Tình hình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (Trang 58 - 64)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM

3.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Thời vụ có vai trò quan trọng và là một trong những biện pháp cần đƣợc chú trọng đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp. Thời vụ đƣợc coi là một trục chính để cho các biện pháp kỹ thuật khác xoay xung quanh nó mà hoạt động. Trên cơ sở nghiên cứu về các yếu tố khí hậu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đề xuất lịch thời vụ hàng năm. Nhìn chung, lịch gieo trồng vụ Đông Xuân thường kéo dài từ nửa cuối tháng 12 đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Đối với vụ Hè Thu thường bắt đầu từ trung tuần tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 8 hoặc muộn nhất vào đầu tháng 9. Lịch thời vụ đƣợc thể hiện ở Hình 3.4.

Hình 3.4. Lịch thời vụ tỉnh Quảng Nam

Trước năm 2000, Quảng Nam vẫn sản xuất lúa theo cơ cấu 3 vụ lúa/năm gồm vụ Đông Xuân, vụ Xuân Hè và vụ Hè Thu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả sản xuất lúa 3 vụ/năm gặp nhiều khó khăn do vụ Đông Xuân thường gặp lạnh cuối vụ, vụ Xuân Hè thường gặp gió Tây Nam khô nóng lúc lúa trổ nên năng suất bấp bênh. Do đó, bắt đầu từ năm 2000 Quảng Nam đã chuyển sang cơ cấu 2 vụ lúa/năm. Kết quả cho thấy, năng suất lúa tăng vƣợt bậc, sản lƣợng lúa của toàn tỉnh tăng cao so với trồng

3 vụ/năm. Tuỳ thời gian sinh trưởng của từng nhóm giống lúa và điều kiện thực tế của địa phương để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp, đảm bảo các vụ lúa trổ tập trung, tránh đƣợc điều kiện thời tiết bất lợi, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ gieo cấy lúa theo lịch thời vụ chung của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh đang có chủ trương hạn chế tối đa việc sử dụng giống lúa dài ngày, chỉ sử dụng lúa trung và ngắn nên các giống lúa thuộc nhóm này, đặc biệt đối với các giống lúa thuộc nhóm ngắn ngày đƣợc linh động trồng sớm hơn so với khung thời vụ chung khoảng từ 5 - 10 ngày.

3.2.3.2. Nguồn nước và hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ, trong đó nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn khá phong phú, tuy nhiên do sự phân mùa sâu sắc cùng với hệ thống công trình chƣa đƣợc hoàn chỉnh nên chƣa đáp ứng đƣợc thực tế cũng như thiết kế công trình. Hiệu quả tưới thấp, diện tích chưa được tưới còn khá nhiều, tình trạng hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân trong vùng. Nguyên nhân do (i) Công nghệ tưới lạc hậu, chủ yếu là tưới tràn, công trình điều phối, phân phối nước không có, hoặc có thì lạc hậu, điều hành bằng thủ công; (ii) Đầu mối và kênh chính đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh nhƣng hệ thống kênh nội đồng thường xây dựng dở dang và thiếu công trình trên kênh; Một số công trình, trong thiết kế chỉ chú ý giải quyết tưới dẫn đến hệ thống kênh mương còn gây ngập úng cục bộ; (iii) Các công trình trong vùng chủ yếu là các công trình vừa và nhỏ đƣợc xây dựng cách đây từ 10- 20 năm. Nhiều công trình đầu mối bị hƣ hỏng, kênh tưới chủ yếu là kênh đất dẫn dến vị xói lở, bồi lấp sau mỗi mùa mưa lũ vì vậy không đảm bảo khả năng chuyển tải lưu lượng theo thiết kế; (iv) Điều hành, phân phối nước chưa hợp lý dẫn đến tình trạng sử dụng nước còn lãng phí; Công tác quản lý, duy tu, bảo dƣỡng công trình chƣa tốt dẫn đến công trình xuống cấp, không đƣợc sửa chữa kịp thời; (v) Một số công trình thuộc lưu vực sông Ly Ly, Tây Quế Sơn không đảm bảo được nguồn nước. Nguồn nước vùng đồng bằng ven biển thường bị nhiễm mặn dẫn đến một số trạm bơm trên sông Vĩnh Điện, sông Bà Rén... phải ngừng hoạt động.

