BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIÂM HOM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4 BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIÂM HOM

Chọn cây mẹ để lấy chồi: Cây sinh trưởng nhanh nhất trong rừng, có chất lượng gỗ cũng như các sản phẩm khác đạt yêu cầu cao nhất của nhà chọn giống. Trước khi cắt hom 1 – 2 tháng, chúng ta thực hiện trẻ hóa bằng cách chặt cành chính tạo chồi để lấy hom có tuổi đồng đều, chất lượng và khả năng phát triển tốt.

- Cắt chồi

+ Nên chọn những cành bánh tẻ mới hóa gỗ, không chọn những hom non quá và già cỗi quá.

+ Nên cắt chồi vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối) để đảm bảo cho hom không bị khô, héo. Khi cắt giữ lại 1 – 2 cặp lá ở gốc chồi để phát sinh chồi mới nhằm thu hoạch lần sau.

Lưu ý: Trong quá trình vận chuyển hom nếu quá xa so với vườn ươm, cần giữ cho chồi có đủ độ ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời làm cho chồi héo.

Sau khi thực hiện các nghiên cứu về các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hom trong giai đoạn vườn ươm, đề tài đã rút ra kết quả và có đề xuất hướng dẫn kỹ thuật giâm hom như sau:

* Tuổi cây mẹ lấy hom

Chọn cây mẹ để lấy chồi: Cây sinh trưởng nhanh nhất trong rừng, có chất lượng gỗ cũng như các sản phẩm khác đạt yêu cầu cao nhất của nhà chọn giống. Trước khi cắt hom

0 10 20 30 40 50

CT1 (Cây mẹ 6 tháng)

CT2 (cây mẹ 12 tháng)

CT3 (Cây mẹ18 tháng)

CT4 (cây mẹ 24 tháng)

CT5 (cây mẹ 30 tháng)

D (mm)

1 – 2 tháng, chúng ta thực hiện trẻ hóa bằng cách chặt cành chính tạo chồi để lấy hom có tuổi đồng đều, chất lượng và khả năng phát triển tốt. Cây mẹ có độ tuổi từ 18 tháng trở lên là tố nhất.

* Vị trí lấy hom

Để có cây con sinh trưởng phát triển tốt về Do, Hvn và có tỷ lệ sống cao nhất đối với loài cây quao nên cắt hom ở vị trí ngọn là tốt nhất.

* Chiều dài hom

Khi cắt hom nên cắt hom với chiều dài từ 16 cm cho đến 20 cm để có các chỉ tiêu về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và tỷ lệ sống cao nhất đối với loài cây quao ở giai đoạn vườn ươm.

* Loại giá thể

Đối với loài cây quao trong giai đoạn vườn ươm, đề tài khuyến nghị nên sử dung giá thể là 100% tần đất B (Đất thịt nhẹ, pH từ 4-5 đất dưới tán rừng quao hoặc gần rừng Quao,)

* Chất điều hòa sinh trưởng

Trong quá trình giâm hom loài quao nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA với nồng độ 500 ppm sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất, đồng thời các chỉ tiêu về Hvn, số lượng và chiều dài rễ cũng có kết quả tốt. Vì vậy đề tài kết luận nên sử dụng chất IBA với nồng độ 500 ppm để giâm hom loài cây này. Trong quá trình cắt hom nên chú ý, sử dụng các loại kéo sắc để tránh ảnh hưởng đến hom giâm đồng thời bỏ bớt lá để giảm chế độ thoát hơi nước.

* Chế độ che bóng, chế độ tưới nước

Sau khi tiến hành giâm hom xong, tiến hành che bóng cho luống giâm hom với tỷ lệ che bóng 50%. Dùng hệ thống phun sương tự động để tưới cho luống giâm hom với chế độ tưới là 15 phút phun sương 1 lần. Thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh của hom, vệ sinh luống để tránh tình trạng sâu bệnh phát triển. Định kỳ phun thuốc phòng bệnh, nhặt bỏ lá rụng và hom chết cho luống hom.

- Cấy hom vào bầu: Trước khi cấy hom vào bầu cần tiến hành tưới đẫm bầu bằng nước sạch. Sau đó dùng que cấy, chọc 1 lỗ khoảng 2 cm. Tiến hành cắm hom vào bầu, sau đó ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc hom để giá thể tiếp xúc chặt với gốc hom. Sau đó tưới nhẹ lại hom bằng nước sạch.

- Huấn luyện cây con: Cây con trong giai đoạn vườn ươm phải được đảo bầu ít nhất là 3 lần, lần cuối cùng là trước khi đem trồng từ 15 – 20 ngày. Kết hợp với việc đảo bầu là cắt, xén rễ mọc lan ra ngoài bầu và giảm dần chế độ tưới nước để cây quen dần với nắng và có thể sống được khi đem ra trồng rừng.

- Xuất vườn: Sau khi hom đã đủ tiêu chuẩn thì cho xuất vườn, đem ra trồng ngoài thực địa. Nếu có điều kiện, nên tiến hành theo dõi sinh trưởng và phát triển của hom sau khi đem trồng làm cơ sở cho việc đánh giá lại chất lượng hom.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)