Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha, trong đó đất nông nghiệp là 891.663 ha, chiếm 84,32%; đất phi nông nghiệp 91.465 ha, chiếm 8,65% và đất chƣa sử dụng là 74.346 ha, chiếm 7,03%

[19].

Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Quảng Nam

Số liệu ở Bảng 3.2 thể hiện diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp, cụ thể: Đất trồng lúa có diện tích 62.299,72 ha, đất trồng cây hàng năm khác 41.709,28 ha, đất trồng cây lâu năm 116.095 ha, đất lâm nghiệp 667.595 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3.680 ha, đất làm muối 8 ha và đất nông nghiệp khác 288 ha.

Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 891.663 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 220.104 24,69

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 104.009 11,67

1.1.1.1 Đất trồng lúa 62.299,72 6,99

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 41.709,28 4,68

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 116.095 13,02

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 667.595 74,87

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1.2.1 Đất rừng phòng hộ 309.307 34,69

1.2.2 Đất rừng đặc dụng 129.851 14,56

1.2.3 Đất rừng sản xuất 228.437 25,62

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.667 0,41

1.4 Đất làm muối 9 0

1.5 Đất nông nghiệp khác 288 0,03

(Nguồn: [19]) a. Đất trồng lúa

Diện tích của đất trồng lúa là 62.299,72 ha, chiếm 6,99% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng lúa nước phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, vùng trung du chủ động nước tưới như Phú Ninh, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Núi Thành, Tiên Phước, Thăng Bình... Đất trồng lúa nương tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi nhƣ Bắc Trà My, Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn,... phân bố trên địa hình có độ dốc từ 80 -150 nên dễ gây xói mòn rửa trôi đất, hiệu quả sản xuất thấp.

Hình 3.3. Bản đồ phân bố đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

(Nguồn: Tác giả xây dựng và biên tập, 2017)

b. Đất trồng cây hàng năm khác

Tổng diện tích hiện trạng là 41.709,28 ha, chiếm 4,68% đất nông nghiệp gồm diện tích đất trồng các cây hàng năm, chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác phân bố hầu hết ở các huyện trên địa bàn, tập trung nhiều ở khu vực đồng bằng ven sông nhƣ: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn...với các loại cây trồng nhƣ ngô, sắn, ớt, thuốc lá, dƣa hấu, rau đậu các loại...

c. Đất cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm có diện tích khá lớn với 116.095 ha, chiếm 13,02% diện đất nông nghiệp gồm diện tích các loại cây lâu năm nhƣ: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây nguyên liệu, dƣợc liệu và các loại cây lâu năm khác. Đất trồng cây lâu năm phân bố hầu hết ở các huyện trên địa bàn, tập trung nhiều ở các huyện Đại Lộc, Nam Giang, Phước Sơn, Thăng bình, Hiệp Đức và Tiên Phước với các loại cây trồng như chè, hồ tiêu, dứa, điều, cao su.

d. Đất lâm nghiệp

- Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2015, Quảng Nam có 309.307 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 34,69% diện tích đất nông nghiệp. Đất rừng phòng hộ phân bố hầu hết ở các huyện, tập trung nhiều ở các huyện Hiệp Đức, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Đại Lộc, Quế Sơn và Núi Thành. Hiện nay, diện tích rừng này đƣợc quản lý theo quy hoạch phát triển rừng của tỉnh Quảng Nam và nhiều chính sách của Nhà nước đã được ban hành quy định bảo vệ rừng phòng hộ nghiêm ngặt, góp phần bảo vệ rừng, nâng mật độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Diện tích đất rừng đặc dụng là 129.851 ha, chiếm 14,56% diện tích đất nông nghiệp. Đất rừng đặc dụng của tỉnh phân bố ở các địa phương như Hội An, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Phước Sơn, Duy Xuyên và Núi Thành, trong đó chủ yếu cho các khu vực bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo tồn loài, sinh quyển... Các khu bảo tồn đã đƣợc xác lập nhƣ: Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Ngọc Linh, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa, khu rừng đặc dụng Cù Lao Chàm, Khu bảo tồn loài sinh cảnh Sao La ở Tây Giang, Đông Giang và rừng trong khu di tích Mỹ Sơn.

- Đất rừng sản xuất có diện tích 228.437 ha, chiếm 25,62% diện tích đất nông nghiệp. Đất rừng sản xuất phân bố hầu hết ở các huyện, tập trung nhiều ở các huyện trung du miền núi nhƣ Đông Giang, Tây Giang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức...Cây trồng chủ yếu là các loại cây lấy gỗ, cây nguyên liệu. Sản lƣợng khai thác gỗ hàng năm đạt trên 200.000 m3/năm, tập trung ở các huyện

Đại Lộc, Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Quế Sơn, Phước Sơn và Bắc Trà My.

e. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 3.667 ha, chiếm 0,41% diện tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Núi Thành, Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên và Hội An, chủ yếu là diện tích nuôi tôm nước lợ. Về mặt nước nuôi cá nước ngọt còn hạn chế, chủ yếu phân tán ở các địa phương hoặc nuôi kết hợp ở các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện như Hồ Phú Ninh, đập Trà Cân và Hồ Thạch Bàn.

g. Đất làm muối

Đất làm muối là 9 ha, phân bố ở 3 thôn Hòa Bình, Bình An và Đông Thạnh Đông, xã Tam Hòa, Núi Thành. Hiện nay, đất làm muối đang sản xuất hiệu quả, đem lại thu nhập đáng kể cho một số hộ dân trong xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)