1. Kiến thức:
- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
- HS hiểu khái niệm ô, khối ô, địa chỉ ô.
2. Kỹ năng:
- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng Excel đơn giản.
- HS biết cách nhập công thức trong ô tính.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Giáo án, máy tính, tranh ảnh để minh họa.
2.HS: Sách giáo khoa, đọc trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số.
- Kiểm tra điều kiện học tập của HS: SGK, dụng cụ học tập cần thiết.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Tính toán là một tính năng rất quan trọng của Excel, HS đã biết cách nhập dữ liệu kiểu số, kiểu ký tự, biết gõ những phép tính đơn giản (=1+2). Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì trong quá trình tính toán của Excel chẳng khác nào một máy tính cá nhân thông thường. Để tận dụng được tính năng tự động hóa của chương trình bảng tính và các em có thể nắm được cách sử dụng địa chỉ trong công thức của Excel, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học này.
Hoạt động 2: Sử dụng công thức để tính tóan - Chương trình bảng tính có khả năng rất ưu việt
đó là tính toán.
- Các công thức dùng trong bảng tính cũng giống như công thức toán học nhưng công thức dùng ở bảng tính phải có dấu = phía trước.
- Trong bảng tính ta có thể dùng các ký hiệu phép toán nào trong công thức để thực hiện phép tính?
- GV: Ví dụ 3+4; 4/2...
- GV yêu cầu HS mỗi phép toán lấy 1 ví dụ.
- Trong toán học ta có thứ tự thực hiện các phép tính như thế nào?
- Gv: lấy ví dụ và yêu cầu học sinh thực hiện [(12 + 5) - 7]*3
1. Sử dụng công thức để tính toán:
- HS nghe giảng bài.
- HS trả lời: Sử dụng các phép tính +, -, *, /, ^, % để tính toán.
- HS cho ví dụ.
- HS trả lời:
+ Với biểu thức có dấu ngoặc:
ngoặc ( ) [ ] { }
+ Các phép toán lũy thừa phép nhân, phép chia phép cộng, phép trừ.
- HS thực hiện yêu cầu.
Hoạt động 3: Nhập công thức - GV yêu cầu HS quan sát hình 22 Sgk
- GV vẽ hình minh họa lên bảng.
- GV yêu cầu HS thực hành:
+ Mở máy
+ Chạy chương trình Excel + Mở một File mới
+ Gõ công thức sau: ( 54-12)/4+(23+12)*5
2. Nhập công thức:
- HS quan sát Sgk và trên bảng.
- Để nhập công thức vào một ô cần làm như sau:
+ Chọn ô cần nhập công thức.
- GV kiểm tra các bước thực hiện trên máy của HS.
- Nếu ô chọn có công thức em sẽ thấy công thức xuất hiện ở đâu?
- Nếu em chọn một ô không có công thức thì trên thanh công thức xuất hiện những gì?
- Em hãy nhìn lên bài thực hành và cho biết làm thế nào để em biết được một ô nào đó có công thức hay không?
- Nếu viết công thức không có dấu = phía trước thì kết quả trên thanh công thức là gì?
* Nội dung cơ bản được giữ trong ô tính là công thức và được hiển thị trên thanh công thức. Còn nội dung được hiển thị trong ô tính là kết quả tính toán bằng công thức.
+ Gõ dấu =
+ Nhập công thức + Nhấn phím Enter.
- HS: Trên thanh công thức.
- HS: Nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trên.
HS lắng nghe và chú ý.
Hoạt động 4: Sử dụng địa chỉ trong công thức - Thế nào là địa chỉ một ô. Cho ví dụ?
- Nhìn những hình vẽ sau, em hãy cho biết cách tính có địa chỉ và cách tính không dùng địa chỉ?
- Em thay số 6 thành số 5 kết quả 2 hình là:
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức:
- Địa chỉ một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. Ví dụ:
A1; B23; C10...
- HS quan sát cac shình vẽ.
- Em có nhận xét gì về kết quả trên?
* Lưu ý: Như vậy các phép tính mà không dùng đến địa chỉ thì mỗi lần tính toán ta phải gõ lại công thức và ngược lại nếu sử dụng công thức có địa chỉ ta chỉ cần thay đổi giá trị của con số
- HS trả lời
- HS lắng nghe chú ý.
thì kết quả thay đổi theo.
IV. CỦNG CỐ
- Để nhập công thức vào một ô ta phải chú ý đến điều gì đầu tiên? (Gõ dấu =)
- Hãy nhập một công thức gồm các biểu thức có chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia vào một ô. Sau đó nhấn Enter để hoàn tất. Sau đó quan sát trên thanh công thức và so với dữ liệu trong ô vừa nhập vào.
- GV yêu cầu HS thực hiện công việc tính toán bằng cách lấy địa chỉ của các ô cần tính.
V. DẶN DÒ – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Trả lời và làm các bài tập Sgk.
- Luyện tập ở nhà nếu có điều kiện.
- Tiết sau chuẩn bị bài thực hành số 3: “Bảng điểm của em”
Diễn Hải, ngày 29 tháng 09 năm 2012 Tiết 15 – 16: