Sinh trưởng chiều cao trên các vị trí 350m,600m,1000m

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây sa mộc tại vườn quốc gia ba vì hà nội (Trang 46 - 49)

Phần 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng của Sa mộc

5.2.3. Sinh trưởng chiều cao trên các vị trí 350m,600m,1000m

Kết quả so sánh sinh trưởng chiều cao trên các vị trí địa hình 350m, 600m, 1000m theo tiêu chuẩn Kruskal – Walis được thể hiện ở bảng 5.10 và bảng 5.11.

Bảng 5.10: Bảng tính hạng cho chỉ tiêu chiều cao vút ngọn tại các vị trí địa hình 350m – 600m – 1000m

Vị trí Dung lượng quan sát Xếp hạng trung bình

350m 58 111.30

600m 56 79.54

1000m 59 70.19

Bảng 5.11: Kết quả so sánh sinh trưởng đường kính ngang ngực bằng tiêu chuẩn Kruskal – Walis

Hvn

Khi bình phương 21.677

Bậc tự do 2

Sig. 0.000

Từ bảng 5.10 cho ta thấy, hạng trung bình về chiều cao của Sa mộc ở dạng 350m là cao nhất, sau đó là Sa mộc ở dạng 600m và cuối cùng là Sa mộc ở dạng 1000m.

Bảng 5.11 cho kết quả kiểm tra giả thuyết H0 theo công thức (3.12) của Kruskal & Wallis. Xác suất của 2< 0.05 nên Ho bị bác bỏ. Điều này nói lên rằng sinh trưởng Hvn của Sa mộc ở ba vị trí 350m, 600m, 1000m là khác nhau rõ rệt.

Chiều cao của Sa mộc sinh trưởng ở vị trí 350m có số hạng trung bình cao nhất

nên được xem là tốt nhất.

Để có thể thấy sự sai khác trực quan hơn chúng tôi mô phỏng mức độ chênh lệch Hvn của Sa mộc tại 3 vị trí qua biểu đồ sau:

Hình 5.5: Sinh trưởng Hvn của Sa mộc ở vị trí 350m, 600m, 1000m.

Qua biểu đồ ta thấy, sinh trưởng về Hvn của Sa mộc ở vị trí 350m là nhanh nhất sau đó là Sa mộc ở vị trí 600m, sinh trưởng Hvn của Sa mộc ở vị trí 1000m là chậm nhất.

5.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho các mô hình trồng rừng Sa mộc tại Vườn quốc gia Ba Vì

Áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp với phương pháp kỹ thuật lâm sinh vào để xúc tiến nhanh qua trình phát triển rừng, phục hồi rừng. Trồng bổ sung các diện tích mới để phủ xanh đồi núi trọc.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung thêm một số loài cây có giá trị về lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

Chặt vệ sinh, chặt những cây gẫy đổ, các cây sâu bệnh... làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng, phải tuân thủ theo quy phạm của rừng, rừng phòng hộ.

9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13

350m 600m 1000m

Cần có biện pháp bảo vệ rừng trước mùa cháy bằng các biệt pháp cụ thể như: thu dọn, đốt vật liệu cháy trước mùa cháy, tăng cường giám sát, tạo tầng tán hợp lý,...

Cần phát huy vai trò của công tác khuyến lâm trong việc phổ biến các kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây Sa mộc

Trồng rừng đòi hỏi lượng vồn khá lớn, do đó cần có những hỗ trợ về mặt kinh tế cho những cá nhân và hộ gia đình làm nghề rừng.

Để đưa mô hình trồng rừng thuần loài vào thực tế cần tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn về loài cây Sa Mộc, có biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung thêm diện tích, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh lâm phân.

Tuyên truyền, giáo dục để người dân thấy được lợi ích từ việc trồng rừng để người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng.

Xây dựng quỹ vốn cụ thể cho người dân vay dài hạn hoặc có vốn đầu tư ban đầu để thực hiện trồng rừng. Thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức khác nhau để phát triển rừng.

Từ kết quả nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng và tăng trưởng rừng Sa mộc trồng tại khu vực nghiên cứu cho thấy, tình hình sinh trưởng của rừng Sa mộc tại vị trí 1000m chưa đạt được chất lượng cao. Kết quả này bao gồm nhiều nguyên nhân: Là yếu tố về đất đai, lập địa nghèo dinh dưỡng. Như vậy, để cải thiện rừng trồng Sa mộc tại vị trí 1000m thì cần có những giải pháp về quá trình điều tra thực địa, thiết kế trồng rừng, cần chú ý đến những khác biệt về điều kiện lập địa, cụ thể là các chỉ tiêu độ dày, độ phì tầng đất, địa hình, địa thế, vị trí, tình trạng thực điều chỉnh mật độ trồng rừng, chi phí chăm sóc.

Đối với các lập địa xấu, năng suất thấp, cần tăng định suất đầu tư để tăng thêm lượng phân bón hữu cơ cho việc bón lót, phân vô cơ bón thúc trong quá trình chăm sóc ở năm thứ nhất và năm thứ hai. Việc làm này rất cần thiết thúc đẩysinh trưởng, phát triển của rừng, nhằm cải thiện sản lượng gỗ thu hoạch.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây sa mộc tại vườn quốc gia ba vì hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)