Vai trò của tài nguyên và môi

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và con người: Chương 2 - ĐH Bách Khoa TP.HCM (Trang 87 - 101)

 Mối quan hệ giữa con người, tài nguyên và môi trường:

Con người

Tài nguyên thiên nhiên

Sinh thái và môi trường

Công cụ và PT sản xuất

Nhu cầu tiêu dùng và phát triển

88

 TNTN là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.

 TNTN là yếu tố để thúc đẩy sản xuất phát triển

 TNTN là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển Vai trò của TNTN cho phát triển kinh tế-xã hội

Tài nguyên khoáng sản

 Luật Khoáng sản 20.3.1996 định nghĩa:

Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.

Phân loại:

 Phân loại theo trạng thái: KS rắn, KS lỏng, KS khí

 Phân loại theo tính chất sử dụng khoáng sản:

Khoáng sản không kim loại: thạch anh, mica, graphit...

Khoáng sản kim loại: hợp kim (Ti, Ni, Co...), kim loại đen (Fe, Mn, Cr...), kim loại màu (Cu, Pb, Zn,...)

90

Tài nguyên khí hậu

Tài nguyên khí hậu:

- Bức xạ mặt trời - Lượng mây

- Áp suất khí quyển

- Tốc độ gió và hướng gió - Nhiệt độ không khí

- Lượng nước rơi

- Bốc hơi và độ ẩm không khí

- Hiện tượng thời tiết

Tài nguyên khí hậu

92

Tài nguyên khí hậu

 Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và con người. Tác động của khí hậu đến con người thông qua nhịp điệu của chu trình sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu tháng và tuần trăng. Cường độ và đặc điểm của bức xạ mặt trời có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối.

 Khí hậu thời tiết thích hợp tạo ra các khu vực du lịch, nuôi trồng một số sản phẩm động thực vật có giá trị kinh tế cao (hoa, cây thuốc, các nguồn gen quý hiếm khác.)

Tài nguyên rừng

Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi

94

Phân loại rừng

Theo chức năng sử dụng

Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản.

Tầm quan trọng của rừng

 Rừng giữ đất, hạn chế xói mòn, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và giữ nước, cản bớt nước chảy bề mặt.

 Rừng là nơi cư trú cho khoảng 70% các loài động vật và thực vật, bảo vệ và làm giàu cho đất, điều chỉnh tự nhiên chu trình thủy học, ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và khu vực nhờ sự bay hơi, chi phối các dòng chảy mặt và ngầm.

 Rừng bổ sung khí cho không khí (nhờ cây xanh có khả năng hấp thu khí CO2 để thực hiện quang hợp…) và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hóa cacbon và thải khí oxy, lọc sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, chống lũ lụt, xói mòn.

 Rừng còn là nơi cung cấp gỗ, dược phẩm, lương thực và

96

Đa dạng sinh học

 Đa dạng sinh học là khái niệm dùng để chỉ tất cả các giống loài và mối liên hệ giữa chúng với môi trường tự nhiên, là tập hợp các thông tin di truyền, loài và hệ sinh thái.

Tài nguyên nước

 Tài nguyên nước gồm:

hơi nước (khí quyển), nước mặt, nước dưới dất, nước biển và đại dương.

 Nước là tài nguyên tái tạo được.

 Lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé (<1/100.000)

98

Khái niệm về tài nguyên năng lượng

 "Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất".

Tài nguyên năng lượng

Năng lượng mặt trời:

- Bức xạ mặt trời,

- Năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật),

- Năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...),

Năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).

Năng lượng lòng đất:

- Địa nhiệt, - Núi lửa và

- Năng lượng phóng xạ tập trung

100

Tài nguyên năng lượng

 Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được và những nguồn năng lượng không hóa thạch khác.

 Sử dụng năng lượng có hiệu quả cao hơn nữa trong các hộ gia đình, các KCN, các công trình công cộng và giao thông.

 Phát động các chiến dịch tuyên truyền quảng cáo để đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng và bán các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Môi trường và con người: Chương 2 - ĐH Bách Khoa TP.HCM (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)