Đặc điểm sinh thái học của loài Ngân đằng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý tài nguyên rừng nghiên cứu bảo tồn loài ngân đằng (codonopsis celebica (blume) thuan) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Ngân đằng

4.2.2. Đặc điểm sinh thái học của loài Ngân đằng

Từ bảng tổng hợp 4.1 trên nhận thấy loài phân bố tập trung tại những khu vực có độ cao 600m - 700m tương ứng với khu vực cost 600- cost 700 tại VQG Ba Vì. Sinh cảnh sống của loài chủ yếu là ven đường, vùng có nhiều ánh sáng. Số lượng cá thể loài trên tuyến điều tra còn ít và phân bố tập trung tại khu vực nhất định.

4.2.2.1. Đặc điểm tầng cây cao tại khu vực Ngân đằng phân bố

Đặc điểm cấu trúc và mật độ tầng cây cao

Tại khu vực có phân bố tự nhiên của loài đã tiến hành điều tra cấu trúc rừng trong 10 OTC. Từ kết quả điều tra tính toán được mật độ trung bình và cấu trúc tổ thành của tầng cây cao trong 10 OTC được tổng hợp tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp công thức tổ thành và mật độ 10 OTC

OTC Công thức tổ thành

Mật độ Cây/ha 1 2.19 Máu chó lá bạc+1.87 Thau lĩnh+1,56 Dẻ

cau+4,37 LK 320

2 2 Ớt sừng lá lớn+1.78 Óc tốt+1,33 Dẻ gai

nhím+1,11 Mò roi+ 0,67 Gội nếp+ 3,11 LK 450

3

2 Mỡ ba vì+ 1,56 Óc tốt+ 1,33 Ớt sừng lá nhỏ+ 1,33 Ớt sừng lá lớn+1,1 Mạ sưa+ 0,67 Dẻ gai nhiều cạnh+3,44 LK

450

4 2,84 Gội nếp+ 1,62 Óc tốt+ 1,35 Thau lĩnh+ 0,81 Ớt

sừng lá lớn+ 3,38 LK 740

5 8,3 Mỡ ba vì+ +2,11 Óc tốt+ 0,53 Sồi đá+ 1,69 LK 530 6 1,84 Nái+ 1,71 Óc tốt+ 0,92 Ớt sừng lá toa+ 0,92

Nhội+ 0,53 Sồi đá+ 0,53 Thừng mực trơn+ 2,76 LK 760

36

OTC Công thức tổ thành

Mật độ Cây/ha

7

2,22 Bã đậu+1,23 Gội trắng+ 0,99 Óc tốt+ 0,74 Ớt sừng lá to+ 0,62 Sp2+ 0,49Sp1+0,37 Hu đay+ 2,96 LK

810

8

2,3 Óc tốt+ 1,26 Ớt sừng+ 1,03 Kháo cuống mập+

0,57 Chương vân+ 0,46 Kháo+0,34 Nóng sổ+ 0,34 Thừng mực mỡ+ 3,33 LK

870

9 3,64 Quế+ 2,99 Giổi xanh++0,78 Nái lá nguyên+ 2,6

LK 770

10 3,26 Nóng sổ+ 2,13 Quế+ 1,35 Nái+ 1,12 Mỡ ba vì+

2,13 LK 890

Trung bình

659

Trong đó 𝑀ậ𝑡 độ = 𝑠ố 𝑐â𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 ô∗10^4 Sotc

LK: Loài khác

Từ bảng 4.2 nhận thấy khu vực có loài Ngân đằng phân bố trong công thức tổ thành rừng chiếm ưu thế là các loài thuộc họ Thầu dầu (Óc tốt, Ba soi), họ Dẻ (Dẻ gai nhím, Sồi đá, Dẻ cau), Họ máu chó,… với độ tàn che khoảng 0.35. Là sinh cảnh gắn liền với loài Ngân đằng. Các loài thực vật trong cùng sinh cảnh có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động sống.

Ngân đằng có sinh cảnh sống đa dạng với mỗi sinh cảnh có nhiều loài đi kèm khác nhau. Mật độ tầng cây gỗ trong sinh cảnh sống tương đối thưa (trung bình 659 cây/ha) nhận thấy độ che phủ tương đối thấp. Sự tham gia của các loài gỗ lớn trong công thức tổ thành không nhiều, chủ yếu là các loài gỗ nhỡ và nhỏ.

37

Các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao.

Các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao tại khu vực có Ngân đằng phân bố được tổng hợp trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao OTC D1.3 (cm) HVN (m) Hdc (m) Dt (m)

1 21,1 13,3 8,92 4,48

2 22,3 13,3 7,82 5,29

3 22,5 12,1 8,93 4,48

4 18,59 12,76 8,17 4,82

5 23,69 14,90 10,13 5,25

6 17,8 10,9 6,1 4,4

7 21,6 13,3 6,8 4,3

8 19,6 14,1 10,2 4,3

9 19,9 17,3 12,7 3,7

10 18,8 13,1 6,3 4,4

Trung

bình 20,588 13,506 8,607 4,542

Từ kết quả của bảng 4.3 cho thấy tổ thành tầng cây gỗ có chỉ tiêu sinh trưởng thuộc tầng cây gỗ nhỏ đến nhỡ. Chất lượng cây tốt có tiềm năng phát triển thành rừng có trữ lượng. Độ tàn che tương đối thấp khoảng 0.35 do mật độ chỉ đạt khoảng 659 cây/ha.

