Nghiên cứu ảnh hưởng sự tương hỗ của tổ hợp PGK đến hàm lượng Ca(OH) 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ rất cao dùng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume, tro bay và các vật liệu sẵn có ở việt nam (Trang 83 - 86)

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.2 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TƯƠNG HỖ CỦA TỔ HỢP PGK SF VÀ FA ĐẾN CÁC TÍNH CHẤT CỦA CKD

4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng sự tương hỗ của tổ hợp PGK đến hàm lượng Ca(OH) 2

4.2.3.1 Đường cong phân tích nhiệt TG/dTG

Đường cong TG-DTG cho thấy các phản ứng cơ bản xảy ra khi tăng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng đến 1000oC. Sự mất khối lượng trong quá trình gia nhiệt của các các mẫu thí nghiệm xảy ra theo 3 giai đoạn chính (Hình 4.17): (i) sự mất khối lượng xuyên suốt quá trình gia nhiệt từ 105-1000oC xảy ra do mất nước liên kết của CSH và Etringgite. Giai đoạn 2 đó là sự mất khối lượng xảy ra ở từ 400-550oC [30, 34, 43]

do sự mất nước tự do của quá trình khử CH. (iii) Khi mẫu vật chưa được xử lý, CH hình thành kết hợp với CO2 trong không khí để tạo thành CaCO3 vì vậy sự mất khối lượng ở giai đoạn thứ 3 xảy ra do sự phân hủy CaCO3 và mất CO2 khỏi đá xi măng ở khoảng nhiệt độ 600-800oC[30, 34, 43]. Tuy nhiên trong quá trình lấy mẫu và gia công mẫu, mẫu thí nghiệm được lấy ở phần trong lõi viên mẫu đá CKD dẫn đến sự kết hợp CH với CO2 không khí để tạo thành CaCO3 là rất ít. Thực tế phân tích nhiệt TGA mẫu bột XM PC40 đã thấy xuất hiện có sẵn pick của CaCO3 (Hình 4.18). Vì vậy khi tính toán hàm lượng CH trong đá CKD luận án bỏ qua sự mất khối lượng của CaCO3 trong đường cong phân tích nhiệt.

Hình 4.17 Đường cong phân tích nhiệt Hình 4.18 Kết quả phân tích bột XM 4.2.3.2 Ảnh hưởng của phụgia khoáng đến hàm lượng Ca(OH)2

Luận án đánh giá ảnh hưởng của PGK đến hàm lượng CH ở các mẫu sử dụng khác nhau gồm có: 100XM, 10SF, 20FA, 10SF20FA, tỷ lệ N/CKD =0,18 thí nghiệm ở 3 ngày, 28 ngày và 90 ngày. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong Hình 4.19, Hình 4.20 và Bảng 4.5.

Hình 4.19 Ảnh hưởng PGK đến hàm lượng CH theo CKD

Hình 4.20 Ảnh hưởng PGK đến hàm lượng CH theo 1 % XM Bảng 4.5 Kết quả thí nghiệm hàm lượng CH

Ký hiệu CP

hàm lượng CH

%CKD CH trên 1g XM,g/g Mức độ giảm CH trên 1g XM so với mẫu

100%XM,%

3

ngày 28

ngày 90

ngày 3

ngày 28

ngày 90

ngày 3 ngày 28

ngày 90 ngày 100XM 3,16 4,37 5,73 0,032 0,044 0,057

10SF 1,97 1,90 1,05 0,022 0,021 0,012 30,6 51,7 79,6 20FA 3,00 3,44 3,14 0,038 0,043 0,039 -19,0 1,7 31,5

10SF20FA 1,23 1,13 0,62 0,018 0,016 0,009 44,3 63,2 84,6 Hiệu quả tương hỗ giảm CH (g/gXM), (SE) % 32,6 9,8 -26,5

80 85 90 95 100

0 200 400 600 800

Mất khối lượng, [%]

Nhiệt độ [oC]

CaCO3 Bột XM

Đá XM

0 2 4 6 8

3 28 90

Hàm lượng CH,%/CKD

Ngày

100XM 10SF 20FA 10SF20FA

0,00 0,02 0,04 0,06 0,08

0 30 60 90

Hàm lượng CH, g/gXM

Ngày

100XM 10SF

20FA 10SF20FA

Đối với mẫu 100XM kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng Ca(OH)2 tăng theo thời gian bão dương mẫu ở 3 ngày tuổi đạt 3,16% và ở tuổi 28 và 90 ngày tương ứng đạt 4,37% và 5,72%.