Một số trạm bơm khác do mực nước xuống thấp không phát huy hết công suất thiết kế.

Các công trình hiện trạng chủ yếu là trạm bơm và đập dâng, ngoại trừ hồ Phú Ninh có dung tích điều tiết tương đối lớn, các hồ chứa còn lại khả năng điều tiết kém, không có khả năng bổ sung nước cho vùng hạ lưu vào mùa kiệt. Vì vậy, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên đã gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong vùng, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nước từ nguồn nước tưới tự chảy, nước mưa và nước các công trình thủy lợi. Nguồn nước thủy lợi (tưới chủ động) được sử dụng từ ba loại công trình là hồ chứa, đập dâng và trạm bơm. Theo số liệu thống kê, tỉnh Quảng Nam có 73 hồ chứa, 833 công trình đập dâng và 241 trạm bơm phục vụ nông nghiệp. Các công trình hồ chứa đƣợc thiết kế với khả

năng tưới 25.299 ha nhưng thực tế chỉ tưới 14.842 ha. Các đập dâng được thiết kế tưới 4.385 ha nhưng chỉ tưới 2.730 ha trong thực tế. Khả năng tưới theo thiết kế của 241 công trình trạm bơm là 25.961,8 ha nhưng thực tế chỉ tưới 15.081,3 ha. Phương thức cấp nước là bơm trực tiếp từ sông hoặc kết hợp đập dâng với trạm bơm [22].

Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều nước là canh tác lúa nước. Lúa được canh tác theo 2 vụ là vụ Đông Xuân và Hè Thu. Lượng nước tưới cho lúa nước tại mặt ruộng trong vụ Đông Xuân khoảng 9.700 m3/ha và khoảng 15.100 m3/ha trong vụ hè Thu. Trung bình các trạm bơm cung cấp 4.200 m3/ha/vụ vào vụ Đông Xuân và 7.356 m3/ha/vụ vào vụ Hè Thu. Vào thời kỳ đổ ải, nhu cầu cấp nước là rất cao, cao nhất là vụ hè Thu. Thời kỳ đổ ải, các trạm bơm hoạt động liên tục để đủ lượng nước cung cấp cho lúa nước. Sau thời kỳ đổ ải, các trạm bơm hoạt động theo chu kỳ “5 có 2 không”, tức là cứ 5 ngày vận hành thì nghỉ 2 ngày. Trạm bơm cũng vận hành không liên tục, thường nghỉ vào giờ cao điểm từ 9h30 phút đến 11h30 phút và từ 18h đến 22h hàng ngày.

3.2.3.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp

* Kỹ thuật và truyền thống canh tác

- Vùng núi – trung du: Khu vực trung du miền núi có phong tục tập quán sản xuất lạc hậu, sử dụng hệ thống canh tác ít tưới. Hiệu quả sản xuất thấp, môi trường tự nhiên bị hủy hoại. Đồng bào đã dần dần xóa bỏ đƣợc tập quán du canh du cƣ, hệ thống canh tác cũ, lạc hậu thay bằng hệ thống canh tác mới mang hiệu quả kinh tế cao nhƣ canh tác lúa nước, luân canh tăng vụ, sử dụng giống cây trồng có năng suất cao, tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm.

- Vùng đồng bằng ven biển: Là khu vực chiếm đại bộ phận dân số nông nghiệp của tỉnh, truyền thống canh tác trong khu vực có từ lâu đời, đặc biệt đối với các loại cây trồng ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, sắn, mía, rau đậu các loại…

* Tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam

Số liệu thống kê ở Bảng 3.4 cho thấy, đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đƣợc sử dụng chủ yếu cho trồng lúa và một số cây màu chủ lực nhƣ ngô, sắn và rau, đậu các loại, cụ thể nhƣ sau:

- Cây lúa: Diện tích trồng lúa từ năm 2010 đến năm 2015 tăng 3.107 ha và tập trung phát triển ở khu vực đồng bằng. Diện tích gieo trồng năm 2015 là 88.430 ha với sản lƣợng đạt 461.197 tấn. Diện tích trồng lúa tập trung nhiều ở một số huyện nhƣ Thăng Bình, thị xã Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Núi Thành, Quế Sơn và Phú Ninh.

