Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý tài nguyên rừng nghiên cứu bảo tồn loài ngân đằng (codonopsis celebica (blume) thuan) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội (Trang 21 - 24)

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng

2.4.3.1 Điều tra, thu thập số liệu trong OTC điển hình

Điều tra trong OTC tiến hành hoạt động điều tra thực địa theo tuyến theo 3 tuyến với 10 OTC, xác định vị trí lập OTC với diện tích 1000m² (25mx40m).

OTC lập dựa trên nguyên tắc: OTC phải được đặt ở những vị trí tính chất đại diện cao nhất và có phân bố của loài Ngân đằng. Trên mỗi tuyến điều tra có sự phân bố tự nhiên của loài tiến hành lập 2 OTC trên mỗi tuyến. Trong các OTC tiến hành điều tra các chỉ số về tầng cây cao, tầng cây tái sinh và tầng cây bụi thảm tươi.

Tiến hành điều tra tầng cây cao với các chỉ số:Đường kính tại chiều cao 1.3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt), sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu). Trong đó D1.3 được đo gián tiếp thông qua chu vi, chiều cao được đo bằng thước brunay, sinh trưởng điều tra theo phương pháp mục trắc. Kết quả điều tra được ghi lại theo mẫu biểu 02.

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra tầng cây cao

OTC số:………...Tọa độ OTC:………

Độ cao OTC:………Độ dốc OTC:………

Ngày điều tra:……… …Người điều tra:………….…………

STT Tên

loài D1.3 Hvn Hdc Dt Sinh trưởng

Ghi chú 1

Điều tra tầng cây tái sinh

Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi OTC có diện tích 9m² (3m x 3m). Vị trí ODB được lập theo sơ đồ 2.1. Trong mỗi ODB tiến hành điều tra thành phần loài, chiều cao cây, phẩm chất và nguồn gốc tái sinh.

Kết quả điều tra ghi lại theo mẫu biểu 03.

15

Mẫu biểu 03: Điều tra tầng cây tái sinh

OTC số:…………...Địa điểm:………Người điều tra:………

ODB STT Tên cây

Cấp chiều cao Nguồn gốc Phẩm chất H<5

0cm

H=50- 100cm

H>100

cm Hạt chồi

1

Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi

Trong các ODB đã lập tiến hành điều tra tầng thảm tươi cây bụi theo các chỉ số: loài cây, số bụi hoặc số cây, độ che phủ (%), chiều cao trung bình của bụi. Kết quả điều tra được ghi lại theo biểu 04.

Mẫu biểu 04: Biểu điều tra tầng cây bụi thảm tươi OTC số:…………...Địa điểm:………...Người điều tra:………

ODB STT Tên

loài

Số cây,bụi

Độ che phủ

Chiều cao trung bình

Ghi chú

2.4.3.2. Phương pháp thu mẫu và tiến hành mô tả

Quan sát và mô tả:

- Hình thái thân cây: Màu sắc cách phân cành trên thân

-Hình thái lá cây: Cách mọc, mép lá, kiểu lá, cuống lá và kích thước lá.

- Hình thái hoa, quả, hạt

Sơ đồ 2.1: Vị trí ODB trong OTC

1 1 1 1 1 1 1 1 1

1 2

5 3 4

16

Ghi nhận lại các đặc điểm của loài bằng hình ảnh trực quan. Từ đó tiến hành mô tả và so sánh với hình ảnh thực tiễn.

2.4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp.

Xây dựng bản đồ tuyến điều tra

Sử dụng phần mềm Base camp, Arc map để xây dựng bản đồ tuyến điều tra và vị trí các OTC có phân bố tự nhiên của loài.

Xử lý số liệu trong OTC

Tiến hành tính toán mật độ cây trung bình trong OTC, từ đó tính được mật độ trung bình của khu vực trong tầng cây cao, tầng cây tái sinh.

𝑀ậ𝑡 độ (𝑐â𝑦

ℎ𝑎 ) =Notc ∗ 10⁴ Sotc Trong đó NOTC: Số cây trong OTC

SOTC: Diện tích OTC

Xây dựng công thức tổ thành theo loài cho tầng cây cao và tầng cây tái sinh trong các OTC theo số cây. Muốn xây dựng công thức tổ thành cần tính được hệ số tổ thành loài và lựa chọn được loài tham gia trực tiếp vào công thức tổ thành.

Hệ số tổ thành của loài 𝑛𝑖 = NotcNi 𝑥 10 Trong đó Ni: Số cá thể của loài i trong OTC

Loài được tham gia trực tiếp và công thức tổ thành phải có Ni ≥ Ntb

Trong đó Ntb = Số loài xuất hiện trong OTCNotc

Những loài có Ni < Ntb thi khi viếtvào công thức tổ thành sẽ được gộp chung và ghi vào công thức là loài khác, hệ số tổ thành cũng được cộng dồn và viết sau cùng.

Khi đó công thức tổ thành sẽ có dạng: ∑𝑖𝑘=0𝑛𝑖𝑘𝑖

17

Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao trong các OTC từ đó tính chỉ tiêu sinh trưởng trung bình như đường kính trung bình (D1.3tb);

chiều cao vút ngọn trung bình (Hvntb); chiều cao dưới tán trung bình(Hdctb), đường kính tán trung bình (Dt).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý tài nguyên rừng nghiên cứu bảo tồn loài ngân đằng (codonopsis celebica (blume) thuan) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)