KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây sa mộc tại vườn quốc gia ba vì hà nội (Trang 49 - 52)

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài rút ra một số kết luận sau:

* Phân bố lý thuyết dạng hàm Weibull biểu thị tốt quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính ngang ngực (N/D1.3), phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn). Các đường biểu diễn quy luật N/D1.3, N/Hvn có dạng một đỉnh lệch trái. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của rừng trồng thuần loài đều tuổi nước ta và phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước.

* Từ kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa các đại lượng cho thấy:

- Giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực thân cây luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ dưới dạng phương trình logarit Hvn = a + blnD1.3.

- Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực tồn tại mối quan hệ ở dạng phương trình đường thẳng Dt = a + b.D1.3 cho từng ô tiêu chuẩn ở các dạng địa hình khác nhau với mức độ từ tương đối chặt đến chặt.

- Kết quả so sánh sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3 và chiều cao vút ngọn Hvn của Sa mộc trồng thuần loài đều tuổi ở các vị trí địa hình khác nhau chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội cho thấy sinh trưởng của Sa mộc ở vị trí chân đồi là tốt nhất, tiếp đó là sinh trưởng của Sa mộc ở vị trí sườn đồi, sinh trưởng của Sa mộc ở vị trí đỉnh đồi là kém hơn cả. Theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nhân tố đất và yếu tố địa hình.

6.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả thu được, đề tài còn một số mặt tồn tại sau đây:

-Số lượng ô tiêu chuẩn điều tra nghiên cứu còn ít.

- Đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu được ở một cấp tuổi nên kết quả thu được chưa tổng quát và chỉ phù hợp cho các đối tượng thuộc phạm vi tuổi nghiên cứu, các giai đoạn tuổi khác cần có những nghiên cứu tiếp theo.

- Đề tài còn chưa tính toán, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để

kiểm tra các quy luật kết cấu lâm phần nghiên cứu.

- Với khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp nên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện ban đầu những quy luật cấu trúc của các lâm phần Sa mộc trồng thuần loài đều tuổi. Đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh như đưa ra một số biện pháp cụ thể với quy trình kỹ thuật tỉ mỉ để tác động vào rừng nhằm nâng cao nâng suất cũng như chất lượng rừng trồng.

6.3. Kiến nghị

- Có thể sử dụng tạm thời phương trình lập được vào điều tra nghiên cứu giới hạn ở địa phương.

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu, tăng dung lượng mẫu điều tra để đảm bảo độ tin cậy của số liệu.

- Với các quy luật phân bố và tương quan cần phải thử nghiệm nhiều dạng phương trình khác nhau để lựa chọn ra phương trình phù hợp nhất, chính xác nhất và việc sử dụng đơn giản nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

2. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam (2001), Chuyên đề canh tác nương rãy, Hà Nội.

3. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu, Nghệ An. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

5. Ngô Quan Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Vĩnh, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Lộc (1992), Lâm sinh học, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Thị Thu Hà (2012), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của một số mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại xã Bản Mù huyện Trạm Tấu Tỉnh Yên Bái, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

7. Viên Đình Hiệp (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm học và kỹ thuật trồng cây Sa Mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

8. Hoàng Thị Cúc (2019), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng theo đai cao tại Vươn quốc gia Ba Vì – Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp.

9. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), Lâm học, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

10. Phùng Ngọc Lan (1986) Lâm sinh học, tập 1, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

11. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

12. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp lâm sinh nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng loài cây sa mộc tại vườn quốc gia ba vì hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)