Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông tin về thực phẩm chức năng trên bảo điện tử Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 105)

7. Bố cục luận văn

3.1. Những vấn đề đặt ra

Theo nhận định của một số chuyên gia về y dược, an toàn thực phẩm “Hiện những chiêu thức quảng cáo thực phảm chức năng đang được các đối tượng sử dụng rất tinh vi trên mạng xã hội, hình thức quảng cáo đa dạng, diễn biến phức tạp nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhất là việc sử dụng hình ảnh một so người nổi tiếng đê quảng cáo sản phẩm nhằm đánh vào tâm lý yêu thích, tin tưởng của người dân. Do đó, đế ngăn chặn những hậu quả trên thì công tác truyền thông có vai trò quan trọng, trong đó phải kê đến vai trò của báo điện tử trong thông tin về thực phâm chức năng cho cộng đồng. Dù bất cứ ở nơi đâu chỉ cần một chiến máy tỉnh, một chiếc điện thoại smartphone, máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thê cập nhập được thông tin về các sản phẩm thực phâm chức năng... Báo điện tử có khả năng cung cấp thông tin sinh động bằng chữ viết, hình ảnh và âm thanh một cách cập nhập nhất nên cộng đồng cỏ thê nhanh chóng nắm bắt mọi thông tin về thực phẩm chức năng” (PVS, PL3, Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm).

Theo Ông Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ Trung ương, việc thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử mang lại nhiều mặt tích cực như:

- Đưa tin nhanh, rộng, thông tin về thực phẩm chức năng có thể đến ngay với người đọc dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

- Dễ tiếp cận, trong điều kiện như hiện nay, internet gần như phổ biến ở mọi nơi, nhất là khu vực đô thị, thành phố.

Máy tính và điện thoại thông minh sẵn có, gàn như ai cũng có thể tiếp cận với báo điện tử ngay khi có nhu cầu.

- Hình thức trình bày đa dạng phong phú, đẹp hấp dẫn người đọc.

Tuy nhiên, việc thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử có những hạn chế:

- Những thông tin không chính xác về thông tin thực phấm chức năng sẽ khiến cho người dân hiểu không đúng về doanh nghiệp, sản phẩm.

- Thông tin thổi phồng quá mức, đưa tin theo kiểu thu hút người đọc “giật gân” làm cho người dân hoảng sợ, đáp ứng tiêu cực lại dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe.

- Việc đưa tin tràn lan nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm nếu đưa tin sai và gây hậu quả không tốt đến sức khỏe người dân.

- Đối với khu vực không có internet, những người không thường xuyên sử dụng internet thì tiếp cận thông tin thực

phẩm chức năng từ báo điện tử là hạn chế.

- Không có chuyên mục riêng nên công chúng rất khó chọn lọc và tìm kiếm.

- Nhiều bài viết thiếu tính chuyên môn, thiếu tính hấp dẫn và các bài viết còn mang tính sự kiện.

- Mối liên hệ giữa báo chí và ngành y dược còn chưa thực sự hiệu quả.

- Các bài báo thông tin về thực phẩm chức năng cũng chưa có sự thu hút đối với độc giả do những thông tin về thực phẩm chức năng trên báo chí về những thông tin chuyên môn về dược phẩm, vì đa số các phóng viên không được đào tạo về y dược thì làm sao mà viết sâu sắc chính xác tuyệt đối được.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát, tác giả luận văn đã rút ra một số vấn đề cần giải quyết như sau:

Thứ nhất là số lượng các tác phẩm thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử còn hạn chế. Chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế hiện nay nhất là khi tình hình thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật chất lượng sản phẩm đang làm nhũng đoạn thị trường các sản phẩm chức năng.

Thứ hai là nội dung các tác phẩm báo chí thông tin về thực phấm chức năng còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Rất ít các bài viết phân tích chuyên sâu hay các bài viết có ý kiến của chuyên gia y tế - dược phẩm, chuyên gia an toàn thực phẩm. Nội dung còn chung chung chứ chưa thực sự nhấn mạnh vào những kiến thức cần thiết để công chúng có thể dễ dàng thay đổi nhận thức dẫn đến

thay đổi hành vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thứ ba là hình thức các tác phẩm thông tin về thực phẩm chức năng trên báo sử dụng chủ yếu là tin. Chính vì vậy còn chưa thực sự phong phú và đa dạng để thu hút hay hấp dẫn công chúng. Cách đưa tin một cách tràn lan không có chuyên mục rõ ràng hay riêng biệt, khiến công chúng rất khó khăn khi tìm kiếm thông tin họ cần.

Thứ tư là sự phối họp giữa cơ quan báo chí và lĩnh vực y dược, an toàn thực phẩm chưa thực sự chặt chẽ.

Thứ năm là đội ngũ biên tập viên, phóng viên viết và đưa tin về thông tin về thực phẩm chức năng còn chưa được đào tạo chuyên môn về y tế, dược phẩm, luật pháp.

Như vậy, làm thế nào để giải quyết các vấn đề đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử là một vấn đề cần được tác giả luận văn đi sâu làm rõ. Dựa trên những kết quả phân tích và đánh giá, tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp khuyến nghị cho từng báo nói riêng và báo điện tử nói chung như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông tin về thực phẩm chức năng trên bảo điện tử Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w