Khái quát điều kiện địa hình và địa chất công trình tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh [18]

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ứng dụng neo đất cho thi công hầm nhà cao tầng tại thành phố hạ long (Trang 22 - 28)

1.3.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long ở trung tâm của tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.

1.3.2 Điều kiện địa hình

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5m.

Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km.

1.3.3 Điều kiện khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến 28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.

Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa.

Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20%

tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.

Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.

Sông ngòi và chế độ thủy chiều:

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra

vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.

Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.

Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).

1.3.4 Khái quát về đặc điểm địa chất khu vực

Trong tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực Thành phố Hạ Long đã có nhiều nghiên cứu điều tra địa chất cơ bản, có thể kể ra một số công trình như sau:

Công tác điều tra lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 chủ yếu do Liên đoàn Bản đồ địa chất thực hiện trong những năm 1969-1979, gồm các tờ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1.200.000 (bể than Đông Bắc-1969, Lạng Sơn- 1976, Hải Phòng-Nam Định-1978, Hòn Gai-Móng Cái-1979), đã phát hiện nhiều vấn đề mới về địa chất. Công tác hiệu đính bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 thuộc loạt tờ Đông bắc, Bắc bộ (1996-2001) đã được xuất bản.

Công tác điều tra lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Bắc, Liên đoàn Intergeo); Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Phạm vi của tỉnh đã đo vẽ chủ yếu phần phía đông,

gồm các nhóm tờ: Đầm Hà (1984), Bình Liêu-Móng Cái (1995); Cẩm Phả (1996);

Ngoài ra còn có các nghiên cứu chuyên đề khác như: Báo cáo điều tra địa chất đô thị (địa chất công trình - địa chất thủy văn) thành phố Hạ Long- 1995 tỷ lệ 1: 25.000; Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long- Cẩm Phả-Yên Hưng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020....Các công trình trên đã phục vụ công tác xây dựng, quản lý, khai thác, quy hoạch vùng, của tỉnh Quảng Ninh.

1.3.5 Đặc điểm về địa tầng địa chất khu vực

Trong công trình nghiên cứu “Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030“ của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Bắc thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, hoàn thành tháng 4/2014, có thể tóm tắt như sau:

Địa tầng

Thuộc phạm vi tỉnh Quảng Ninh (phần đất liền và biển, tính đến độ sâu 0-30m nước), đến nay có mặt các phân vị địa chất:

- Hệ tầng Tấn Mài (O3-Stm) phân bố ở vùng Tấn Mài, bắc Dương Huy…bề dày 1.350-1.450m. Khoáng sản liên quan có sét gạch ngói nguồn gốc phong hóa, một số nơi có khoáng sản nội sinh như antimon, vàng…

- Hệ tầng Cô Tô (O3-Sct) phân bố ở các đảo Thanh Lân, Lò Chúc San, Cô Tô…bề dày 1.300-1.400m.

- Loạt Sông Cầu (D1sc) phân bố ở các đảo: Thoi Xanh, Sâu Nam, Trà Bàn, Trần, Vĩnh Thực…bề dày 400 - 640m.

- Hệ tầng Dưỡng Động (D1-2dđ) phân bố ở các đảo: Trà Bàn, Ngọc Vừng…bề dày 1000-1300m. Khoáng sản liên quan: đôi nơi lớp cát kết thạch anh dạng quarzit được sử dụng làm VLXD rất tốt (đảo Trà Bàn…).

- Hệ tầng Bản Páp (D2bp) phân bố ở các đảo: Trà Bàn, Thừa Cống, Bàn Sen…bề dày ~200m.

- Hệ tầng Cát Bà (C1cb) phân bố ở phía bắc đảo Cát Bà, đảo nhỏ ở vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, ở Hoành Bồ...bề dày 450m.

- Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs) phân bố ở vùng Quang Hanh, Cẩm Phả, Đông Triều, tổng bề dày 750-900m.

- Hệ tầng Bãi Cháy (P2bc) phân bố ở Bãi Cháy, Hạ Long, Cẩm Phả…

tổng bề dày 300-400m.

- Hệ tầng Bình Liêu (T2abl) phân bố ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Đông Triều, tổng bề dày 1620-2120m. Khoáng sản liên quan có kaolin-pyrophylit-sericit, kiểu nguồn gốc trao đổi nhiệt dịch; vàng, chì-kẽm và sét (VPH), bazan bọt, pyrit, nước khoáng nóng, VLXD.

