3.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Ba Vì có tọa độ địa lý:
Từ 20°55′ – 21°07′ Vĩ độ Bắc
Từ 105°18′ – 105°30′ Kinh độ Đông.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 60Km theo đường Quốc lộ 21A, 87.
Ranh giới tiếp giáp:
– Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì – TP Hà Nội.
– Phía Nam giáp xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
– Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
– Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Vườn Quốc gia Ba Vì được chia làm 3 phân khu chức năng:
– Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt – Phân khu phục hồi sinh thái – Phân khu dịch vụ hành chính.
20 3.1.2. Địa hình
Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lưu sông Đà và Sông Hồng 20Km về phía Nam.
Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như Đỉnh Vua (1296m), đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên Nam (1081m) và một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm 776m, đỉnh Gia Dê 714m…
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo hướng Đông – Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hướng Tây – Bắc – Đông – Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên Nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 25°, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 35°, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không thuận lợi.
3.1.3. Khí hậu thủy văn
Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Nằm ở vĩ độ 21 độ Bắc, chịu tác động của cơ chế gió mùa. Tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa đông khô lạnh. Chế độ nhiệt Phân bố nhiệt trung bình năm ở các vùng thấp dưới 100m khoảng 23°C- 23,5°C, tương ứng với tổng nhiệt 8300°C- 8400°C. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm 0,55°C. Ở độ cao 500m nhiệt độ trung bình là 20°C còn ở 100m là 18°C. Sự biến đổi nhiệt đi kèm với sự biến đối khí hậu từ nóng ẩm ở dưới thấp lên khô lạnh ở trên 500m. Biến đổi nhiệt độ theo mùa trong năm khá cao, khoảng 12 độ. Mùa lạnh ở vùng chân núi kéo dài từ tháng 11 đến giữa tháng
21
3, còn lại là mùa nóng. Tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 28 đến 29°C, tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình 16 đến 16,5°C. Ở vùng núi cao trên 100 m nhiệt độ trung bình tháng không vượt quá 32°C. Dao động nhiệt ngày đêm có biển độ khá lớn khoảng 8°C.
Lượng mưa trung bình hằng năm tương đối cao và không đồng đều. Ở vùng núi cao và sườn đồng có lượng mưa 2000 đến 2400mm trên năm. Ở vùng xung quanh núi từ 1600 đến 2000mm trên năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, lượng mưa tháng 6 trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8, 9. Khả năng bốc hơi khoảng 1000 đến 1200 mm trên năm.
Các yếu tố khí hậu khác bức xạ hằng năm từ 120 đến 130 Kcal, thấp hơn so với các vùng khác cùng vĩ độ. Tốc gió vùng núi khuất tương đối yếu, trung bình 1- 2 m trên giây độ ầm trung bình tháng 80 đến 90 %.
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất
Các loại đất chính trong khu vực gồm các loại đất phát triển trên đá khác nhau: đất feralit màu vàng, đất bazan màu nâu đỏ. Đất phù xa không được bồi có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha hoặc thịt nhẹ; đất thung lũng; đất lầy có thành phần cơ giới là thịt nặng trong các trũng gập nước;…
- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Phân bố ở đai cao 700m trở lên, phát triển trên đá macma kiềm và trung tính. Đất có màu vàng nhạt, tầng mùn khá dày, tầng đất mỏng đến trung bình. Quá trình Feralit kém điển hình đồng thời quá trình mùn hoá tương đối mạnh là do quy luật đai cao (chế độ núi trung bình).
- Đất Feralit đỏ vàng: Phân bố ở độ cao dưới 700m, phát triển trên đá macma kiềm, trung tính, và các loại đá khác. Đất có màu vàng, đỏ, nâu, màu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng, tầng đất mỏng đến dày. Tái sinh cây gỗ khá phổ biến. Đất ở đây có khả năng phù hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp.
22
- Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp, phù hợp với canh tác nông nghiệp.
Tài nguyên thực vật
Thảm thực vật được chia ra 3 kiểu rừng: rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới, rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim cận nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp hiện chỉ còn kiểu phụ rừng thưa nhiệt đới, rừng tre nửa và rừng phục hồi.
Hệ thực vật Ba Vì có khoảng trên 2000 loài thực vật. Nhiều loài cây quý hiếm như Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc,... Các loài thực vật nguy cấp, quí hiếm: có 34 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii)…
Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì điển hình như Mua ba vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường ba vì (Begonia baviensis), Xương cá ba vì (Tabernaemontana baviensis)…
Cây có giá trị sử dụng gỗ: có 185 loài, Thực vật cây thuốc: có tới 668 loài thuộc 158 họ, 441 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoằng đằng (Fibraurea tinctoria)...
Về tre, nứa trong rừng tự nhiên có 9 loài phân bố ở độ cao dưới 800m, Giang ở độ cao 1.100m, ở độ cao hơn có Sặt Ba Vì mọc thành từng vạt trên đỉnh núi, khu vực đỉnh Vua, Tản Viên, Ngọc Hoa. Hiện nay, Vườn đã sưu tập thêm 117 loài tre trúc, nằm ở độ cao dưới 400m. Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 1.000 loài, làm tăng tính phong phú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và thăm quan thắng cảnh.
Tài nguyên động vật.
Năm 2001 theo thống kê có 45 loài thú, 115 loài chim, 11 loài bọ sát, 15 loài lưỡng cư, 87 loài côn trùng, 8 loài sinh vật thủy sinh. Nhóm động vật
23
quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay (Petaurista petaurista)… Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)…và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì.
Tài nguyên khoáng sản.
Khu vực vườn Quốc gia Ba Vì có khoáng sản phong phú. Tuy nhiên hầu hết và các điểm quặng không có giá trị công nghiệp hoặc có trữ lượng nhỏ. Một số mỏ khoáng điển hình được khai thác trong vùng: sét Kaolin, cát và vật liệu xây dựng.