8.5. Cơ sở lý thuyết phân bố lực phanh trên các trục bánh xe
8.5.2. Các biện pháp điều hòa lực phanh
Để đảm bảo chính xác quan hệ lực phanh theo phương trình 8-32 là rất khó thực hiện. Nhiều biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng để tạo ra quy luật thay đổi phân bố lực phanh trên các trục bánh xe sao cho chúng tiệm cận đối với các đường phân bố lý tưởng. Sự thay đổi quy luật phân bố như vậy được gọi là điều hòa lực phanh.Các biện pháp điều hòa lực phanh có thể được chia thành: Phân bố không đổi, hạn chế lực phanh, và điều chỉnh lực phanh.
a. Phân bố không đổi:
Biên soạn: TS. Phan Minh Đức – Bộ môn Ô tô, khoa Cơ khí Giao thông 100
Hình 8-8 Phân bố lực phanh cố định
Tỷ lệ lực phanh trên các trục bánh xe là giá trị cố định không đổi. Giải pháp này được thực hiện bằng các biện pháp kết cấu như: xy lanh chính có bậc hoặc đường kính xy lanh bánh xe khác nhau (đối với dẫn động phanh thủy lực), đường kính bầu phanh khác nhau (đối với dẫn động phanh khí nén).
Quan hệ lực phanh được minh họa trên Hình 8-8. Đối với loại hệ thống phanh có phân bố như thế, chỉ có duy nhất 1 điểm trùng với chế độ tối ưu. Ở phía trước điểm tối ưu, trọng lượng bám trên trục sau không được tận dụng hết.
Ở phía bên phải điểm tối ưu, có sự trượt lên của bánh xe sau.
b. Kiểm soát lực phanh:
Mục đích là làm sao cho đường đặc tính thực tế gần với đường đặc tính lý tưởng nhất. Để đạt được điều này, một số van đặc biệt được bố trí giữa xy lanh chính và cơ cấu phanh bánh sau. Tùy thuộc vào sự hoạt động cũng như hiệu quả của các loại van này, có thể chia thành các nhóm:
b.1. Bộ giới hạn lực phanh: Loại này là đơn giản nhất. Nó giới hạn lực phanh trên trục sau không thể vượt quá một giá trị định trước. Do đó, sự trượt của các bánh xe phía sau được loại trừ. Hình 8-9 minh họa nguyên lý làm việc của bộ hạn chế lực phanh bánh sau.
Hình 8-9 Giới hạn lực phanh
b.2. Bộ giảm lực phanh: Đối với loại này, đặc tính phân bố lực phanh gồm hai nửa đường thẳng giao nhau. Tại điểm tác động, hệ số góc của đường thẳng biểu thị tỷ lệ thay đổi, Hình 8-10. Đối với loại này, xu hướng hãm cứng bánh xe trước thấp hơn bộ giới hạn lực phanh. Sự giảm lực phanh bánh sau đạt được bởi một van mà nó chỉ cho tăng áp suất cửa ra khi áp suất cửa vào tăng quá một giới hạn đã định.
Hình 8-10Điều chỉnh giảm lực phanh trục sau
Biên soạn: TS. Phan Minh Đức – Bộ môn Ô tô, khoa Cơ khí Giao thông 102 Khi tải trọng thay đổi, tọa độ trọng tâm ô tô thay đổi, và dẫn đến thay đổi quy luật phân bố lý tưởng. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh quy luật phân bố lực phanh theo tải trọng trên các trục bánh xe. Có hai loại bộ điều chỉnh tự động theo tải trọng: bộ điều chỉnh loại tia và bộ điều chỉnh với thời điểm tác động thay đổi.
c.1. Bộ điều chỉnh loại tia: Đặc tính lý tưởng và đặc tính điều chỉnh thực tế của loại này được mô tả trên Hình 8-11. Quy luật phân bố lực phanh lý tưởng, ứng với tải trọng bất kỳ của ô tô, là đường cong nằm trong khoảng hai đường cong thể hiện phân bố lực phanh lý tưởng khi ô tô không tải (đường dưới) và khi ô tô đầy tải (đường trên). Đường đặc tính thực tế của bộ điều hòa là tập hợp các “tia”, được tự động điều chỉnh theo tải trọng trên các trục bánh xe. Vùng làm việc của bộ điều chỉnh là phần diện tích gạch chéo.
Hình 8-11Điều chỉnh lực phanh loại “tia”
c.2. Bộ điều chỉnh với thời điểm tác động thay đổi: Nguyên lý điều chỉnh tương tự như bộ giảm lực phanh trên trục sau. Tuy nhiên, khi phân bố trọng lượng trên các trục bánh xe thay đổi thì điểm tác động của bộ điều chỉnh cũng thay đổi. Kết quả là, bộ điều chỉnh có khả năng tạo được phân phối lực phanh như thể hiện trên phần diện tích gạch chéo ở đồ thị.
Hình 8-12Điều chỉnh lực phanh với thời điểm tác động thay đổi