Vị trí địa lý

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây sa mộc tại vườn quốc gia ba vì hà nội (Trang 25 - 33)

Phần 4 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây theo trục đường Láng – Hòa Lạc, qua Thị xã Sơn Tây. Hệ thống giao thông đi lại thuận tiện.

- Tọa độ địa lý: Từ 2055 – 2107 Vĩ độ Bắc.

Từ 10518 -–10530 Kinh độ Đông.

- Ranh giới Vườn Quốc gia:

+ Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì , Hà Nội.

+ Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tinht Hòa Bình.

+ Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyệt Thạch Thất; xã Đông Xuân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ; xã Yên Quang, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

+ Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội và các xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tổng diện tích tự nhiên: 10.814,6 ha ( trích dẫn theo thông tin điện tử Vườn quốc gia Ba Vì)

4.1.2 Địa hình, địa thế

Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi trung du tiếp giáp với vùng bán sơn địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh như Đỉnh Vua cao 1296 cm, Đỉnh Tảo Viên cao 1227 m, Đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m, Đỉnh Viên Nam cao 1012 m. Địa hình bị chia cắt bởi những khe và thung lũng, suối hẹp.

Sườn của hai khối núi Ba Vì và Viên Nam có dạng bất đối xứng, sườn Tây Bắc hơn sườn Đông. Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông Băc -–

Tây Nam, độ dốc bình quân ˃25˚. Nhiều nơi có độ dốc lớn ˃35˚. ( trích dẫn theo trang thông tin điện tử vườn quốc gia Ba Vì)

4.1.3 Địa chất, đất đai

Theo tài liệu nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Ba Vì của Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005) và kết quả điều tra lập địa bổ sung năm 2008 cho thấy: Nền địa chất khu vực có phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi, có thể tổng hợp theo các nhóm đá điểm hình như sau:

- Nhóm đá macma kiềm và trung tính: Điểm hình có đá Diorit, poocphiarit tương đối mềm. Nhóm đá này khi phong hóa cho mẫu chất tương đối mịn và tương đối giàu dinh dưỡng.

- Nhóm đá trầm tích: Cát kết, phiến thạch sét, cuội kết hình thành từ đá macma kiềm và trung tính. Nhóm đá này khi phong hóa tạo thành loại đất khá màu mỡ.

- Nhóm đá biến chất phân bố thành dải từ khu vực Đá Chông đến Ngòi Lát, chiếm gần toàn bộ diện tích phía Đông. Thành phần chính của nhóm này gồm đá diệp thạch kết tinh, đá gnai, diệp thạch xêrit lẫn các lớp quăczit.

- Nhóm đá vôi phân bố khu vực núi Chẹ, xóm Mít, xóm Quýt.

- Nhóm đá trầm tích phun trào nằm rải rác trong vùng.

Với thành phần đá mẹ phong phú và đa dạng đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau

- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Phân bố ở đai cao 700 m trở lên, phát triển trên đá macma kiềm và trung tính. Đất có màu vàng nhạt, tầng mùn khá dày, tầng đất mỏng đến trung bình. Quá trình Feralit kém điểm hình đồng thời quá trình mùn hóa tương đối mạnh là do quá trình đai cao (chế độ núi trung bình).

- Đất Feralit đỏ vàng: Phân bố ở độ cao dưới 700 m, phát triển trên đá macma kiềm, trung tính và các loại đá khác. Đất có màu vàng đỏ, nâu, màu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng, tầng đất mỏng đến dày. Tái sinh cây gỗ khá phổ biến. Đất ở đây có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp.

- Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp, phù hợp với canh tác nông nghiệp. (trích dẫn theo trang thông tin điện tử vườn quốc gia Ba Vì)

4.1.4. Khí hậu, thủy văn 4.1.4.1. Khí hậu

Theo tài liệu quan sát khí tượng thủy văn biến động trong những năm gần đây của các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực Ba Vì có nhiệt độ bình quân năm là 23,4˚C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7˚C, nhiệt độ tối cao lên tới 42˚C. Ở độ cao 400 m nhiệt độ trung bình năm là 20,6˚C; Từ độ cao 1.000 m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16˚C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2˚C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1˚C. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 1, tháng 12.

Từ cốt 400 trở lên, khí hậu ít khô hanh hơn khu vực dưới cốt 400. Mùa đông có gió Bắc với tần xuất > 40%. Mùa họ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam.

