồn: Khảo sát nội dung của tác giả luận văn trên báo điện tử Việt Nam tháng 1/2019)
Biểu đồ 2.6: Các thể loại được sử dụng để thông tin về thực phẩm chức năng trên 03 báo Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2018 (Nguồn: Khảo sát nội dung của
tác giả luận văn trên báo điện tử Việt Nam tháng 1/2019) Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy: tin chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 33%) trong các thể loại được sử dụng để thông tin về thực phẩm chức năng; tiếp sau đó bài phản ánh (chiếm 31,2%); phóng sự (17,4), các thể loại khác như: chùm ảnh, video clip và infographic… (chiếm 10,1%); và cuối cùng là phỏng vấn (8,3%). Nhìn chung, đây là xu hướng thông thường của báo điện tử hiện nay, số lượng tin nhiều để kịp thời cập nhập thông tin liên tục cho độc giả. Và để viết được bài thì cần phải có “vấn đề” và được phóng viên đào sâu, tìm hiểu nhiều khía cạnh từ đó tự đưa ra đánh giá, bình luận hoặc tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia, nhân vật để đem đến cho độc giả một cái nhìn sâu hơn về vấn đề.
Tin là một thế loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác, nhanh chóng nhất về sự kiện con người, vấn đề có ý nghĩa chính trị nhất định.
Trong khuôn khố của một tờ báo, bản tin hay một chương trình thời sự, những tin tức nóng hổi bao giờ cũng được công chúng quan tâm và đưa lên hàng đầu. Hiện nay, tin trở thành hạt nhân quan trọng của báo chí, được sử dụng như công cụ mũi nhọn trong hoạt động thông tin, có khả năng phản ánh nhanh, kịp thời các sự kiện diễn ra trong đời sống, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết cho công chúng và định hướng dư luận.
Qua khảo sát trên báo điện tử Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống khảo sát từ tháng 1/2018 - 12/2018 tỉ lệ này chiếm 33% trong đó: báo điện tử Vnexpress thể loại này có đến 13 bài (chiếm 11,9%), báo điện tử Dân trí có 13 bài (chiếm 11,9%) và báo điện tử Sức khỏe đời sống có 10 bài (chiếm 9,1%).
Các tin được phổ biến trên báo điện tử Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống dưới các dạng: tin ngắn, tin sâu, chùm tin... đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin đa dạng về nhiều vấn đề khác nhau. Nội dung tin được tập trung đăng tải nhiều nhất là thông tin về các vụ xử phạt các thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật, sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng: “Quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc, một công ty bị phạt 225 triệu đồng” [Báo Vnexpress, ngày 25/4/2018], “7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt hàng trăm triệu đồng” [Báo Vnexpress, ngày 27/7/2018]; “Hải Phòng thu hồi phiếu tiếp nhận công bổ của 6 sản phẩm Vinaca” [Báo Dân trí, ngày 13/4/2018]; “Thu giữ hàng chục loại thực phẩm chức năng giả” [Báo Dân trí, ngày 13/4/2018];
“Phạt gần 115 triệu đồng vì sản xuất thực phẩm chức năng từ nguyên liệu bẩn" [Báo Sức khỏe đời sống 22/8/2018], ... còn các tin ngắn thường sử dụng để thông báo, cập nhập chủ trương, chính sách mới của Đảng,
Nhà nước, của ngành y dược về sản phẩm chức năng:
“ Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn vụ thuốc chữa ung thư bằng tro tre nứa” [Báo Dân trí, ngày 10/4/2018], “ Cục trưởng cảnh báo tình trạng giả bác sĩ, dược sĩ tư vẩn thực phẩm chức năng” [Báo Dân trí, ngày 25/6/2018]...
Bài phản ảnh là một thế loại tác phẩm báo chí có nội dung và hình thức tương đối hoàn chỉnh, chất lượng thông tin chủ yếu là phản ánh toàn diện về quy mô, tính chất, khuynh hướng vận động của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong xã hội tự nhiên.
Đối tượng nhận thức và phản ánh của thể loại bài phản ánh là những sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Cái riêng của thể loại này là ở mức độ tính thời sự. Bài phản ánh chủ yếu phản ánh những vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình, cho phép nhà báo có thể lấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh, các mối quan hệ phong phú cũng như tính chất, logic vận động của chúng.
