ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 23 - 28)

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tên tiếng việt: Cây Quao - Tên khác: Cây Quao nước

- Tên khoa học: Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum Giới: Plantae

Ngành: Angiospermae

Lớp: Eudicots

Bộ: Lamiales

Họ: Bignoniaceae

Chi: Dolichandrone

Loài: Dolichandrone spathacea

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Các vùng có phân bố cây Quao tại tỉnh TT Huế;

- Thời gian: Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020.

- Về nội dung nhân giống: đề tải chỉ nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài Quao không nghiên cứu nhân giống bằng hạt và nuôi cấy mô tế bào.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đánh giá hiện trạng phân bố, đặc điểm hình thái, giá trị kinh tế của loài cây Quao - Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài cây Quao

- Bước đầu đề xuất hướng dẫn kỹ thuật giâm hom loài cây Quao 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Điều tra và bố trí thí nghiệm

- Về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội:

Kế thừa các tài liệu từ sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản, niên giám thống kê của tỉnh, thông tin từ internet... liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trên nguyên tắc có chọn lọc.

- Về điều tra phân bố - Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu về phân bố, sinh thái ở các nghiên cứu trước đây

+ Thu thập các báo cáo khoa học, các báo cáo thuyết minh và kết quả hoạt động của các dự án vv... niên giám thống kê của các tỉnh; thu thập số liệu từ các trạm khí tượng thuỷ văn nếu cần thiết.

- Thu thập số liệu sơ cấp

+ Đi hiện trường, xác định vùng phân bố ngoài thực địa, chụp một số hình ảnh về đặc điểm rừng và đất rừng ở hiện trường trồng Quao.

+ Phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp PRA như phỏng vấn trực tiếp, điều tra theo nhóm, điều tra theo lát cắt... cán bộ nghiên cứu đi tới các tỉnh có phân bố loài cây Quao ở khu vực Miền Trung, thu thập các thông tin về diện tích, vùng phân bố tự nhiên hay nhân tạo và các bản đồ có liên quan. Thông tin số liệu về khí hậu, đất đai của tỉnh và khu vực. Phỏng vấn người dân địa phương kết hợp với điều tra theo tuyến để xác định các khu vực có thể có loài Quao phân bố; thu thập thông tin từ những người dân khai thác, sử dụng loài cây này.

- Xác định vị trí phân bố xã, huyện, tỉnh hoặc tiểu khu lô khoảnh phân bố loài Quao.

- Xác định nguồn gốc của rừng Quao.

- Xác đinh tọa độ phân bố Quao tại khu vực nghiên cứu: Điều tra thực địa dùng GPS xác định toạ độ rừng Quao ngoài thực địa.

* Đánh giá đặc điểm sinh thái, phân bố loài Quao tại vùng Duyên hải miền Trung.

- Phương pháp nghiên cứu sinh thái: Xác định một số yếu tố sinh thái - môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, nhiệt độ trung bình ngày, trung bình năm,... kết hợp giữa đo trực tiếp và thu thập các số liệu khí tượng thủy văn tại địa phương và thôn tin từ niên giám thống kê các cấp ở vùng nghiên cứu; Xác định các loài thực vật chủ yếu cùng sinh sống với loài Quao. Xác định tổ thành loài cây cùng chung sống.

+ Các chỉ tiêu, số liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng gồm: về khí hậu (lượng mưa bình quân, tối thấp, tối cao; nhiệt độ bình quân, tối thấp, tối cao; diễn biến của nhiệt độ, biên độ nhiệt, lượng mưa, ánh sáng theo mùa của từng khu vực); về đất đai (mô tả phẩu diện đất; màu sắc các tầng đất; đặc điểm lý tính của đất; đặc điểm hoá tính đất; nhiệt độ đất).

+ Đào phẫu diện đất đại diện cho vùng lập địa/vùng sinh thái điều tra, mô tả phẫu diện, lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu lý hoá tính đất. Số lượng mẫu: 3

phẫu diện/khu vực x 2 khu vực (Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ) x 3 mẫu/phẫu diện (0-30cm; 30-60cm; 60-90cm). Phân tích ít nhất 5 chỉ tiêu như sau: pH, mùn, N%, P2O5, K2O..

-Về điều tra đặc điểm hình thái và giá trị kinh tế

- Phương pháp nghiên cứu sinh học: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu Thực vật học của Nguyễn Nghĩa Thìn; các phương pháp nghiên cứu Thực vật dân tộc học, cây thuốc của Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Thượng Dong và cs, Gary J. Martin ….

- Mô tả đặc điểm hình thái của loài Quao tại vùng Duyên hải miền trung: Phương pháp mô tả hình thái loài Quao dựa vào cách thức mô tả đặc điểm hình thái thực vật từng bộ phận của cây của Phạm Hoàng Hộ trong “Cây cỏ Việt Nam” (1991-1992). Chụp ảnh đặc điểm hình thái của một số bộ phận của cây .

- Đặc điểm tổng quát hình thái của loài: hình thái thân, chiều cao, đường kính, hình thái tán lá. Đặc điểm vỏ cây: màu sắc vỏ, hình thái vỏ, độ dày, kích thước vỏ, vết nứt vỏ. Đặc điểm rễ: đặc điểm chung của rễ, chiều dài rễ, loại rễ. Đặc điểm lá: hình thái, kích thước, màu sắc lá. Đặc điểm hoa: Hình thái hoa, màu sắc, loại hoa, đăc điểm đài, tràng, nhị, nhụy và xác định công thức hoa. Đặc điểm quả: Hình thái quả, loại quả, kích thước, màu sắc quả. Đặc điểm hạt: số hạt/quả, kích thước hạt, màu sắc hạt

- Giá trị kinh tế: Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu từ sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản liên quan đến cây Quao cũng như các tài liệu khác có liên quan đến sử dụng các giá trị khác từ cây Quao trên nguyên tắc có chọn lọc.

- Về xây dựug hướng dẫn kỹ thuật giâm hom:

Dề tài tiến hành tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề tài về giâm hom và tham khảo tra cứu một số tài liệu về giâm hom từu đó tổng hợp đề xuất hướng dẫn kỹ thuật giâm hom loài cây Quao.

- Về thí nghiệm giâm hom loài cây Quao 1. Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 50 cây hom, kích thước bầu 8x16cm.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại giá thể

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi giá thể để giâm hom.

CT1: 100% đất tầng B (Đất thịt nhẹ, pH từ 4-5 đất dưới tán rừng Quao, hoặc gần khu vực phân bố của loài Quao ) CT2: 50 % đất tầng B + 50% trấu hun; CT3: 50 % đất tầng B + 50% cát; CT4: 50 % trấu hun + 50% đất cát; CT5: 100% cát.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi chế độ nước tưới.

ĐC: không tưới nước; CT1: 5 phút phun 1 lần; CT2: 10 phút phun 1 lần; CT3: 15 phút phun 1 lần; CT4: 20 phút phun 1 lần; CT5: 25 phút phun 1 lần;

Thời gian phun:

+ Từ khi giâm đến khi hom 60 ngày tuổi: 1 lần phun 5-6 giây lượng nước tưới là 6-7 lit trên 10m2 xếp bầu.

+ Sau khi hom đã ra rễ: 10-25 phút phun 1 lần ( tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết) thời gian phun luôn luôn đảm bảo cho hom ướt lá, tạo điều kiện cho cây hom phát triển.

Thiết kế dàn phun bằng máy bơm và rơ le phun tự động. Thiết kế ống chứa nước hỡnh chữ U cú đường kớnh ỉ = 12cm. Để điều chỉnh thời gian phun, tiến hành điều chỉnh khoảng cách giữa 2 phao. Với thời gian phun 4 giây thì khoảng cách giữa 2 phao là 10cm, với thời gian phun 6 giây thì khoảng cách giữa 2 phao là 20cm.

Để điều chỉnh thời gian giữa 2 lần phun ta điều chỉnh tốc độ nước đổ vào ống chứa. Với thời gian phun 1 phút phun 1 lần, tiến hành điều chỉnh tốc độ nước đổ vào ống chứa sao cho thời gian 2 phao chạm nhau là 1 phút…

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi chế độ chiếu sáng.

CT1: Không che bóng; CT2: Che bóng 25%; CT3: Che bóng 50%; CT4: Che bóng 75%; CT5: Che bóng 100%.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến tỷ lệ ra rễ

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi nồng độ IBA để xử lý hom.

ĐC: 0ppm; CT1: 100ppm; CT2: 200ppm; CT3: 300ppm; CT4: 400ppm; CT5:

500ppm; CT6: 600ppm; CT7: 700ppm; CT8: 800ppm; CT9: 900ppm; CT10: 1000ppm.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài hom

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi chiều dài của hom.

CT1: Hom dài từ 8-12cm; CT2: Hom dài từ 12-16cm; CT3: Hom dài từ 16-20cm;

CT4: Hom dài từ 20-24cm;

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí lấy hom trên cây

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi vị trí lấy hom trên cây.

CT1: Hom ngọn; CT2: Hom giữa cành; CT3: Hom gần gốc cành.

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom

CT1: Cây mẹ 6 tháng; CT2 cây mẹ 12 tháng; CT 3: Cây mẹ 18 tháng; CT 4: cây mẹ 24 tháng tuổi; CT5: cây mẹ 30 tháng tuổi.

2.3.2. Thu thập số liệu

Tiến hành đếm tỷ lệ ra rễ khi cây hom 60 ngày tuổi.

Đo, cân các chỉ tiều về sinh trưởng, Do, Hvn khi cây hom, cây con 120 ngày tuổi (4 tháng tuổi). Dung lượng mẫu đo đếm: 11 cây/lần lặp, 33 cây/ công thức thí nghiệm.

Đo đường kính gốc bằng thước kẹp palme, đo cao bằng thước đo cao. Số liệu đo đếm ghi vào bảng biểu đã thiết kế sẵn để xử lý.

2.3.3. Xử lý số liệu

- Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel - Tỷ lệ sống (%) = số cây sống

tổng số cây thí nghiệm𝑥100 - So sánh các mẫu về lượng:

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố, 3 lần lặp để đánh giá mức độ biến động giữa các công thức thí nghiệm.

Sử dụng tiêu chuẩn t (Student) để chọn ra công thức thí nghiệm tốt nhất.

t nh =

Với n1, n2 lần lượt là dung lượng mẫu ứng với công thức thí nghiệm có trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai.

: là cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai trong công thức thí nghiệm.

+ Nếu |t| ≤ |t05| tra bảng, bậc tự do K = n-b, kết luận chưa có sai dị rõ rệt. Như vậy 2 công thức thí nghiệm i và j đều có hiệu quả như nhau. Việc lựa chọn công thức nào hiệu quả nhất dựa vào ý nghĩa kinh tế.

+ Nếu |tt| >|t05| kết luận có sai dị rõ rệt, chọn công thức có trị số trung bình lớn hơn là công thức hiệu quả nhất.

- So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ205 để so sánh đánh giá và chọn ra công thức có tỷ lệ ra rễ tốt nhất

2 =

) 1 1 (

max max

2 1

2 1

n n b n

V

X X

N

max

max, 2

1 X

X

 

 

TS T Ti qi T

T

TS q

v q

2 2 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)