-Ảnh hưởng của SF tới hàm lượng CH: Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng 10SF góp phần làm giảm hàm lượng CH so với mẫu 100XM ở tất cả các tuổi thí nghiệm. Ở tuối 3 ngày hàm lượng CH rất thấp còn 1,97% thấp hơn nhiều so với mẫu 100XM. Ở tuổi muộn hàm lượng CH tiếp tục giảm nhưng không đáng kể tương ứng còn 1,9% và 1,05% tương ứng ở tuổi 28 ngày và 90 ngày. Sự giảm hàm lượng CH do 2 nguyên nhân: thứ nhất 10%XM bị thay thế bởi SF. Nguyên nhân thứ hai là SF với vai trò hạt siêu mịn góp phần tăng quá trình tạo mầm tinh thể dẫn đến thúc đẩy phản ứng thủy hóa của XM sau đó phản ứng puzơlanic của SF với ion Ca2+ xảy ra ở tuổi sớm ngày.

-Ảnh hưởng của FA đến hàm lượng CH: Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sử dụng 20%FA hàm lượng CH giảm so với mẫu 100XM ở tuổi thí nghiệm. Ở 3 ngày là 3,0%, 28 ngày là 3,44% và 90 ngày là 3,93%. Sự giảm hàm lượng CH ỏ tuổi 3 ngày là do lượng XM giảm do XM bị thay thế bởi FA, tuy nhiên một phần FA với kích thước hạt siêu mịn cũng góp phần thúc đẩy quá trình thủy hóa của XM dẫn đến hàm lượng CH trên 1% của mẫu chứa 20FA cao hơn so với mẫu 100XM.

Ở tuổi muộn hàm lượng CH giảm ở tất cả các tuổi thí nghiệm khi đánh giá trên hệ CKD hay 1%XM. Điều này là do phản ứng puzơlanic của FA với CH làm giảm nồng độ của CH trong đá CKD.

Ảnh hưởng sự kết hợp SF và FA đến hàm lượng CH: Kết quả thí nghiệm cho thấy đối với mẫu 10SF20FA hàm lượng CH giảm ở tất cả các tuổi thí nghiệm khi đánh giá trên hệ CKD và 1%XM. Sự giảm CH ở tuổi sớm là do phản ứng của SF với CH và ở tuổi muộn là do phản ứng của FA với CH dẫn đến hàm lượng CH bị giảm trong suốt quá trình dưỡng hộ.

Hiệu quảtương hỗ của tổ hợp SF và FA đến hàm lượng CH: Kết quả thí nghiệm cho thấy sự kết hợp10% SF và 20%FA góp phần làm giảm hàm lượng CH ở tất cả các tuổi dưỡng hộ. Theo thời gian dưỡng hộ mức độ giảm hàm lượng CH tăng lên từ

44,3% đến 84,6%. Kết quả định lượng cho thấy ở tuổi 3 ngày và 28 ngày tồn tại hiệu ứng tương hỗ của SF và FA góp phần làm giảm hảm lượng CH, sự tương hỗ ở tuổi 3 ngày chủ yếu là do phản ứng thứ cấp của SF với CH và FA góp phần thúc đẩy phản ứng thủy hóa của XM, ở tuổi 28 ngày sự tương hỗ là do phản ứng thứ cấp của SF và FA với CH, ở tuổi 90 ngày sự tương hỗ âm do vai trò phản ứng của đơn FA với CH, SF chỉ đóng vai trò điền đầy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ rất cao dùng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume, tro bay và các vật liệu sẵn có ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)