Điều kiện tự nhiên huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật trồng rừng loài bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Địa bàn huyện Nam Trà My nằm dưới chân núi Ngọc Linh của dãy Trường Sơn, có độ cao từ 400 – 800 m. Địa hình mang nét đặc trưng của vùng đồi núi phức tạp và độ chia cắt lớn, độ dốc giảm dần từ Tây sang Đông, gây ra nhiều khó khăn cho phát triển đô thị, các điểm dân cư tập trung, các khu, cụm công nghiệp, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đất đai manh mún nên rất khó bố trí sản xuất, phát triển thủy lợi, khai hoang, cải tạo đồng ruộng và cơ giới hóa nông nghiệp. Nhưng mặt khác, địa hình đồi núi rất đa dạng về nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú là thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,...

3.1.1.2. Khí hu

Khí hậu Nam Trà My mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm mưa nhiều. Do chịu ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa và biên độ nhiệt ngày đêm của khu vực này lớn hơn vùng trung du và đồng bằng. Một số thông số chủ yếu như sau (NGTK huyện Nam Trà My, 2016):

* Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm : 23,90C

- Tháng có nhiệt độ cao nhất : Tháng 6 (27,20C) - Tháng có nhiệt độ thấp nhất : Tháng 2 (18,70C)

* Độ ẩm:

- Độ ẩm trung bình : 89%

- Tháng có độ ẩm cao nhất : Tháng 12 (96%) - Tháng có độ ẩm thấp nhất : Tháng 7 (83%)

* Nắng:

- Số giờ nắng cả năm : 1.556,1 giờ

- Tháng có số giờ nắng cao nhất : Tháng 7 (223,2 giờ nắng) - Tháng có số giờ nắng thấp nhất : Tháng 11 (36,2 giờ nắng)

* Lượng mưa:

- Lượng mưa cả năm : 4.546,7 mm

- Tháng có lượng mưa lớn nhất : Tháng 10 (1.465 mm) - Tháng có lượng mưa nhỏ nhất : Tháng 2 (91,8 mm) - Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 10, 11, 12.

* Gió bão:

Hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, vận tốc gió lớn nhất là 25m/s. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến thời tiết từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, muộn nhất đến tháng 4, thường kèm theo mưa lớn. Gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 8, thường gây khô nóng. Ít chịu ảnh hưởng của bão.

* Đánh giá:

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật nuôi. Nhiều nơi trên địa bàn huyện có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,...

Tuy nhiên, vào mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung cao nên thường có lũ quét gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khô thường bị hạn hán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Đất đai Các loại đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch Bộ nông nghiệp năm 1978 trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa):

Hiện trạng phần lớn là đất rừng tự nhiên và đất chưa sử dụng. Phân bố trên địa hình cao, có độ dốc lớn nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh; cần có biện pháp bảo vệ nâng cao độ che phủ của rừng. Đá mẹ chủ yếu của loại đất này là granit, liparit, hình thành ở địa hình dốc, tầng đất mỏng dưới 1m. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cấp hạt sét thấp < 20%, kết cấu rời rạc, kém khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng, độ pH 4 - 4,5.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs):

Hiện trạng thuộc đất rừng tự nhiên và một phần thuộc đất đồi núi chưa sử dụng.

Đất được hình thành từ sự phong hoá của các loại đá mẹ phổ biến: Sa phiến Thạch, phiến sét, phiến mica... Đất có màu vàng đỏ, phẩu diện phân tầng rõ. Thành phần cơ giới thịt trung bình, đất có phản ứng chua, độ pH 4- 4,5, phân bố ở độ dốc cao >250.

- Đất nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính (Fk):

Là loại đất Feralit được hình thành trên đá Bazan, Gabro, AndeZit ... là những sản phẩm do núi lửa phun ra giàu Ca2+, Mg2+. Đất có màu đỏ thẩm hay nâu đỏ, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Đất có kết cấu viên 3 - 5mm, tơi xốp, thoáng khí, tỷ lệ mùn cao. Đây là loại đất có đặc tính lý hoá tốt, phù hợp cho thực vật sinh trưởng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp):

Hiện trạng đang sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp và trồng cây công nghiệp lâu năm. Là loại đất hình thành trên nền phù sa cổ, nhưng đặc tính lý hoá đã có biến đổi do các điều kiện địa hình, khí hậu. Đất có màu vàng nâu, mức độ kết von và đá ong khá mạnh.

- Đất nâu tím trên đá Panagơnai (Fe):

Hình thành trên đá Panagơnai màu. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ nước kém, phân bố ở địa hình cao. Hướng khai thác là trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng rừng chống xói mòn.

- Đất mùn đỏ vàng trên đá Paragơnai (Hs):

Loại đất này hình thành trên vùng núi cao, độ dốc > 250, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày từ 120-150 cm, hàm lượng mùn cao. Đất có màu đỏ vàng, tích tụ mùn trong điều kiện khí hậu ẩm, độ che phủ cao.

- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Ha):

Là đất phong hoá của đá phiến thạch, phiến sét, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất mỏng, kết cấu vừa, giữ nước tốt. Loại đất này hiện đang sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và một ít thuộc đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất phù sa sông suối (Pγ):

Phân bố dọc các sông suối với diện tích nhỏ, rải rác. Đất hình thành từ sự bồi đắp, tích tụ của các sông suối, sản phẩm phù sa nghèo dinh dưỡng; chất đất chua, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất trung bình, tỷ lệ lẫn đá, sỏi cao; hiện đang sử dụng cho mục đích trồng lúa nước và hoa màu.

- Đất dốc tụ (D):

Phân bổ ở các thung lũng ven chân đồi. Thành phần đất hỗn tạp, phẫu diện không rỏ ràng, có màu xám đen, thích hợp cho mục đích trồng cây ngắn ngày.

Tình hình sử dụng đất

Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Trà My, hiện nay, cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện hiện nay như sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

TT LOẠI ĐẤT

Năm 2016

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 82.546,04 100,0 1 Đất nông nghiệp NNP 47.025,4 56,97 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2.568,16

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 44.457,24

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0,00

1.4 Đất làm muối LMU 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác NHK 0,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.616,03 1,96

2.1 Đất ở OTC 102,38

2.2 Đất chuyên dùng CDG 526,93

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,00 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 11,18

2.5 Sông suối và MNCD SMN 975,54

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 33.904,61 41,07

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 6,80

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 33.897,81 3.3 Núi đá không có rừng cây DCS 0,00

Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2016, Phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Nam Trà My

33.904,61 ha 41,07%

47.025,40 ha 56,97%

1.616,03 ha 1,96%

Đất NN Đất phi NN Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

* Đánh giá:

Nhìn chung, đất đai địa bàn huyện Nam Trà My chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng, phân bố trên địa hình có độ dốc cao nên quá trình bào mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Điều kiện thổ nhưỡng, độ dốc ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cần phải lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp để có hiệu quả cao, nên chú trọng đến sản xuất lâm nghiệp. Đất có rừng che phủ chiếm tỷ lệ khá cao góp phần bảo vệ môi trường, nguồn nước, đất đai và làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp đáng kể do việc triển khai các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản, phát triển khu dân cư và các mục đích khác. Cần có giải pháp khai hoang, mở rộng đất sản xuất kết hợp với chuyển đổi ngành nghề để đảm bảo đời sống nhân dân. Đất chưa sử dụng (đất bằng và đất đồi núi) còn khá nhiều nên vẫn còn nhiều điều kiện phát triển dựa trên tài nguyên đất đai nhưng cần tuân thủ quy hoạch và tránh gây tác hại xấu đến môi trường, đất đai, nguồn nước để đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.1.4. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt

Lưu lượng nước ít. Tuy nhiên, nhờ mật độ sông suối dày, độ dốc tương đối lớn nên có thể đầu tư xây dựng những công trình thủy lợi vừa và nhỏ để khai thác nước phục vụ sản xuất nhưng lưu lượng nước không nhiều và biến động theo mùa.

Nguồn nước ngầm

Nước ngầm thường rất sâu (20-25m) và thay đổi theo địa hình. Hiện tại nước ngầm chỉ sử dụng cho sinh hoạt ở một số nơi (bằng giếng đào). Nước ngầm rất dồi dào về mùa mưa, nhưng về mùa khô bị cạn kiệt. Khi độ che phủ của rừng tăng lên và các hồ đập thủy điện lớn được hoàn thành thì lượng nước ngầm sẽ được nâng lên đáng kể.

* Đánh giá

Nhìn chung hệ thống sông suối trên địa bàn huyện mang đặc trưng của thuỷ văn miền núi, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, lưu lượng dòng chảy trong năm thường thay đổi. Mùa khô dòng sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn nước vào sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Mùa mưa lưu lượng nước lớn, dòng chảy xiết gây hiện tượng sạt lở, xói mòn ven sông và ngập lụt ở một số khu vực làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sông nhân dân trong vùng.

Nguồn nước từ sông, suối hiện được sử dụng để cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nước sinh hoạt từ các nguồn này cần phải xử lý để đảm bảo chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế.

Về cấp nước sản xuất, do địa hình đồi núi phức tạp, đồng ruộng manh mún nên việc đầu tư xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi quy mô lớn rất khó khăn, tốn kém. Cho nên, chỉ có thể dựa vào mật độ sông suối tương đối dày để đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để phục vụ sản xuất.

Do đặc trưng của sông, suối vùng núi cao, trên một số dòng sông có thể khai thác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện có quy mô vừa và nhỏ, vừa để sản xuất điện năng, vừa góp phần điều tiết lũ và cấp nước sản xuất nông nghiệp. Hiện có một số dự án nhà máy thủy điện đang thi công xây dựng, khi hoàn thành sẽ tạo ra các mặt nước lòng hồ lớn có thể nuôi trồng thủy sản hoặc phục vụ tham quan, nghỉ mát,...

Nước ngầm là nguồn nước dự trữ quan trọng, đặc biệt ở những nơi nguồn nước mặt hạn chế hoặc bị ô nhiễm. Tuy chưa có tài liệu thăm dò chính thức, nhưng qua thực tế sử dụng của người dân thì nguồn nước ngầm có chất lượng nước tương đối tốt cho sinh hoạt và sản xuất.

3.1.1.5. Tài nguyên rng

Trước đây, Nam Trà My là vùng rừng rậm nguyên sinh. Trải qua các thời kỳ chiến tranh, rừng bị tàn phá nhiều cùng với tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, ... đã làm cho rừng bị thu hẹp và nghèo đi. Trong những năm gần đây, hoạt động trồng rừng đi đôi với công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng được chú trọng đã làm tăng vốn rừng một cách đáng kể.

Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Nam Trà My là 44.457,24 ha, chiếm 53,86% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất là 8.231,54 ha, đất rừng phòng hộ là 22.309,7 ha và đất có rừng đặc dụng là 13.916 ha.

Rừng Nam Trà My rất giàu về chủng loại, có nhiều loại gỗ quý hiếm (gõ, lim, lác, dỗi, chò chỉ, chò nâu,...), các loại lâm sản phụ (mây, tre, ươi,...), cây dược liệu (quế, sâm Ngọc Linh, sa nhân,...). Trữ lượng gỗ đạt trên 7 triệu m3. Rừng ở đây có sự phân tầng, tán rõ: tầng trên là cây thân gỗ, tầng dưới có các loại cây leo, cây hỗn tạp và

cây bụi. Hệ động vật cũng rất phong phú đa dạng với nhiều loài thú quý hiếm như hổ, voi, gấu, vọc, mang, nai,... Nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam.

* Đánh giá

Tài nguyên rừng với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, quý hiếm là tiềm năng rất lớn của Nam Trà My để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, đi đôi với khai thác, sử dụng cần đặc biệt chú trọng bảo vệ, tái tạo tài nguyên rừng để bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.1.6. Khoáng sn

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính thức công bố về khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng một cách đầy đủ. Qua một số tài liệu và đánh giá ban đầu, trên địa bàn huyện có các loại khoáng sản: vàng sa khoáng, đồng titan, cao lanh, bột màu, đá granit, fensfat, ...

* Đánh giá

Tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và có giá trị sẽ góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đem lại cho người dân có thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Nhưng việc khai thác khoáng sản khó tránh khỏi tác động tiêu cực đến môi trường. Do vậy, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và tổ chức khai thác hợp lý để vừa đạt được hiệu quả cao trong phát triển KT-XH, vừa hạn chế tối đa việc gây tác hại đến môi trường.

*Những thuận lợi, khó khăn hạn chế từ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Thuận lợi:

+ Với đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên, khá thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là phát triển các loại cây công nghiệp, cây dược liệu (sâm Ngọc linh, Đương quy..), một số loài rau ôn đới, trồng cỏ nuôi bò và phát triển rừng nhiệt đới.

+ Tài nguyên đất đai là một tiềm năng, thế mạnh của huyện Nam Trà My trong phát triển các vùng trồng cây nguyên liệu, cây công nghiệp, phát triển kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại. Nếu khai thác tốt diện tích đất chưa sử dụng (hơn 33.000 ha), Nam Trà My sẽ tạo ra được những giá trị kinh tế tương đối lớn và sẽ giải quyết ổn định các điểm dân cư nông thôn, hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong tương lai.

+ Mạng lưới sông suối ở Nam Trà My không chỉ là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho riêng Nam Trà My mà còn có ảnh hưởng lớn tới nguồn nước cả tỉnh Quảng Nam, vì đây là nguồn và là lưu vực rộng lớn tạo nên nguồn nước sông Thu

Bồn. Hệ thống này còn có thể khai thác thuỷ lợi, thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản và gắn với hệ thống phục vụ du lịch sinh thái.

+ Tài nguyên rừng của Nam Trà My là một vốn quý, đem lại không chỉ cho huyện mà cho cả Quảng Nam những lợi ích to lớn về môi trường, sinh thái, ngăn ngừa lũ lụt và những nguồn lợi kinh tế khác.

- Khó khăn, hạn chế:

+ Với địa hình miền núi hiểm trở, phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều sông suối nên Nam Trà My rất khó phát triển những vùng sản xuất chuyên canh diện tích lớn và khu, cụm công nghiệp lớn; nhiều trở ngại trong việc thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa nông nghiệp - nông thôn và xây dựng mạng lưới giao thông.

+ Thời tiết, khí hậu nắng nóng thường kéo dài trong năm gây khô hạn, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, dễ cháy rừng; mưa trong mùa hè thường kèm theo lốc xoáy nguy hiểm. Mùa mưa thường có mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt, sạt lở đất, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông đi lại và đời sống. Gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 9 kéo dài đến tháng 1 năm sau mang theo không khí lạnh và sương mù ảnh hưởng đến ngành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc thả rông đang là phổ biến ở huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, kĩ thuật trồng rừng loài bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)