Thực trạng hệ thống thủy lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM

3.2.2. Thực trạng hệ thống thủy lợi

Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 1.147 công trình thủy lợi các loại, bao gồm 73 hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ; 833 đập dâng và 241 trạm bơm điện. Năng lực tưới lúa, hoa màu và cây công nghiệp theo thiết kế các công trình thủy lợi là 63.543 ha; diện tích tưới thực tế năm 2015 là 38.784 ha, đạt gần 50% năng lực thiết kế; trong đó tưới bằng hồ chứa là 17.319 ha, tưới bằng đập dâng là 6.737 ha, tưới bằng trạm bơm là 13.591 ha và tưới bằng các biện pháp khác là 1.137 ha.

Bảng 3.3. Tình hình hệ thống thủy lợi tại tỉnh Quảng Nam STT Đơn vị hành

chính

Số hồ chứa

Tổng dung tích hữu ích (triệu m3)

Trạm bơm

Đập dâng

Diện tích (ha)

1 Núi Thành 8 20,8 1 26 2.988,26

2 Thăng Bình 3 17,83 17 55 8.186,63

3 Quế Sơn 8 10,12 26 43 3.428,57

4 Duy Xuyên 9 37,42 40 20 4.229,46

5 Đại Lộc 11 59,39 56 7 4.542,37

6 Hiệp Đức 8 26,01 72 673,41

STT Đơn vị hành chính

Số hồ chứa

Tổng dung tích hữu ích (triệu m3)

Trạm bơm

Đập dâng

Diện tích (ha)

7 Tiên Phước 8 2,08 5 120 733,81

8 Phú Ninh 3 344 11 24 3.495,75

9 Tam Kỳ 1 1,18 5 4 862,79

10 Bắc Trà My 3 1,36 - 146 771,75

11 Phước Sơn 3 1,00 - 34 276,00

12 Nông Sơn 8 4,24 5 25 702,19

13 Nam Trà My - - - 49 212,5

14 Đông Giang - - - 117 558,88

15 Nam Giang - - - 41 303,25

16 Tây Giang - - - 48 301,07

17 Hội An - - 9 - 569,73

18 Điện Bàn - - 66 2 6.441,43

Tổng 72 525,43 241 833 39.278

(Nguồn: [22]) 3.2.2.1. Hồ chứa nước

Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 73 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích hữu ích khoảng 525,43 triệu m3 nước, trong đó hồ chứa nước thủy lợi Phú Ninh có dung tích lớn nhất và đƣợc phân loại là hồ quan trọng cấp quốc gia;

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thủy lợi quản lý 17 hồ chứa nước có dung tích trên 1.000.000 m3 nước (trong đó có hồ chứa nước Hương Mao là công trình dự trữ cấp nước chống hạn và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân); các địa phương quản lý 56 hồ chứa nước nhỏ. Hiện nay, các hồ chứa nước phục vụ cấp nước tưới cho khoảng 17.319 ha, đạt 44,56% năng lực thiết kế [22].

- Phân theo dung tích hồ chứa:

+ Hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3: 5 hồ;

+ Hồ chứa có dung tích từ 3 ÷ <10 triệu m3: 6 hồ;

+ Hồ chứa có dung tích từ 1 ÷ <3 triệu m3: 15 hồ:

+ Hồ chứa có dung tích dưới 3 triệu m3: 47 hồ.

- Phân theo chiều cao đập:

+ Hồ có chiều cao đập lớn hơn 15 m: 19 hồ;

+ Hồ có chiều cao từ 10 ÷ 15 m: 20 hồ;

3.2.2.2. Trạm bơm điện

Trên toàn tỉnh hiện có 241 trạm bơm điện trục ngang, chủ yếu nằm ở hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn. Quy mô trạm bơm có từ 5 tổ máy trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 40%, còn lại cso quy mô nhỏ. Loại máy bơm đƣợc dùng chủ yếu là HL900-9, HL1200-6 và 12LTX40. Công suất động cơ điện máy bơm từ 14-33 KW. Các trạm bơm trên địa bàn tỉnh phát huy tác dụng khá tốt, phục vụ tưới cho khoảng 50.000 ha gieo trồng hằng năm, góp phần hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa phương, đặc biệt đối với các huyện đồng bằng như Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các trạm bơm phục vụ cấp nước tưới cho khoảng 13.995 ha, đạt 83,6% năng lực thiết kế [22].

3.2.2.3. Đập dâng

Toàn tỉnh có 833 đập dâng kiên cố và bán kiên cố, phục vụ tưới cho khoảng 6.737 ha đất lúa so với 7.933 ha theo thiết kế, đạt 84,9%. Trong đó, có 8 đập dâng lớn có diện tích tưới trên 100 ha (tổng 907 ha), chiếm tỷ lệ 50%; 15 đập dâng vừa có diện tích tưới trên 50 ha (tổng 922 ha), chiếm tỷ lệ 50%. Các huyện miền núi như Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My bình quân mỗi công trình tưới từ 3-5 ha. Các huyện trung du như Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Quế Sơn bình quân mỗi công trình tưới từ 8-12 ha. Các huyện đồng bằng bình quân mỗi công trình tưới từ 20-30 ha.

Đập dâng khu vực miền núi hầu hết đều xây dựng trên nền đá gốc rắn chắc, quy mô nhỏ, cột nước lớn nên kênh chủ yếu là hệ thống ống áp lực bằng nhựa PVC, phần kênh hở chỉ xây dựng ở phần cuối kênh. Việc quản lý và khai thác tương đối phức tạp do công trình ngầm đi qua địa hình bị chia cắt, người quản lý chủ yếu là đồng bào dân tộc chƣa đƣợc đào tạo. Đập dâng khu vực trung du đƣợc xây dựng trên nền đá gốc hoặc nền đất tự nhiên gồm các tích tụ cuội sỏi đã lắng chặt rất ổn định; quy mô đập không lớn (khoảng vài chục đến 100 m3 bê tông). Diện tích lưu vực từ 0,5 đến 10 km2, thảm thực vật thưa thớt. Hệ thống kênh chủ yếu men theo các sườn đồi nên dễ sạt lở;

việc kiên cố hoá chỉ có thể bằng kênh hộp bê tông khá tốn kém. Khu vực này có khoảng 50 công trình thiếu nước vào cuối vụ Hè Thu. Quản lý và khai thác công trình

ở khu vực này chủ yếu là những người dân trực tiếp hưởng lợi nên hiệu quả khai thác tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số tranh chấp do thiếu nguồn nước. Đập dâng khu vực đồng bằng chủ yếu đƣợc xây dựng trên các nền đất yếu, việc xử lý nền móng khó khăn và tốn kém. Nguồn nước chủ yếu lấy trên các sông suối lớn mà đa phần là nước từ các hồ chứa lớn, đặc biệt là từ hồ Phú Ninh. Về lâu dài, lượng nước trên các đập dâng này phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý kênh các hồ chứa nước và cần phải đƣợc tính toán cân bằng [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)