CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.3 Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng chọn lọc được phân tích dựa trên mô hình tuyến tính tổng quát GLM (General Linear Model) trên phần mềm thống kê Minitab 16.0.2. Mô hình thống kê có dạng:
Yijkl = à + THi + GTj + Dayk + eijkl Trong đó: Yijkl : Giá trị của tính trạng quan sát;
à: Giỏ trị trung bỡnh của tớnh trạng quan sát; THi : Ảnh hưởng của thế hệ (i = 1, 5);
GTj : Ảnh hưởng của tính biệt (j = 1, 2);
Dayk : Ảnh hưởng của ngày nở (k = 1,...);
eijkl : Sai số ngẫu nhiên.
Ước tính tham số di truyền và giá trị giống của các tính trạng chọn lọc:
Các thành phần phương sai và thông số di truyền của các tính trạng chọn lọc, bao gồm khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi, dày cơ ức lúc 7 tuần tuổi và năng suất trứng 42 tuần tuổi được ước tính bằng phương pháp REML (Restricted Maximum Likelihood – Tương đồng tối đa có giới hạn) trên phần mềm thống kê VCE 6.0.2 (Groeneveld và cs., 2010). Các giá trị
62
giống được dự đoán của các tính trạng bằng phương pháp BLUP trên phần mềm PEST 4.2.3 (Groeneveld, 2003). Xác định hệ số đồng huyết bằng SAS 9.1. Mô hình thống kê sử dụng phân tích thống kê di truyền là mô hình thú đa tính trạng như sau:
Yijklu = à + THi + GTj + Dayk + Daml + am + eijklmu Trong đó: Yijklmu là giá trị thu được của tính trạng theo dõi;
à là giỏ trị trung bỡnh của quần thể;
THi là ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i=1, 5);
GTj là ảnh hưởng của tính biệt thứ j (j=1, 2);
Dayk là ảnh hưởng của ngày nở thứ k (k = 1, ...);
Daml là ảnh hưởng con mẹ thứ l (l = 1, ...);
am là ảnh hưởng di truyền cộng gộp của cá thể thứ m;
là sai số ngẫu nhiên.
Trong mô hình phân tích thống kê trên, yếu tố tính biệt không đưa vào mô hình khi phân tích tính trạng năng suất trứng 42 tuần tuổi.
Đánh giá khuynh hướng di truyền và kiểu hình, tiến bộ di truyền:
Khuynh hướng di truyền của các tính trạng nghiên cứu được đánh giá dựa trên sự biến thiên của các giá trị giống trung bình theo mỗi thế hệ. Khuynh hướng kiểu hình của các tính trạng nghiên cứu được đánh giá dựa trên sự biến thiên của các giá trị kiểu hình trung bình theo mỗi thế hệ. Nghĩa là trên biểu đồ biểu diễn xu hướng của mỗi tính trạng, mỗi điểm trên đường biến thiên chính là giá trị giống trung bình hay giá trị kiểu hình trung bình của nhóm cá thể được sinh ra trong cùng một thế hệ. Khuynh hướng di truyền và kiểu hình của tính trạng được trình bày trên cùng một đồ thị hai trục tung.
Tốc độ cải tiến di truyền của mỗi tính trạng được đánh giá thông qua phép phân tích hồi quy tuyến tính của giá trị giống trung bình của nhóm cá thể theo thế hệ bằng menu SCATTER trên bảng tính EXCEL 2016 với mô hình sau:
y = a + bx
Trong đó: y là giá trị giống trung bình của tính trạng nghiên cứu của nhóm cá thể sinh ra trong cùng một thế hệ;
a là hằng số;
x là thế hệ của nhóm cá thể;
b là hệ số hồi quy – chính là mức tăng của giá trị giống/thế hệ.
eijklmu
Phương pháp xử lý số liệu đàn khảo sát sinh trưởng, sinh sản dòng vịt thuần và lai:
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để phân tích so sánh giữa chỉ tiêu khối lượng vịt, khối lượng trứng, các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các chỉ tiêu phân tích thành phần hóa học và lý học cơ đùi và cơ ức, các chỉ tiêu đặc điểm sinh học của trứng, các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng trên đàn vịt lai thương phẩm. So sánh cặp bằng trắc nghiệm Tukey với mức tin cậy 95% (α = 0,05) để xác định ảnh hưởng của yếu tố so sánh (thế hệ).
Sử dụng Chi-Test để phân tích yếu tố ảnh hưởng đối với các chỉ tiêu như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ ấp nở vịt. Mô hình phân tích phương sai General Linear Model (GLM) trên phần mềm Minitab 16.2.0:
Yij = à + Mi + eij
Trong đó: Yij: là mỗi số liệu quan sát;
àlà trung bỡnh của cỏc số liệu quan sát; Mi là ảnh hưởng của yếu tố so sánh; eij sai số ngẫu nhiên.