- Hệ tần Nà Khuất (T2nk) phân bố ở khu vực sông Làng Cổng-Sông Đoáng, Ba Chẽ, bề dày >1000m.

- Hệ tầng Mẫu Sơn (T3c ms) phân bố diện tích nhỏ ở phía tây bắc tỉnh, tổng bề dày 1.400-1.850 m. Khoáng sản liên quan: cát kết dạng quarzit, cát kết thạch anh dạng khối rắn chắc sử dụng làm VLXD.

- Hệ tầng Hòn Gai (T3n-rhg) phân bố ở vùng Hòn Gai-Cẩm Phả, Hoành Bồ, đảo Cái Bầu…tổng bề dày 2.300-2.400m. Khoáng sản liên quan chủ yếu là than đá với trữ lượng lớn, ngoài ra còn có đá phiến sét chịu lửa, sét gạch ngói.

- Hệ tầng Vân Lãng (T3n-r vl) phân bố diện nhỏ ở phía tây tỉnh, bề dày 1600-1700m. Khoáng sản liên quan có tiền đề chứa than đá như hệ tầng Hòn Gai, song đến nay chưa phát hiện được.

- Hệ tần Hà Cối (J1-2hc) phân bố từ Tiên Yên-Vạn Hoa, núi Khe Thai, Khe Cầm, một số đảo, tổng bề dày 1.500-1.900m. Khoáng sản liên quan có cát kết xây dựng, than đá, sét gạch ngói.

- Hệ tầng Đồng Ho (N1-3đh) phân bố ở vùng Đồng Ho, sông Cái, núi Nương Chén với bề dày 150-200m. Khoáng sản liên quan chủ yếu là sét (sét gốm sứ, sét gạch ngói, sét xi măng), một số nơi có tập đá phiến sét chứa dầu.

- Hệ tầng Tiêu Giao (N2tg) phân bố ở vùng Tiêu Giao, Giếng Đáy, bề dày 120-200m. Chưa phát hiện khoáng sản liên quan.

- Trầm tích Pleistocen trung-thượng (Q12-3) phân bố diện hẹp ở vùng Đông Triều, Uông Bí…bề dày 2-5m.

- Trầm tích Pleistocen thượn (Q13) phân bố diện hẹp ở vùng Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hải Hà, bề dày 2-4m.

- Trầm tích Holocen hạ-trung (Q21-2) phân bố ở các thung lũng sông và thung lũng hẹp giữa núi vùng Đông Triều, Uông Bí, Hà Cối, Ka Long…

- Trầm tích Holocen thượn (Q23) phân bố ở các thung lũng sông, vùng cửa sông, ven biển...

- Các trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q4) phân bố chủ yếu ở vùng Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên...

Cấu trúc - kiến tạo đứt gãy

Vị trí kiến tạo theo A.E. Dovjicov (1965), tỉnh Quảng Ninh nằm trong miền “chuẩn uốn nếp đông Việt Nam”, theo Trần Văn Trị (1977) thuộc miền cố kết Caledoni.

Các khối cấu trúc có thể phân ra 4 khối như sau: Ba Chẽ-Bình Liêu, Yên Hưng, Hoành Bồ-Hải Hà và Cẩm Phả-Cô Tô.

Các hệ thống đứt gãy chính

Hệ thống đứt gãy phương đông bắc-tây nam, gồm:

- Đới đứt gãy sâu Đồng Mỏ-Tiên Yên-Móng Cái

- Các đứt gãy Hoành Bồ-Vĩnh Thực, Bãi Cháy-Cẩm Phả - Đứt gãy thuận Hoành Mô-Na Thiêm-Bắc Lù

- Đứt gãy Bắc Ninh-Đông Triều-Uông Bí

Hệ thống đứt gãy phương tây bắc-đông nam, gồm các đứt gãy sâu thuận và không phân chia, như đứt gãy Hải Hà-Đình Lập...

Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến, chủ yếu gồm các đứt gãy Khe Mo-Làng Mo, Làng Giám-Lũng Kỳ Thượng, Khe Lòng-Làng Mo.

Liên quan một số hệ thống đứt gãy trên, là sự xuất hiện các điểm nước khoáng nóng từ Quang Hanh đến Tam Hợp, Khe Lạc, Đồng Long.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu ứng dụng neo đất cho thi công hầm nhà cao tầng tại thành phố hạ long (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)