Đường kính trung bình thân nhỏ, trung bình chiều cao thân không lớn.

Nhận thấy đặc trưng rừng đang phục hồi, trữ lượng nhỏ. Sinh cảnh rừng phân bố tự nhiên của loài là rừng thưa kích thước nhỏ. Độ cao tầng tán tương đối thấp. Kích thước tán không lớn, độ tàn che nhỏ.

38

4.2.2.2. Đặc điểm tầng cây tái sinh tại khu vực loài Ngân đằng phân bố.

Căn cứ trên kết quả điều tra trong các ODB được xây dựng trong các OTC. Tiến hành xây dựng được công thức tổ thành của tầng cây tái sinh trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Công thức tổ thành và mật độ tầng cây tái sinh OTC Công thức tổ thành tầng cây tái sinh Mật độ

Cây/ha 1 3.12 Ớt sừng lá lớn + 1.04 Máu chó+ 0.83 Máu chó

lá bạc + 0.83 Lấu + 0.83 Chân danh + 3.33 LK 7333 2 3.125 Vả+ 1.25 Nưa+ 0.94 Re hương+ 0.94 Lóng

sổ+ 3.75LK 7111

3 3.33 Mạ sưa+ 1.25 Thôi ba chanh+1.67 Ớt sừng lá

nhỏ+ 3.75 LK 5333

4

1.72 Gội nếp+1.1 Óc tốt+ 0.91 Thẩu tấu+0.72 Vỏ mản+0.72 Ớt sừng lá nhỏ+ 0.65 Máu chó lá bạc+

0.53 Thau lĩnh+2.2 LK

6222 5 2.22 Ớt sừng+ 2.22 Mỡ ba vì+ 1.67 Óc tốt+ 3.89 LK 4000 6 3.33 Kháo vòng +1.85 Ớt sừng+ 1.48 Thẩu tấu+

1.11 Bời lời lá tròn+ 2.22 LK 6000

7 1.90 Ớt sừng+1.90 Gội+1.43 Phân mã+ 1.43 Sp2+

3.33 LK 4667

8

2.58 Re xanh+ 2.26 Gội trắng+ 1.94 Óc tốt+1.61Vỏ mản+ 0.65 Nóng sổ+ 0.65 Cuống vàng+ 0.32 Vải guốc+ 1.61 LK

6889 9 2.14 Nóng sổ +1.79 Nái+1.43 Mỡ ba vì+ 4.64 LK 6222 10 4.25 Nóng sổ + 2 Mỡ ba vì+ 1.25 Quế+ 2.5 LK 8889

Trung bình 6267

Như vậy từ kết quả của bảng 4.4 cho thấy rừng có tiềm năng cây tái sinh có chiều cao trên 50 cm lớn. Sức sống cây tái sinh cao là thế hệ thay thế có tiềm năng cho tầng cây cao. Các loài trong công thức tổ thành tầng tái sinh

39

chủ yếu là các loài có tiềm năng phát triền là cây gỗ nhỡ đến lớn, nếu có điều kiện phát triển sẽ đóng góp trữ lượng cho rừng khu vực.

Mật độ cây tái sinh trung bình của khu vực điều tra cao. Đây là tầng cây có tiềm năng lớn, thay thế cho thế hệ tầng cây cao già cỗi, thế hệ cây tái sinh là nguồn đảm bảo diễn thế sinh cảnh rừng

4.2.2.3 Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi tại khu vực rừng điều tra

Qua kết quả điều tra trên 10 OTC nhận thấy tầng cây bụi thảm tươi có tổ thành chủ yếu là các loài thuộc họ Ráy, họ Dương xỉ, họ Mạch môn đông,… phần lớn các cá thể sống phân tán. Số ít các loài dương xỉ và cỏ mọc tập trung (Hình 4.12-4.13).

Độ cao trung bình của tầng cây bụi thảm tươi khoảng 70 cm. Đây là tầng sống chính của loài Ngân đằng. Độ che phủ của tầng cây bụi thảm tươi khoảng 30%. Đây là tầng thực vật tương đối quan trọng do có ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh của loài. Nếu độ che phủ của tầng thảm tươi, cây bụi cao sẽ góp phần làm giảm được lượng lớn sói mòn đất tuy nhiên cũng lấn át quá trình tái sinh của loài.

Hình 4.12. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020

40

Hình 4.13. Loài cây bụi chiếm ưu thế tại khu vực Ngân đằng phân bố Nguồn: Nguyễn Thùy Dung, 2020

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản lý tài nguyên rừng nghiên cứu bảo tồn loài ngân đằng (codonopsis celebica (blume) thuan) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)