Nhờ những ưu điểm nổi trội của thể loại phản ánh nên khi viết bài về thông tin về thực phẩm chức năng, bài phản ánh được sử dụng khá thường xuyên. Sử dụng thể loại phản ánh giúp nhà báo có địa bàn rộng lớn để phân tích, bình luận, đánh giá và qua đó đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh đa chiều.
Các thông tin được đăng tải trong bài phản ánh thường rất chính xác, chi tiết và cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về vấn đề. Ngoài ra, bài phản ánh còn có yếu tố giải thích, phân tích, bình luận nhằm luận giải vấn đề sâu về phía sau. Phần cuối của bài phản ánh, tác giả không chỉ đưa ra cách lý giải cho thực trạng chung mà còn nêu lên một số góc khuất của vấn đề.
Mặc dù dung lượng bài phản ánh được các báo sử dụng không lớn (thường chỉ khoảng dưới 1000 từ/bài) nhưng có thể
nói, hầu hết các sự kiện, vấn đề về thông tin về thực phẩm chức năng đều được thể loại này thông tin cập nhập, sâu sắc.
Chủ đề của các bài phản ánh gắn chặt với các sự kiện, đi sâu vào các ngóc ngách của vấn đề trong lĩnh vực thông tin về thực phẩm chức năng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu về thị trường thực phẩm chức năng.
Qua khảo sát trên báo thể loại được các báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát sử dụng đứng thứ hai sau thế loại tin với 34 bài (chiếm 31,2%) trong đó: báo điện tử Vnexpress có 9 bài (chiếm 8,3%), báo điện tử Dân trí có 14 bài (chiếm 12,8%) và báo điện tử Sức khỏe đời sống có 11 bài (chiếm 10,1%).. Nhìn chung, thể loại bài phản ánh được cả 3 báo khai thác sử dụng trong đó nhiều nhất báo điện tử Dân trí, tiếp đến là báo điện tử Sức khỏe đời sống và cuối cùng là báo điện tử Vnexpress.
Phóng sự là thể loại phản ánh năng động, nó đào sâu vào việc thông tin có định hướng, phân tích cụ thể. Bản chất của phóng sự là để lột tả bản chất sự kiện, con người. Phóng sự không chỉ dừng lại ở việc thông báo hình thù sự kiện thông qua các con số, dữ liệu để công chúng báo chí biết mà còn làm rõ những tình tiết bản chất bên trong sự kiện, giúp công chúng không những biết nó xảy ra như thế nào mà còn hiểu tại sao nó lại xảy ra như vậy. Hiệu quả tác động xã hội của thể loại này cao hơn so với các thể loại báo chí khác. Với thông tin về thực phẩm chức năng các phóng sự còn có vai trò tích cực trong việc chỉ ra những mặt trái, hạn chế của thị trường thực phẩm chức năng để từ đó giúp cộng đồng tham khảo, cân nhắc có nên lựa chọn sử dụng loại thực phẩm chức
năng đó hay không.
Qua khảo sát trên báo điện với các báo thuộc diện khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy thể loại này có 19 bài (chiếm 17,4%) trong đó: báo điện tử Vnexpress thế loại này có đến 5 bài (chiếm 4,6%), báo điện tử Dân trí có 11 bài (chiếm 10,1%) và báo điện tử Sức khỏe đời sống có 3 bài (chiếm 2,8%).
Phỏng vẩn là một trong những thể loại rất dễ nhận biết trong các loại báo chí nhờ hình thức hỏi và trả lời. Qua khảo sát trên báo điện tử Vnexpress, Dân trí,
Sức khỏe đời sống, tác giả luận văn thu được kết quả có 9 bài phỏng vấn (chiếm 8,3%)- Trong đó, báo điện tử Vnexpress có 2 bài (chiếm 1,8%), báo điện tử Dân trí có 5 bài (chiếm 4,6%) và báo điện tử Sức khỏe đời sống có 2 bài (chiếm 1,8%). Với kết quả trên có thể thấy thể loại này có tỉ lệ bài viết thấp hơn so với các thể loại khác. Theo tác giả luận văn, nguyên nhân các báo ít khai thác về thể loại này vì trong thông tin về thực phẩm chức năng đối tượng được phỏng vấn thường là những nhà quản lý, những chuyên gia, những người am tường vấn đề nhằm cung cấp cho công chúng các tài liệu, chi tiết rất xác thực, cụ thể về sự kiện, hiện tượng cũng như các vấn đề về chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về thực phẩm chức năng.
