THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Giao an su 6 Ban dep theo dung quy chuan van ban (Trang 33 - 37)

i. mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Hs nắm được các ý sau:

- Trên đất nước ta, từ xưa con người đã sinh sống. Trải qua hàng chục vạn năm con người đã có những chuyển biến dần từ Người tối cổ thành Người tinh khôn.

- Phân biệt và hiểu được các gia đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.

2. Tư tưởng:

Bồi dưỡng cho hs ý thức về lịch sử lâu đời của nước ta, về lao động xây dựng xã hội

3. Kỹ năng:

Rèn luyện cách quan sát, nhận xét và bước đầu so sánh.

II. Thiết bị dạy – học:

Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh liên quan, công cụ phục chế,…

iii. hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trong các quốc gia cổ đại Phương Đông, các tầng lớp xã hội chính là gì?

A. Quí tộc, nông dân, nô lệ.

B. Quí tộc, chủ nô, nô lệ.

C. Quí tộc, chủ nô, nông dân công xã.

D. Sống bình đẵng, không phân chia giai cấp

Câu 2: Điền vào chỗ trống bài tập sau: Phương Đông và Phương Tây có điểm khác nhau về nhà nước. Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông là nhà nước... Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Tây là nhà nước ...

3. Bài mới

a. Hoạt động giới thiệu bài:

Qua phần lịch sử thế giới cổ đại, chúng ta đã nắm những nét chính về quá trình phát triển của con người và sự hình thành nhà nước. Ở nước ta như thế nào?

b. Các hoạt động dạy và học bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1 :

Gv: dùng bảng đồ VN giới thiệu sơ lược cảnh quan của những vùng có liên quan (Lạng Sơn, Thanh Hoá)

Gv hỏi: Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần đối với cuộc sống người nguyên thuỷ?

Gv hỏi: Người tối cổ là người như thế nào?(kiến thức cũ)

Gv hỏi: Di tích Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?

Nhóm thảo luận: Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta? (Trên khắp đất nước ta, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ).

I Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

- Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

- Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá) - Xuân Lộc (Đồng Nai)

* Những dấu tích đó đều tồn tại cách đây khoảng 30- 40 vạn năm.

+ VN là một trong những quê hương của loài người.

* Hoạt động 2: tìm hiểu mục II

- Gv: dùng lược đồ giới thiệu cho hs thấy việc mở rộng địa bàn sinh sống ra nhiều nơi…

Gv hỏi: Người tối cổ trở thành Người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước ta?

Gv hỏi: Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

Gv hỏi: Công cụ lao động của họ có gì mới so với Người tối cổ? (đá được cải tiến, có hình thù rõ ràng)

II. Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào?

- Cách đây khoảng 2- 3 vạn năm Người tối cổ trở thành Người tinh khôn

- Dấu tích của họ được tìm thấy ở Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Ninh Bình...

- Biết cải tiến việc chế tác công cụ đá.

Tuy ghè đẽo thô sơ nhưng hình thù đã rõ ràng, phần lưỡi được mài sắc hơn.

* Hoạt đông 3: tìm hiểu mụcIII

Gv hỏi: Những địa điểm sinh sống của Người tối cổ giai đoạn phát triển được tìm thấy ở đâu?

Nhóm thảo luận: quan sát hình 19 so sánh với h 22, 23. Nhận xét gì? (đều làm bằng đá. Công cụ h19 rất đơn giản, hình thù không rõ ràng, chỉ ghè đẽo qua loa.

Công cụ h22,23 đa dạng phong phú hơn, hình thù rõ ràng, phần lưỡi được mài sắc hơn, tay cầm được cải tiến dễ cầm hơn Gv hỏi: Tại sao có sự tiến bộ đó? ( rút kinh nghiệm qua lao động) ? Ngoài công cụ đá còn có công cụ nào khác?

- GV liên hệ và nhấn mạnh vai trò của lao động

Gv hỏi: Sự tiến bộ trong chế tác công cụ đem lại kết quả như thế nào? (mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống)

* Sơ kết: Thời nguyên thuỷ nước ta chia thành 2 giai đoạn: Ngưòi tối cổ sống cách đây hàng triệu năm, công cụ chủ yếu là đá thô sơ. Người tinh khôn sống cách đây hàng vạn năm, công cụ đá được cải tiến phù hợp với lịch sử thế giới. Gv liên hệ với câu nói của Bác.

III. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?

- Họ sống ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

- Xuất hiện nhiều loại hình công cụ mới tiến bộ hơn như rìu ngắn, rìu có vai, cuốc đá. Ngoài ra còn biết làm các công cụ bằng xương, sừng, làm đồ gốm.

- Mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống từ đó chỗ ở ổn định lâu dài hơn.

4. Củng cố, dặn dò:

* Gv hớng dẫn Hs trả lời l mà bài tập và trả lời câu hỏi:

Bài tập: Điền vào chỗ trống theo mẫu, cỏc giai đoạn phỏt triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta

Các giai đoạn Thời gian xuất hiện Địa điểm chính Công cụ chủ yếu

Người tối cổ Người tinh khôn giai đoạn đầu

Người tinh khôn giai đoạn phát triển

Câu hỏi: Sự tiến bộ của rìu mài lưối với rìu ghè đẽo thể hiện ở chỗ nào?

A. Hình thù rõ ràng.

B. Có hiệu quả lao động hơn C. Lưỡi rìu sắc hơn

D. Tất cả các ý trên

* Dặn dò: học bài cũ, làm lại bài tập ở lớp vào vở.

chuẩn bị bài 9.

 Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

Ngày soạn: 30 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: 01 tháng 11 năm 2012

Tiết 9 - Bài 9

Một phần của tài liệu Giao an su 6 Ban dep theo dung quy chuan van ban (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w