Tỉnh Quảng Nam đã chú trọng vào việc điều hành lịch thời vụ và cơ cấu giống để kịp thời tránh hạn, mặn; điều chỉnh lịch cắt nước các hồ đập, đắp đập tạm ngăn mặn;

chuyển dịch mạnh cơ cấu giống lúa, từ giống dài ngày sang giống trung và ngắn ngày

với chất lƣợng gạo cao. Tuy nhiên, chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vẫn còn ít, chủ yếu là mở rộng dần các vùng lạc, ngô trên đất lúa và tập trung ở việc thực hiện các chương trình, mô hình tăng hiệu quả sản xuất.

Bảng 3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015 Loại cây trồng Đơn

vị

NĂM

2010 2011 2012 2013 2014 2015 1. Lúa

Diện tích cả năm Ha 85.323 87.729 88.548 87.904 87.396 88.430 Sản lƣợng Tấn 412.736 417.900 447.315 440.300 466.900 461.197 2. Ngô

Diện tích Ha 13.117 13.108 13.370 12.693 13.439 13.069 Sản lƣợng Tấn 55.674 55.686 58.618 55.481 59.720 57.360 3. Khoai lang

Diện tích Ha 6.651 5.517 5.324 4.937 4.401 4.253

Sản lƣợng Tấn 38.988 32.191 31.696 29.441 29.068 28.224 4. Sắn

Diện tích Ha 13.856 15.089 14.341 13.307 12.600 12.812 Sản lƣợng Tấn 189.729 214.592 216.970 210.040 214.141 229.219 5. Mía

Diện tích Ha 469 346 351 363 298 292

Sản lƣợng Tấn 17.281 13.325 12.696 13.121 11.204 11.413 6. Rau, đậu các loại

Diện tích Ha 19.896 20.359 20.361 19.222 18.675 19.066 Sản lƣợng Tấn 213.151 225.876 229.415 231.989 253.994 254.400

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015)

- Cây ngô: Diện tích trồng ngô từ năm 2010 đến 2014 tăng 322 ha. Nhìn chung, năm 2014, diện tích trồng ngô đƣợc mở rộng kết hợp với trồng thâm canh đã nâng cao sản lƣợng đạt 59.720 tấn. Tuy nhiên, năm 2015, diện tích gieo trồng bị thu hẹp, chỉ còn 13.069 ha và sản lƣợng giảm 2.360 tấn so với năm 2014.

- Cây sắn: Diện tích sắn năm 2010 là 13.856 ha, đến năm 2015 giảm còn 12.812 ha. Mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng sản lượng sắn vẫn có xu hướng tăng khá nhanh, từ 189.729 tấn vào năm 2010 tăng lên 229.219 tấn vào năm 2015.

- Rau đậu các loại: Tương tự cây sắn, trong giai đoạn 2010-2015, diện tích trồng rau, đậu các loại có xu hướng giảm 830 ha trong khi sản lượng lại tăng lên 41.249 tấn so với năm 2010. Rau đậu tập trung ở các khu vực ven sông Thu Bồn - Vu Gia và một số vùng ven đô của thành phố Hội An, Tam Kỳ. Tại nhiều địa phương đã có quy hoạch phát triển rau an toàn, rau VietGAP và hình thành các hợp tác xã tổ hợp tác sản xuất rau. Việc quy hoạch rõ ràng và liên kết trong sản xuất rau an toàn đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản ổn định, hình thành nên các mối liên kết bền vững.

- Các loại cây trồng khác nhƣ mía, khoai lang đều có diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch khá thấp, có xu hướng giảm dần từ giai đoạn 2010-2015.

+ Từ sau năm 2000, diện tích trồng mía trên địa bàn toàn tỉnh giảm mạnh do biến động giá đường trên thị trường toàn quốc. Một số địa phương đã chuyển từ trồng mía sang trồng các loại cây khác nên diện tích mía ngày càng giảm. Năm 2015, diện tích mía chỉ còn 292 ha, giảm 177 ha so với năm 2010.

+ Khoai lang trước đây cũng là một loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm trở lại đây do thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn nên sản lượng giảm chỉ còn 28.224 tấn, giảm 10.764 tấn so với năm 2010 và diện tích gieo trồng cũng bị thu hẹp chỉ còn 4.253 ha vào năm 2015.

3.2.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp a. Thuận lợi

- Tỉnh Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ, trong đó nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn khá phong phú, đóng vai trò là nguồn nước cung cấp quan trọng nhất cho nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.