Ngoài các thể loại như: Tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn trên qua khảo sát trên báo điện tử báo điện tử Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống khảo sát từ tháng 1/2018 - 12/2018, tác giả luận văn còn thấy có một số thể loại khác được các báo khai thác như: video clip, chùm ảnh có chú thích ờ ảnh rõ ràng nhờ đó mà độc giả, công chúng tiếp cận
thông tin một cách nhanh hơn.
2.3.2.Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương tiện, do đó các thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống thuộc diện khảo sát đều sử dụng các yếu tố đặc trưng của báo mạng điện tử, cụ thể:
Tít báo - đầu đề/tiêu đề: Nói đến tít, nhà báo người Pháp Lô - íc Éc - vu - ê (Tổng giám đốc Đại học Báo chí Lille) khẳng định ngay rằng: “Chức năng đầu tiên của đầu đề là “bắt mắt”
độc giả khi họ lướt tờ báo lần đầu tiên... Một đầu đề hấp dẫn ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của độc giả”.
Chức năng thứ hai cúa tít, theo tác giả này, là nó có chức năng “phân biệt bài báo nào hơn bài nào, nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập”. Do vậy mà “đọc toàn bộ các đầu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết ngay hôm nay có gì, mới và thông tin nào quan trọng hơn”.
Qua khảo sát trên các báo điện tử thuộc diện khảo sát:
Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống đều có các tin bài phù họp với nội dung của vấn đề, đảm bảo tính tương tác trung thực, phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng thị hiếu của độc giả.
Một số bài báo sử dụng các dạng tít nêu vấn đề, thu hút độc giả bằng các con số sự việc mang tính báo động: “ H à Nội thu 10.000 lọ thực phẩm chức năng không nguồn gốc” [Báo Vnexpress, ngày 14/4/2018], “7 cơ sở vỉ phạm an toàn thực phẩm bị phạt hàng trăm triệu đồng” [Báo Vnexpress, ngày 27/7/2018]; “Nguy cơ đỏng cửa hơn 3.000 cơ sở sản xuất thực
phẩm chức năng không đạt chuẩn” [Báo Dân trí, ngày 23/7/2018], “Phạt gần 1 tỷ đồng sai phạm “khủng” của 3 câng ty kỉnh doanh thực phẩm chức năng” [Báo Dân trí, ngày 8/9/2018]; “Phạt gần 115 triệu đồng vì sản xuất thực phẩm chức năng từ nguyên liệu bẩn” [Báo Sức khỏe đời sống, ngày 22/8/2018], “Thu hồi Giấy xác nhận 14 thực phẩm chức năng của Công ty CP Thảo dược Á Châu” [Báo Sức khỏe đời sống, ngày 17/10/2018].
Loại tít đặt câu hỏi cũng xuất hiện thường xuyên trong các bài báo về thông tin thực phẩm chức năng: “Ngất lả, tiền hôn mê gan sau uống thực phẩm giảm cân?” [Báo Dân trí, ngày 16/1/2018], “Chất gây nghiện mới 'chết người' tẩn công giới trẻ?” [Báo Dân trí, ngày 2/4/2018]; “Thực phẩm chức năng “thuốc bô” hay “thuốc độc”?” [Báo Sức khỏe đời sống, ngày 25/1/2018], “Thực phẩm chức năng có giúp chữa khỏi viêm gan B?” [Báo Sức khỏe đời sống, ngày 11/7/2018]
Mặc dù có nhiều tít bài hay, phù hợp với mục tiêu thông tin và thị hiếu của bạn đọc nhưng cách đặt tít trên các báo được khảo sát còn nhiều lỗi như dạng tít mơ hồ, chung chung không đúng với trọng tâm bài, tít có độ dài quá lớn, tít thiếu căn cứ dễ hiểu...