4.1.4.2. Thủy văn và tài nguyên nước

Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn Núi Ba Vì và Núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. (trích dẫn theo trang thông tin điện tử vườn quốc gia Ba Vì)

4.1.4.3 Tài nguyên rừng

Theo số liệu điều tra phân chia 3 loại rừng năm 2005 và kết quả điều tra tại thực địa năm 2008, tổng trữ lượng gỗ của Vườn là 309,616 nghìn m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là 221,868 nghìn m3, rừng trồng là 87,748 m3.

Rừng gỗ tự nhiên tập trung chủ yếu ở các xã Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng. Rừng Tre Nứa có 1.041,3 nghìn cây phân bố chủ yếu ở các xã Ba Vì, Vân Hòa và một ít ở xã Tân Lĩnh, Ba Trại.

Trong tổng số 4.569,6 ha rừng trồng thì có 2.271,3 ha là rừng trồng ở cấp tuổi 1 chưa có trữ lượng. Rừng Keo và Bạch đàn tuổi 2 ở trữ lượng 87,748 nghìn m3 tập trung ở các xã Ba Vì, Vân Hòa , Khánh Thượng, Tân Lĩnh, Phú Minh.

Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn quốc gia Ba Vì có 160 họ, 649 chi, 1209 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 14 yếu tố địa lý thực vật (tính theo đơn vị cơ bản chi = gennus)

- Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm: có 34 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông tre (Podocarpus nerifolius), Sến mật (Madhca pasquieri), Giooir lá bạc (Michelia cavaleriei), Phi ba mũi (Cephalotaxus manii)…

- Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì: Loài được gọi là đặc hữu Ba Vì theo thời điểm (Ba vi endemic plants by point of time) có 49 loài, điểm hình như Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường Ba Vì (Begonia baviensis), Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis)…

- Cây có giá trị sử dụng gỗ: Có 185 loài.

- Thực vật cây thuốc: Có tới 668 loài thuốc, 158 họ, 441 chi chữa 33 loài bệnh và chứng bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loại thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đắng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoằng đắng (Fibraurea tinctoria)…

- Về Tre, Nứa trong rừng tự nhiên có 9 loài phân bố ở độ cao dưới 800m, Giang ở độ cao 1.100m, ở độ cao hơn có Sắt Ba Vì mọc thành từng vạt trên khu vực đỉnh Vua, Tân Viên, Ngọc Hoa. Hiện nay vườn đã sưu tập thêm 117 loài Tre Trúc, nằm ở độ cao dưới 400m. Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 1.000 loài, làm tăng tính phong phú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và tham quan thắng cảnh.

4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.2.1. Hiện trạng dân số, dân tộc và lao động trong khu vực

Mật độ dân số trung bình trong khu vực là 221 người /km2. Mật độ dân số ở các xã không đều nhau, thấp nhất ở xã Ba Vì là 75 người /km2, cao nhất ở xã Ba Trại là 540 người /km2.

Tỷ lệ sinh ở các xã giao động từ 1,0 – 1,68%, trung bình là 1,38%, kết quả này cho thấy rõ chênh lệch tỷ lệ sinh ở các xã tương đối lớn. Đây là khó khăn lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

- Thành phần dân tộc trong khu vực điều tra: Trong khu vực điều tra có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh , Dao và Thái. Cộng đồng dân tộc Mường có 69.547 người, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15% và dân tộc Thái 0,15%.

- Phân cấp hộ theo thu nhập trong khu vực điều tra.

Tỷ lệ hộ nghèo, trung bình, khá trong khu vực như sau: Trong toàn khu vực điều tra có 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng.

Tỷ lệ số hộ khá và giàu trung bình trong khu vực là 14,87%, như vậy tỷ

lệ hộ khá và giàu cao hơn so với hộ nghèo. Đây là một thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Các hộ khá, giàu có thể giúp đỡ các hộ nghèo đi lên trong phát triển kinh tế, xã hội của toàn vùng.

- Phân bố lao động theo ngành nghề trong khu vực

Tổng số lao động là 51.558 người, chiếm 57,33 dân số toàn khu vực.

Phân bố lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trong vùng có năng suất thấp do phụ thuộc nhiều và thời tiết, dẫn đến phần lớn dân cư trong vùng chỉ có mức sống trung bình.

