ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 28 - 31)

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là nội dung, bản chất của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng nói chung và được thể hiện cụ thể trên địa bàn thành phố Nha Trang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, nhằm làm rõ sự phù hợp, chưa phù hợp, đồng thời xác định những bất cập, mâu thuẫn giữa hai phương án quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng về thời gian, không gian lập quy hoạch; về nội dung lập quy hoạch; về quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch,,… trên địa bàn thành phố Nha Trang.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu điều tra thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định; cần tập trung vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu, bao gồm bốn vấn đề chính như sau:

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang

2.2.2. Tình hình công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại thành phố Nha Trang

2.2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Nha Trang

2.2.4. Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:

2.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản:

Phương pháp điều tra cơ bản được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện hai loại quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp điều tra cơ bản bao gồm:

- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:

Việc thu thập các tài liệu, số liệu điều tra phục vụ nhu cầu nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu sẵn có của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê và các phòng ban chuyên môn của thành phố Nha Trang (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị,…). Các tài liệu, số liệu thu thập bao gồm:

+ Tài liệu, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;

+ Tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng công tác lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Nha Trang;

+ Các quy định của Nhà nước, của thành phố Nha Trang có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp được sử dụng để điều tra các thông tin bổ sung, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở Nha Trang trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra thứ cấp; nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp.

- Phương pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho nghiên cứu đề tài:

Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel.

2.3.2. Phương pháp kế thừa và chọn lọc các tư liệu sẵn có:

Phương pháp kế thừa được sử dụng trong việc nghiên cứu tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở trong nước và ngoài nước; đồng thời trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu về công tác lập và thực hiện quy hoạch và các lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.3.3. Phương pháp so sánh:

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích sự thống nhất và chưa thống nhất trong các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; sự phù hợp và chưa phù hợp về nội dung giữa hai loại quy hoạch; sự tác động qua lại giữa hai loại quy hoạch nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan và thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch; xác định được những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch để đề ra phương hướng khắc phục. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các nội dung: Đánh giá tổng quan công tác quy hoạch trong và ngoài nước; Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu; Phân tích tác động qua lại và phát hiện sự bất cập giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất và đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành có liên quan để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng.

2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu

- Số liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tổng hợp, phản ánh thông qua các bảng, đồ thị,,…

- Số liệu sơ cấp được tổng hợp, phân tích, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell trên máy tính.

2.3.6. Phương pháp bản đồ

Sử dụng các bản đồ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để đưa ra các phân tích về mối quan hệ giữa hai loại hình quy hoạch.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)