- Công tác chỉ đạo sản xuất đƣợc triển khai chặt chẽ, kịp thời và phù hợp; sản xuất cơ bản đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống theo định hướng chung của tỉnh. Các giống lúa trung, ngắn ngày có năng suất cao đã trở thành bộ giống chủ lực hiện nay, nhờ vậy công tác bố trí thời vụ đƣợc thuận lợi, hạn chế đƣợc điều kiện khí hậu bất thuận của thời tiết. Đã chủ động trong đối phó với diễn biến thời tiết (nắng hạn, nhiễm

mặn, mưa lũ bất thường); dự báo, phát hiện và khống chế tốt các loại sâu bệnh, trong năm không có sâu bệnh gây hại lớn, cũng nhƣ dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm;

khuyến khích và hỗ trợ sử dụng giống mới, giống ngắn ngày, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn.

- Việc tiến hành chuyển đổi cây trồng trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Bộ, Ngành Trung ƣơng và sự lãnh đạo sâu sát của tỉnh. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nên mô hình đƣợc sự tập trung chỉ đạo của các cấp các ngành; sự phối hợp tích cực của Chính quyền địa phương và các đoàn thể.

- Việc chuyển đổi thành công từ sản xuất 3 vụ sang 2 vụ lúa/năm là tiền đề quan trọng cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói chung. Bên cạnh đó, tỉnh có các chủ trương đúng đắn và kịp thời như phát triển thủy lợi hóa đất màu, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng...tạo điều kiện cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt đƣợc những kết quả nhất định.

- Việc hợp tác liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp để sản xuất giống lúa, ngô, rau đậu các loại đã diễn ra từ lâu và tương đối thuận lợi… Hình thức liên kết sản xuất phổ biến là giữa doanh nghiệp và nông dân có đất - doanh nghiệp thu mua lại sản phẩm, diện tích hằng năm khoảng 8.000 ha, gồm lúa giống, ngô và một số cây trồng khác.

- Có nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang chuyển đổi và hoạt động đi vào nề nếp, hiệu quả và là người đại diện cho hộ nông dân tham gia ký kết các hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp.

b. Khó khăn

- Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng mƣa nhỏ hơn trung bình nhiều năm, thường xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày nên làm suy giảm nguồn nước tại các sông, suối và hồ chứa, mức sử dụng nước tổn thất và bốc hơi lớn.

Bên cạnh đó, các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý phần lớn bị bồi lấp nên thường xuyên gây hạn do thiếu nước vào cuối vụ Hè Thu.

- Việc chuyển đổi đất lúa bấp bênh về nước tưới sang cây trồng cạn ngắn ngày gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nước tưới; đất ở những vùng trung du thường có địa hình bậc thang, lô thửa manh mún khó cơ giới hoá, đất có tầng canh tác mỏng và dạng đất sét nên rất khó vận động chuyển đổi cây trồng có hiệu quả. Việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do giá thị trường không ổn định. Do vậy, công tác chuyển đổi còn ở diện tích hẹp, manh mún. Có ít các

doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nên thị trường tiêu thụ không ổn định; nhất là nhóm rau quả thực phẩm giá bán biến động thường xuyên theo cung cầu là yếu tố chi phối lớn nhất.

- Đầu tƣ cho nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, cơ chế chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển cây trồng cạn hiệu quả, bền vững còn chƣa đƣợc chú trọng so với lúa.

- Hiệu quả mà các loại cây trồng cạn và rau đã đem lại cho người nông dân ở Quảng Nam trong thời gian qua là không nhỏ. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề quan trọng là phải tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Đặc biệt, vấn đề đầu ra cho hàng nông sản vẫn ở thế bất ổn.

Trong tình trạng chung, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, chƣa thiết kế đƣợc liên kết chuỗi giá trị ổn định và có lợi cho người sản xuất.

- Đất sản xuất được Nhà nước giao cho người dân quản lý và sử dụng với diện tích nhỏ lẻ nên việc tích tụ ruộng đất quy mô lớn (để quy hoạch cánh đồng lớn) rất khó khăn.

- Hệ thống kênh mương xuống cấp, thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước ngành nông nghiệp, nên nhiều diện tích đất nông nghiệp chưa chủ động được nguồn nước tưới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)