Trong vùng điều tra do phân bố lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chủ yếu, nhưng ít có ngành nghề phụ cho thu nhập, do vậy những tháng năm nhàn, một số lao động dư thừa này đã tác động trực tiếp vào Vườn quốc gia Ba Vì.

4.2.2 Phân bố diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất trong vùng chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm 44,9%; diện tích đất nông nghiệp chiếm 22,04%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp 996 m2 / người (bao gồm cả đất cấy lúa và đất trồng màu) do vậy sản xuất nông nghiệp phần lớn không đủ dùng, dân cư ở các xã phải gia tăng sản xuất bằng các hình thức khác.

Diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 1.02%; Người dân chủ yếu là tận dụng các hồ nước để nuôi, việc đào ao nuôi thủy sản rất ít, do kinh phí đào ao lớn, người dân không có đủ vốn để làm.

Đất nông nghiệp trong vùng ít, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ nên diện tích cấy 1 vụ lúa còn nhiều ở các xã. Diện tích trồng màu hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, do vậy sản lượng lương thực trong vùng không ổn định. Năm thời tiết thuận lợi năng suất, sản lượng cao, ngược lại nếu gặp phải năm thời tiết bất lợi năng suất, sản lượng giảm làm ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.

4.2.3. Thu nhập bình quân của người dân trong vùng

Sản lượng lương thực trong toàn khu vực đạt 308 kg/người/năm. Kết quả điều tra trên cho thấy, khu vực điều tra là vùng sản xuất nông nghiệp nhưng sản lượng lương thực trong vùng không đủ cung cấp trên địa bàn, do vậy phải có kế hoạch tăng sản lượng lương thực để đáp ứng đủ lương thực cho người dân.

Trong khu vực điều tra, thu nhập bình quân/người/năm, cao nhất ở xã Yên Trung đạt 6.000.000 đ/người/năm và thấp nhất là xã Vân Hòa đạt 3.600.000 đ/người/năm. Kết quả trên cho thấy thu nhập bình quân người/năm trong khu vực còn thấp so với thu nhập bình quân chung của tỉnh Hà Tây (cũ) và Hòa Bình.

4.2.4. Thực trạng về giáo dục, y tế trong vùng

- Giáo dục: Ở tất cả các xã đều đã có trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Toàn vùng đã có 1.309 giáo viên, 14.731 học sinh. Nhìn chung vấn đề giáo dục đã được chính quyền địa phương và các ban ngành quan tâm. Hầu

hết các em ở độ tuổi đến trường đều đã được đi học. Khó khăn lớn nhất hiện tại ở các xã trong khu vực là chưa có nhà ở kiên cố cho giáo viên từ nơi khác đến.

Cần xây dựng nhà ở cho giáo viên để họ yên tâm giảng dạy.

- Chất lượng giáo dục: Năm 2010 các xã trong vùng dự án có tỷ lệ học sinh trung học được xét tốt nghiệp đạt từ 94 – 98%. Tuy vậy số học sinh giỏi cấp huyện còn thấp so với mức bình quân chung của huyện.

- Công các y tế và chăm sóc sức khỏe: Trong khu vực điều tra, mỗi xã có 1 trạm y tế. Toàn vùng có 103 các bộ y tế và 87 giường bệnh. Các cơ sở y tế trong vùng làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi và một số các bệnh thông thường khác làm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Cơ sở vật chất ở các trạm y tế còn thiếu. Cần tăng cường cơ sở vật chất, có kế hoạch tập huấn hàng năm cho các bộ y tế cấp xã.

4.3.Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội 4.3.1. Thuận lợi

Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên người dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, môi trường sinh thái. Đến nay cơ bản không còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy. Tài nguyên rừng được duy trì, phát triển tốt. Lực lượng lao động trên địa bàn khá dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng. Các chương trình dự án như:

Chương trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của chính phủ bước đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, từ đó người dân có nhiều kinh nghiệm làm rừng và có ý thức bảo vệ rừng góp phần nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

4.3.2. Khó khăn

Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó người dân tộc Mường có tỷ lệ khá cao, chiếm 77,3% dân số trong vùng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của người

dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều thiếu, hệ thống truyền thông cộng cộng và phương tiện nghe nhìn còn thiếu.

Đội ngũ các bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn là những trợ lực không nhỏ cho quá trình hội nhập và phát triển.

Phần 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây sa mộc tại vườn quốc gia ba vì hà nội (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)