CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.7. Kết quả điều tra thực vật bản địa tại địa bàn nghiên cứu
3.8.3. Nhận thức của người dân đối với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
3.8.3.1. Vai trò bảo vệ của vùng cát ven biển
Đa số người dân sống vùng cát được phỏng vấn nhận thức đầy đủ về vai trò bảo vệ của vùng cát ven biển: hạn chế cát bay, hạn chế lũ lụt, bão tố, tạo sinh kế người dân
… Tuy nhiên mức độ nhận thức, đánh giá về vai trò, chức năng bảo vệ của vùng cát ven biển giữa hai vùng cát cũng có sự khác biệt. Thể hiện qua biểu đồ …
Biểu đồ 3.13. Nhận thức của người dân đối với vai trò bảo vệ của vùng cát ven biển
Qua biểu đồ ta thấy, việc đánh giá về vai trò, chức năng bảo vệ của vùng cát giữa hai vùng có những sự khác biệt nhất định:
- Đa số người dân sống trên vùng đất cát nội đồng cho rằng vai trò bảo vệ vùng cát là lưu giữ nước cho canh tác nông nghiệp, bởi phần lớn người dân ở đây canh tác sản xuất nông nghiệp trên vùng cát nội đồng, mà đối với vùng đất cát, nước là vô cùng quan trọng. Việc giữ nguồn nước cho canh tác nông nghiệp là một trong những điều quan tâm lớn đối với người dân nơi đây để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vùng đất cát cũng có chức năng bảo vệ nguồn nước cho sông, hoặc tạo sinh kế cho người dân nơi đây …
- Trong khi đó, người dân vùng cát ven biển thì cho rằng vai trò bảo vệ của vùng cát ven biển phải nói đến là bảo vệ dân cư khỏi bão tố, hạn chế các thiên tai khác và là đặc trưng vùng miền quê hương.
Qua các số liệu trên ta có thể thấy việc đánh giá, xác định chức năng bảo vệ của vùng cát của người dân sống ở hai vùng có sự khác biệt là do cùng thể chế, chính sách, điều kiện kinh tế, xã hội … nhưng điều kiện tiếp sản xuất, sinh hoạt và tiếp xúc, ảnh hưởng của các diễn biến của thiên nhiên như: thiên tai gió bão, lũ lụt, hạn hán khác nhau nên nhận thức về vai trò, vị trí chức năng bảo vệ của vùng cát hai bên là khác nhau. Do đó, để thực hiện thành công và có hiệu quả việc phục hồi rừng phòng hộ ven biển cần xác định rõ ràng và cụ thể những tác dụng của việc phục hồi rừng mang lại cho từng khu vực, từng địa điểm, cũng như đánh giá cụ thể nhu cầu, mong muốn của người dân địa phương trên các vùng đất khác nhau thì công tác phục hồi rừng mới mang lại hiệu quả thiết thực.
3.8.3.2. Nhu cầu để tái phục hồi hệ sinh thái vùng cát ven biển
Phần lớn ý kiến người dân cho rằng nên duy trì diện tích đất cát hiện có để phục hồi hệ sinh thái ven biển (72/120 phiếu); bên cạnh đó, nhiều người cho rằng vấn đề phục hồi rừng phong hộ ven biển là vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ đời sống, sản xuất nhân dân, do đó đề xuất cần mở rộng diện tích để phục hồi rừng ven biển này. Trong khi đó cũng có một số người cho rằng, với diện tích đất cát rộng lớn như hiện nay, nên có chủ trương chuyển một phần đất cát sang sản xuất nông nghiệp để người dân sản xuất, cải thiện đời sống.
Biểu đồ 3.14. Ý kiến của người dân về diện tích phục hồi rừng trên đất cát 3.8.3.2. Về tái phục hồi hệ sinh thái vùng cát
Đa số người dân được phỏng vấn cho rằng Có thể áp dụng phương pháp tái phục hồi hệ sinh thái vùng cát với đúng loài cây bản địa đã và đang sinh trưởng trên vùng này, vì theo những người dân nơi đây, cây bản địa là loài cây sống lâu đời trên vùng đất cát nên phù hợp khí hậu, đất đai vùng này.
3.8.3.3. Về loài cây cần trồng để phục hồi rừng, có nhiều ý kiến khác nhau
- 56 phiếu cho rằng nên phục hồi rừng đất cát bằng các loại cây bản địa hiện đang sinh sống trên vùng này như: Trâm bù, Mướp sát, Vừng …
- 35 phiếu cho rằng cây Bạch đàn là phù hợp để phục hồi rừng trên đất cát.
- 44 phiếu tin tưởng cây Keo lưỡi liềm sẽ phục hồi rừng tốt trên cát.
- 75 phiếu khẳng định cây Phi lao sẽ là cây mang lại hiệu quả phục hồi rừng tốt trên đất cát này.
Biểu đồ 3.15. Ý kiến người dân về chọn lựa loài cây phục hồi rừng ven biển Qua biếu đồ ta có thể nhận thấy, quan điểm về loài cây phục hồi rừng của người dân nơi đây khá đa dạng, tùy theo khu vực sinh sống của người dân, gắn với một vài loài thực vật sinh trưởng, phát triển tốt họ sẽ chọn loài cây đó để phục hồi rừng ven biển. Đặc biệt, ý kiến của người dân hai bên vùng cát có sự khác nhau rõ rệt.
Nếu phần lớn người dân vùng cát ven biển cho rằng, việc phục hồi rừng cần dùng đến các loài cây như: Bạch đàn, Phi lao, thì đa số người dân vùng cát nội đồng lại cho rằng những loài nên phục hồi rừng là: các loài thực vật bản địa hiện có trên dãi đất cát nội đồng: Trâm bù, Mướp sát, Vừng … và loài Keo lưỡi liềm hiện đang được trồng rộng rãi trên vùng này; chỉ số ít người dân tin tưởng cây Phi lao, Bạch đàn. Trên thực tế cũng đã thể hiện rõ tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài thực vật. Nếu vùng cát nội đồng có những diện tích thực vật bản địa đang phát triển mạnh có chức năng bảo vệ vùng cát này, và gần đây cây Keo lưỡi liềm cũng đang thể hiện ưu thế của mình trên đất cát với sự sinh trưởng hơn hẳn các loài khác thì bên vùng đất các ven biển những rặng Phi lao xanh ngát, những dải rừng Bạch đàn phát triển tốt. Điều đó cho thấy sự khác nhau về loài cây thích ứng với từng vùng đất cát, do đó quan điểm về chọn loài cây để phục hồi rừng hai vùng cũng khác nhau.
3.8.3.4. Về cách thức tiến hành phục hồi rừng
Đa số người dân được phỏng vấn lựa chọn giải pháp trồng rừng mới và đối với những diện tích đã có cây thì cần tiến hành các biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi, bảo vệ và trồng bổ sung để phục hồi nhanh hệ sinh thái này.
Biểu đồ 3.16. Ý kiến người dân về cách thức tiến hành phục hồi rừng 3.8.3.5. Quản lý sau khi phục hồi
Công tác quản lý, bảo vệ cũng có nhiều ý kiến khác nhau của người dân: đa số người dân nơi đây cho rằng công tác quản lý bảo vệ rừng sẽ được thực hiện tốt nếu nhà nước áp dụng chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, tức nhà nước giao khoán đến hộ dân, những người sinh sống trực tiếp trên vùng đất cát này và nhà nước sẽ hỗ trợ về các chính sách, kỹ thuật …; nhiều ý kiến cũng cho cho rằng, việc quản lý, bảo vệ rừng sau phục hồi phải nên để nhà nước thực hiện thì mới hiệu quả; trong khi đó, một số ít hộ dân thì đánh giá việc này có thể giao hoàn toàn cho nhân dân thực hiện sẽ hiệu quả.
Biểu đồ 3.17. Ý kiến người dân về công tác quản lý rừng sau phục hồi
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Nhà nước quản lý Người dân tự quản lý
Nhà nước khoán cho người dân Số phiếu
Tổng số
Người dân vùng cát nội đồng Người dân vùng cát ven biển
Bên cạnh đó, một số hộ dân cũng có ý kiến: Việc trồng rừng cần thực hiện trên đất do nhà nước quản lý, không lấy đất sản xuất của người dân để trồng rừng; việc người dân tham gia quản lý, bảo vệ sau khi trồng rừng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để cải thiện đời sống, bởi cuộc sống người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn.