CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.7. Kết quả điều tra thực vật bản địa tại địa bàn nghiên cứu
3.8.4. Khu vực tiềm năng cho các biện pháp bảo tồn và phục hồi
- Theo ý kiến người dân, nên bảo tồn và phục hồi rừng trên cát cho mục tiêu giảm tác động do thiên tai bằng hệ sinh thái là khu vực đất cát ven biển (phía Đông sông Trường Giang) và vùng đất cát nội đồng (phía Tây sông Trường Giang). Tuy nhiên phần lớn người dân vẫn chọn khu vực đất cát ven biển để phục hồi rừng.
Biểu đồ 3.18. Ý kiến người dân về khu vực phục hồi rừng
Điều này cũng là hợp lý khi người dân nơi đây đa phần sống gần biển, mà diễn biến thời tiết khu vực này khá bất ổn, thường xuyên xảy ra thiên tai như gió bão, lũ lụt
…. Từ phía biển mang vào. Do đó, quan điểm người dân ở đây việc phục hồi rừng nhằm tác động giảm nhẹ thiên tai chủ yếu là giảm gió bão, lũ lụt.
Bên cạnh đó vẫn có một số người dân chú trọng việc phục hồi rừng bảo vệ vùng cát nội đồng với lý giải về giảm thiểu tác động của thiên tai là giữ nguồn nước, làm giảm khô hạn, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai đến đời sống người dân vùng cát nội đồng.
3.8.4.2. Biện pháp nào để công tác phục hồi được thực hiện nhanh hơn
Đa số người dân cho rằng nhà nước và nhân dân phối hợp cùng làm sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng Nhà nước hỗ trợ vốn để người dân thực hiện sẽ hiệu quả hơn, và một số ít người thì không rõ hiệu quả.
Biểu đồ 3.19. Ý kiến người dân về biện pháp phục hồi rừng ven biển 3.8.4.3. Về thời gian phục hồi rừng
Nhiều người tin tưởng răng trong vòng 2 đến 4 năm sẽ hoàn thành. Bên cạnh đó vẫn còn một số người cho là sẽ mất 5 đến 7 năm, thậm chí còn lâu hơn.
Biểu đồ 3.20. Ý kiến người dân về thời gian phục hồi rừng ven biển
3.8.4.4. Những ưu điểm thuận lợi tại địa phương giúp công tác phục hồi rừng được nhanh chóng
Theo người dân nơi đây đó là: diện tích đất cát rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, người dân mong muốn được phục hồi rừng giảm nhẹ thiên tai. Trong đó, điểm thuận lợi về mong muốn, nhu cầu phục hồi rừng để giảm nhẹ thiên tai của người dân vùng cát được đánh giá là cao nhất (102/120 phiếu).
Biểu đồ 3.21. Ý kiến người dân về những thuận lợi trong phục hồi rừng ven biển 3.8.4.5. Những khó khăn sẽ phát sinh gây trở ngại cho công tác phục hồi
Theo người dân đó là: nguồn kinh phí, một số người dân không hợp tác, gia súc phá hoại, và một số người lạc quan rằng sẽ không có khó khăn trong công tác phục hồi rừng ven biển này.
Biểu đồ 3.22. Ý kiến người dân về những khó khăn trong phục hồi rừng ven biển
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân sống trong và gần khu vực đất cát tỉnh Quảng Nam tại khu vực nghiên cứu và qua biểu đồ so sánh số liệu, chúng ta có thể nhận thấy rõ, quan điểm, nhận thức của người dân về tình trạng sinh thái, chức năng bảo vệ của vùng cát ven biển cũng như các nhận thức về thể chế, chính sách khu vực và các quan điểm về tiềm năng bảo tồn và phục hồi rừng ven biển nơi đây. Đặc biệt, qua số liệu điều tra cho thấy có sự khác biệt trong quan điểm, nhận thức của người dân sống hai bên vùng cát: nội đồng và ven biển trên địa bàn nghiên cứu.
Người dân nơi đây bao đời sống trên mảnh đất cát này, cuộc sống của họ gắn với vùng cát từ khi mới sinh ra. Do đó, nhu cầu, mong muốn của họ xuất phát từ những vấn đề bức thiết của cuộc sống. Cho nên, những ý kiến đóng góp, đề xuất của người dân khu vực vùng đất cát này là cơ sở ban đầu làm căn cứ cho kế hoạch phục hồi rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Nam.