Ngoài ra, một hạn chế trong cách sử dụng tít trên cả ba báo được khảo sát đều mắc phải đó là tính lặp lại. Điều này tạo ra tâm lý nhàm chán trong tiếp nhận thông tin đối với độc giả, đồng thời cũng làm giảm chất lượng của tờ báo. Do đó, các phóng viên chuyên phụ trách chuyên mục, đề tài này cần phải có nhiều thời gian tìm tòi, sáng tạo để có thể đổi mới cách đặt tít, mang lại hiệu ứng tốt cho thông tin truyền tải.
Ngôn ngữ phi văn tự: bên cạnh việc đặt tít sao cho hấp dẫn, bài báo cũng cần có cách trình bày bắt mất để thu hút được cả những độc giả khó tính nhất. Ngôn ngữ thông tin phi văn tự trong báo chí (đồ họa, tranh ảnh minh họa, box thông tin....) cũng được sử dụng triệt để trong những trường hợp cần thiết, vì bạn đọc trẻ trong đời sống công nghiệp ngày càng có ít thời gian để tiếp cận với những bài báo dài. Những bài viết sử dụng khéo léo các thông tin phi văn tự thường có khả năng truyền tải thông tin và tạo cảm xúc, tạo sức hấp dẫn cho người đọc nhanh hơn cả câu chữ.
Trong các bài báo về thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống có thể thấy, các loại hình đồ họa, biểu đồ, bảng ít được sử dụng. Các bảng biểu được sử dụng nhiều nhất với những bài báo công bố danh sách các loại thực phẩm chức năng được công nhận sử dựng; bảng công bố các sản phẩm chức năng bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.... Ảnh và tranh minh họa được sử dụng thường xuyên nhưng nhìn chung ít đem lại hiệu quả.
Box thông tin được sử dụng triệt để và có thể xem là một ngôn ngữ đặc biệt cho các bài báo. Box thông tin vừa cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc, vừa tạo cho độc giả một cách tiếp nhận thông tin mới.
Qua khảo sát chúng tôi thấy box thông tin được sử dụng trong bài báo như một kênh phi văn tự được sử dụng thường xuyên, liên tục trên các báo được chọn khảo sát.
Có thể nói, với sáng tạo tác phẩm báo chí, càng nhiều hình thức phản ánh thông tin sẽ càng nâng hiệu quả truyền
thông tới công chúng.
2.3.3. Sử dụng hệ thống chuyên trang, chuyên mục Chuyên trang trên báo điện tử là việc xây dựng ý tưởng, tổ chức thực hiện nội dung và hình thức một chuyên trang thông tin chuyên đề sâu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội. Chuyên trang trên báo điện tử cần được thực hiện ổn định, dài ngày, có cơ chế riêng và được trình bày tách biệt với các thành tố khác trong cơ cấu tổ chức nội dung của một tờ báo điện tử.
Chuyên mục là một phần riêng cho một hay một số đề tài, thể loại báo chí, ra định kỳ, được xác định về vị trí trình bày, phong cách thể hiện, dung lượng tác phẩm, khả năng khu biệt đối tượng công chúng báo chí và người sáng tạo tác phẩm, thời gian duy trì có thể dài, tạo được ấn tượng, sức hấp dẫn riêng, góp phần xây dựng bản sắc cho cơ quan báo chí.
Việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục của mỗi tờ báo là một trong những thang đánh giá tính chuyên nghiệp của tờ báo. Theo khảo sát của chúng tôi, trong cả ba tờ báo được chọn khảo sát đều không có chuyên trang, chuyên mục về
“thực phẩm chức năng”mà chỉ tổ chức những chuyên trang, chuyên mục về “sức khỏe” liên quan đến “thực phẩm chức năng”.
Như vậy, có thể thấy rằng việc tổ chức hệ thống chuyên trang, chuyên mục được các báo đầu tư tuy nhiên mỗi báo lại có mức độ khác nhau. Có thể nói, nhờ có hệ thống chuyên trang, chuyên mục mà các tờ báo điện tử đã tạo nên phong cách riêng và là sợi dây giữ mối quan hệ lâu dài với công