Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.”
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường"
a. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
24
Ô nhiễm môi trường
Tác nhân ô nhiễm bao gồm: các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
b. Sự cố môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam:
"Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng".
26
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
c. Suy thoái môi trường
Định nghĩa:
"Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. "
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
28
d. Khủng hoảng môi trường
Định nghĩa: "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất".
Khủng hoảng môi trường
Biểu hiện của khủng hoảng môi trường:
Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.
Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tầng ozon bị phá huỷ.
Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn.
30
Khủng hoảng môi trường
Biểu hiện của khủng hoảng môi trường:
Nguồn nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
e. Tai biến môi trường
"Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường".
Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống, nhưng chưa phát triển gây mất ổn định.
Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.
Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn được gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường.
32
f. Khả năng chịu đựng của môi trường
Khả năng chịu đựng của môi trường hay sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
g. Sức chứa của môi trường
Sức chứa của môi trường gồm sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa:
- Sức chứa sinh học là khả năng mà hành tinh có thể chứa đựng số người nếu các nguồn tài nguyên đều được dành cho cuộc sống của con người;
- Sức chứa văn hóa là số người mà hành tinh có thể chứa đựng theo các tiêu chuẩn của cuộc sống.
Sức chứa văn hóa sẽ thay đổi theo từng vùng phụ thuộc vào tiêu
34
h. Đạo đức môi trường
Khái niệm đạo đức môi trường ra đời là sự thừa nhận rằng không chỉ có mỗi con người trên trái đất mà con người còn phải chia sẻ trái đất với các hình thức khác của cuộc sống.
Đạo đức môi trường
Các nguyên tắc đạo đức môi trường
1. Sử dụng kiến thức và kỹ năng để nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường
2. Xem sức khỏe, sự an toàn và môi trường sạch là quan trọng nhất.
3. Thực hiện các hoạt động khi có ý kiến của giới chuyên môn.
4. Thành thật và minh bạch
5. Đưa ra các báo cáo một cách khách quan và trung thực.
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" - 1987 - Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland)
36
k. Phát triển bền vững
Thước đo về PTBV
Thước đo bền vững về Kinh tế
Thước đo bền vững về Môi trường Thước đo bền vững về Xã hội
38
Thước đo về PTBV Thước đo về PTBV
Thước đo bền vững về Kinh tế:
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong PTBV.
Thước đo về PTBV
Đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội tiếp xúc và quyền sử dụng với những nguồn tàinguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế
Thước đo bền vững về Kinh tế (tt):
Tạo ra nhiều thị trường mới để phát triển
Giảm chi phí bằng cách nâng cao hiệu suất, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu đầu vào
– Tạo ra giá trị thặng dư cho sản phẩm
– – Thước đo này được tính trên giá trị GDP
40
Thước đo về PTBV
Thước đo về PTBV
Thước đo bền vững về Kinh tế (tt):
• Phải tính đến sự hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên và tăng cường khả năng tái sinh chất thải.
• Cần quan tâm tới sự thay đổi các giá trị GDP ở các tầng lớp dân cư khác nhau nhằm hạn chế sự chênh lệch thu nhập
42
Thước đo bền vững về Môi trường:
Khía cạnh môi trường trong PTBV đòi hỏi duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất
Thước đo về PTBV
Thước đo bền vững về Môi trường (tt)
– Giảm lượng chất thải vào môi trường.
– Sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường
– Ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường
– Khai thác các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo.
Thước đo về PTBV
44 VD: Sự
quan tâm đến các khía cạnh môi
trường trong một dự án phát triển kinh tế
Thước đo về PTBV
Thước đo bền vững về Xã hội:
Chú trọng vào sự phát triển sự công bằng, mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Sức khỏe cộng đồng được cải thiện
Chất lượng cuộc sống được nâng cao
Chú trọng tới các lợi ích của người khuyết tật
Thước đo về PTBV
46
Tổng quan về môi trường
Khái niệm về sinh thái
Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên