Đặc điểm phân bố và sinh thái loài cây Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ LOÀI CÂY QUAO

3.2.1 Đặc điểm phân bố và sinh thái loài cây Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo một số điều tra, nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam cây Quao thường gặp ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh và Long An (Rạch Cát). Ở Nam bộ, loài quao nước gặp rất phổ biến, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong các địa điểm nghiên cứu loài này được ghi nhận ở hai nơi là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, tp. Hồ Chí Minh và VQG Mũi Cà Mau, Cà Mau.

Quao thường mọc dọc theo bờ các kênh rạch có nước thủy triều, hay nước lợ; sinh trưởng phát triển tốt trên đất phèn. Kết quả điều tra hiện trạng phân bố của loài quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được loài quao phân bố phân tán theo cụm hoặc phân bố tập trung thành quần thể cùng với các loài cây khác. Vị trí địa lý, hiện trạng phân bố loài Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Vị trí địa lý, hiện trạng phân bố loài Quao tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa điểm

Tọa độ

Loại đất Hình thức phân bố

Thành phần loài X Y cây

Thừa Thiên Huế

Hương Trà E00564086 N01830630 Cát pha- Thịt nặng

Tập trung thành quần thể cùng với

các loài cây khác

Tra, bần, giá, đa, sanh, si, bồ đề…

Phú Vang E00566890 N01828600 Cát pha - Thịt nặng

Phân tán theo cụm

Đa, bần, sanh, si, Tra , Giá Phong Điền E00525836 N01827513 Cát pha-

Thịt nhẹ

Phân tán theo cụm

Đa, sanh, si,Tra , Phú Lộc E00608993 N01802128 Cát pha-

Thịt nhẹ

Phân tán

theo cụm Đa, sanh, si,Tra , Giá Quao chủ yếu phân bố ở Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc, phân bố theo dọc các con sông cho đến vùng đất đồi, các khu ao hồ, địa hình thấp, bán ngập và phân bố phân tán theo cụm hay tập trung thành quần thể cùng với các loài cây khác. Các loài thực vật sống chung là đa, sanh, si, tra, giá,… đặc biệt tại tỉnh Thừa Thiên Huế loài quao phân bố rất nhiều tại các khu vực ngập mặn, bán ngập mặn, ven biển và phân bố trong khu vực rừng ngập mặn nguyên sinh và được bảo vệ. Ở khu vực này quao đều có thể phát triển trên các vùng có độ cao so với mặt nước biển thấp, trên nền đất sét nặng, sét pha thịt và đât cát pha.

Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, lại thừa hưởng lượng bức xạ dồi đào nên Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao đặc trưng cho chế độ nhiệt lãnh thổ vành

đai nhiệt đới. Tỉnh Thừa Thiên Huế có nền nhiệt trung bình năm vào khoảng 250C, từ năm 2015 – 2019 nền nhiệt trung bình không chênh lệch quá lớn, chênh lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất 2,10C, năm 2016 có nền nhiệt trung bình cao nhất 26,20C, năm 2017 và 2018 có nền nhiệt trung bình thấp nhất 24,10C. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất xuống dưới 200C ở đồng bằng, dưới 180C ở độ cao trên 500m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 290C ở đồng bằng và 25°C tại vùng núi cao trên 500m, tháng nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C - 42oC.

Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình năm (2015 – 2019)

Số giờ nắng: Thừa Thiên Huế có số giờ nắng trung bình khá cao, cao nhất vào năm 2015 trung bình năm 2121 giờ/tháng, thấp nhất vào năm 2017 trung bình năm 1606,6 giờ/tháng. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng.

Biểu đồ 3.2. Số giờ nắng trung bình năm (2015 - 2019)

Lượng mưa: Về chế độ mưa, Tỉnh Thừa Thiên Huế là khu vực có lượng mưa lớn nhất nước, lượng mưa tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi do đó làm cho khu vực Thành phố Huế chịu nhiều đợt lũ lụt của hệ thống nước sông Hương từ thượng nguồn đổ về, tổng lượng mưa trung bình năm cao nhất vào năm 2017 lượng mưa lên đến 4721,8

24.6

26.2

24.1 24.1

25.2

23 23.5 24 24.5 25 25.5 26 26.5

2015 2016 2017 2018 2019

0C

Nhiệt độ không khí

2121

1612 1606.6

1806.6

2056

0 500 1000 1500 2000 2500

2015 2016 2017 2018 2019

Giờ/Năm

Số giờ nắng

mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 10 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86%.

Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.

Biểu đồ 3.3. Lượng mưa trung bình năm (2015 – 2019)

Gió: Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ nên chịu sử ảnh hưởng của 2 gió chính, đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng từ gió Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc : từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa châu Á, mang theo không khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình, cùng hoạt động của frông lạnh làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùa đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam.

+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại Thừa Thiên Huế .

Độ ẩm: Thừa Thiên Huế có độ ẩm tương đối, trung bình khoảng 85%/năm. Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 32%. Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 80%, có khi lên đến 96%.

2899.7

4113.5

4721.8

2390.2 2278.1

0 1000 2000 3000 4000 5000

2015 2016 2017 2018 2019

mm

Lượng mưa trung bình năm

Biểu đồ 3.4. Độ ẩm không khí bình trung bình năm (2015 – 2019)

* Đặc điểm đất

Xác định đặc điểm của đất vùng phân bố của loài nhằm xác định được đặc điểm sinh thái của loài, những vùng đất thích hợp của loài quao sinh sống từ đó làm cơ sở để lựa chọn vùng gây trồng nhằm phát triền mở rộng loài cây có giá trị kinh tế, dược liệu và sinh thái, phòng hộ cao này.

Bảng 3.2. Hàm lượng các chỉ tiêu trong đất tại các vùng phân bố cây Quao ( địa điểm lấy mẫu ở Rú Chá- Hương Phong-Hương Trà-TT Huế) Địa điểm

lấy mẫu đất

Độ sâu lấy mẫu

(cm) pHKCL

Mùn (%)

N (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

Thừa Thiên Huế

0-30 4.24 2.29 0.167 0.286 1.670 30-60 4.53 1.20 0.082 0.153 1.056 60-90 5.29 0.64 0.066 0.056 0.781 Từ bảng trên cho ta thấy rằng đất ở các khu vực có cây Quao phân bố độ pHKCL

dao động từ 4.24 cho đến 5.29 đất mang tính chua, độ pH tăng dần theo độ sâu lấy mẫu.

Hàm lượng mùn trong đất ở các tầng đất của khu vực lấy mẫu biến động trong khoảng từ 2.29 cho đến 0.64 % cho thấy đất ở đây có hàm lượng mùn từ mức mùn nghèo tầng dứoi cho đến hàm lượng mùn trung bình ( tầng mặt) và hàm tượng mùn ở khu vực này có xu hướng giảm dần theo độ sâu, hàm lượng mùn trong đất ở độ sâu 0 – 30 cm là cao nhất sau đó giảm dần và ở độ sâu 60 – 90 cm là nơi có hàm lượng mùn trong đất thấp nhất vì ở tầng mặt lượng vật rơi rụng là nhiều nhất. Hàm lượng đạm (N%) trong đất trung bình giao động theo chiều hướng giảm dần, ở tầng mặt có hàm lượng N% cao nhất đạt 0.167% giảm dần cho đến tầng có độ sâu 60 – 90 cm với mức N% trong đất chỉ đạt

86.7

87.7

86.3 86.3

84.3

82 83 84 85 86 87 88

2015 2016 2017 2018 2019

%

Độ ẩm

0.066%. Đối với hàm lượng lân tổng số trong đất (P2O5) ở khu vực nghiên cứu giao động trong khoảng từ 0.056 cho đến 0.286%. Về hàm lượng Kali tổng số có trong đất (K2O%) ở khu vực này giao động trong khoảng từ 0.781 cho đến 1.67%, cả hai chỉ tiêu này đều có xu hướng giảm dần theo độ sâu lấy mẫu, cao nhất ở độ sâu 0 – 30 cm và thấp nhất ở độ sâu 60 – 90 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)