A- Mục tiêu GDBVMT trong hoạt động GDNGLL
I. Mục tiêu hoạt động GNGLL cấp Tiểu học.
* Hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học giúp học sinh:
- Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp; Từng bước phát triển một cách phù hợp sự hiểu biết trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội.
- Từng bước hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi (Kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,…)
- Hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, phù hợp.
* Hoạt động 1
- Bạn đã biết mục tiêu họat động GDNGLL, bằng kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Tiểu học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Nêu mục tiêu GDBVMT trong hoạt động GDNGLL.
2. Nêu nội dung GDBVMT trong hoạt động giáo dục NGLL.
Bạn hãy độc lập suy nghĩ sau đó thảo luận trong tổ của mình.
* Phản hồi hoạt động 1
1- Mục tiêu:
- Giáo dục bảo vệ môi trờng trong hoạt động GDNGLL nhằm :
- Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của môi trường và mối quan hệ giữa chúng ; mối quan hệ giữa con người và các yếu tố môi trường ; Sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
- Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh.
- Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
2- Nội dung giáo dục BVMT trong hoạt động GD NGLL ở cấp Tiểu học:
- Nội dung giáo dục BVMT trong hoạt động GD NGLL cấp Tiểu học có thể bao gồm các vấn đề:
+ Thành phần của môi trường xung quanh như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, sinh vật, nhà ở, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các khu di sản văn hoá và di sản thiên nhiên.
* Mục tiêu cần đạt sau khi được tập huấn 1- Người học cần biết và hiểu
- Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động GDNGLL cấp tiểu học.
- Phương pháp và hinh thức tổ chức hoạt động Giáo dục BVMT trong hoạt động GDNGLL.
2- Người học có khã năng
- Phân tích nội dung hoạt động GDNGLL cấp tiểu học từ đó xác định được các hoạt động có khả năng tích hợp giáo dục BVMT.
- Tổ chức các hoạt động GDBVMT và tích hợp giáo dục BVMTvào hoạt động GDNGLL.
- Tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT
động của con người đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Vấn đề dân số và môi trường.
+ Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm môi trường như:
nước thải, phân bón, xe cộ,...
+ Những biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường ; Hoạt động bảo vệ
môi trường và vai trò của học sinh Tiểu học ; những quy định của nhà trường và địa phương về bảo vệ môi trường.
* Các nội dung trên có thể được thực hiện qua các chủ đề:
- Ngôi nhà của em
- Mái trường thân yêu của em.
- Em yêu quê hương - Môi trường sống của em - Em yêu thiên nhiên
- Vỡ sao môi trường bị ô nhiễm
- Tiết kiệm trong tiêu dùng và sinh hoạt
3- Hình thức, phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL
* Hoạt động 2
Bạn hãy nhớ lại việc tổ chức GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học, qua tư liệu trên các phương tiện thông tin, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Nêu nội dung, hình thức cụ thể GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học?
2. Nêu một số phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường Tiểu học?
* Phản hồi hoạt động 2
- Căn cứ vào thực tiễn và hướng dẫn hoạt động giáo dục NGLL ở Tiểu học, giáo dục BVMT trong Trường tiểu học có thể được thực hiện thông qua một số nội dung, hình thức sau:
- Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp, bao gồm các hỡnh thức cơ bản như:
+ Làm vệ sinh lớp học, sân trường, phạm vi trường học ; + Trang trí lớp học (bằng cây xanh, hoa tươi, ...)
+ Trồng, chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường.
+ Thi làm đẹp lớp bằng hoạt động trang trí lớp học,...
- Làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn, xóm.
+ Dọn vệ sinh đường phố làng bản, thôn, xóm vào những ngày cuối tuần.
+ Trồng , chăm sóc cây và hoa làm cho môi trường nơi cư trú và nơi công cộng xanh, sạch, đẹp.
- Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thi tim hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề: Môi trường em đang sống ; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em ; Hãy cứu lấy môi trường ; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta ; Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở,...
* Thảo luận theo chủ đề về môi trường. Ví dụ: “Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp” - .
“Hãy bảo vệ màu xanh quê hương”
- Thi vẽ về đề tài môi trường.
- Thi sáng tác thơ, ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường.
- Tổ chức câu lạc bộ về môi trường. Ví dụ: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên nhiên”; “Nhung nhà nghiên cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường”
- Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trinh công cộng.
- Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường.
- Phát thanh, tuyên truyền về môi trường ; vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
- Thi hùng biện về đề tài môi trường.
- Tổ chức các trò chơi về môi trường.
- Nghe nói chuyện về chủ đề môi trường.
- Giao lưu với các nhà nghiên cứu, hoạt động về môi trường.
- Các hinh thức đóng vai, đoán ô chữ, hái hoa dân chủ về đề tài môi trường.
*- Phương pháp hoạt động GDNGLL trong trường tiểu học: Là sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và kết hợp một cách sáng tạo vào từng nội dung và hình thức cụ thể của mỗi hoạt động giáo dục BVMT. Chẳng hạn Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giao nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, trò chơi,..
5- Quy trình tổ chức hoạt động NGLL
* Hoạt động 3
- Bằng kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường, lớp bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định quy trình tổ chức một hoạt động GDNGLL.
2. Thiết kế thử một hoạt động GDNGLL ở Tiểu học
* Mục tiêu hoạt động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần được thể hiện 3 yêu cầu : Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung.
* Công tác chuẩn bị bao gồm : xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị phương tiện hoạt động, công tác tổ chức. Cần xác định rõ nhiệm vụ của mỗi học sinh, tập thể học sinh, vai trò của giáo viên
* Tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng.
* Đánh giá kết quả hoạt động : tổ chức, động viên học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của học sinh.
* Thực hành thiết kế hoạt động GDNGLL cho nội dung GDBVMT
* Hoạt động 4
Mục tiêu hoạt động (Mục đích & yêu cầu GD)
Công tác chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Đánh giá kết quả GD và rút kinh nghiệm