Lớp 4 Đá cuội kết, sạn kết cấu tạo phân lớp, kiến trúc hạt tròn cạnh, phong hóa trung bình - mạnh, màu xám trắng, xám vàng
3.3. Một vài nhận xét và đánh giá về điều kiện kinh tế - kỹ thuật
Trong điều kiện địa chất thuận lợi với các lớp đất tốt nằm ở không quá sâu, phù hợp vị trí đạt bầu neo, ta có thể dùng giải pháp neo trong đất để tạo điều kiện cho công tác thi công hố đào thuận lợi nhờ mặt bằng được mở rộng, nhờ đó đầy nhanh được tốc độ thi công và cho phép ta thi công từ dưới lên mà không gặp trở ngại. Cũng chính vì thế mà chất lượng thi công hầm sẽ được tốt hơn nhờ có thể dễ dàng quan sát và kiểm soát chất lượng, tránh được những vấn đề về nứt do việc thi công top down hay semie top down mang lại. [8]
Vấn đề chính là ta sẽ còn phải cân nhắc lựa chọn các dạng tường kết hợp với neo, như ta biết, tường chắn đất trong thi công hố đào chủ yếu hiện nay sử dụng vẫn là tường cừ larsen, tường cọc nhồi bê tông/ bê tông cốt thép và tường vây. Tùy thuộc vào đặc điểm mỗi công trình mà ta sẽ sử dụng các loại tường
này cho phù hợp. Trong khu vực xây chen, có các công trình lân cận gần sát hố đào thì việc sử dụng tường cừ larsen tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng sẽ không hợp lý do khi rút cừ có thể xảy ra hiện tượng rút đất lên cùng, từ đó gây sạt lở và làm dịch chuyển quá mức các công trình lân cận. [8]
Việc thi công tường vây liên tục trong đất thì lại thiên về an toàn, tốn kém, đôi khi khó áp dụng nhất là trong điều kiện địa tầng ở Hạ Long, nơi có các lớp đất biến thiên khá lớn, phía dưới lại là loại sét kết, cát kết có cường độ khá lớn, khó khăn trong công tác thi công tường vây. Hơn nữa, tại khu vực này các công trình chủ yếu chỉ là từ 1 tới 2 hầm, do vậy việc sử dụng tường vây liên tục là cũng không cần thiết.
Việc lựa chọn loại tường cọc trong thi công hố đào tại khu vực này tỏ ra khá hợp lý do việc thi công cọc khoan nhồi ngày nay tương đối phổ biến, thông dụng và thi công trên nhiều loại địa tầng khác nhau. Tùy theo độ sâu và đặc điểm của địa tầng ta sẽ quyết định tới loại đường kính cọc và chiều sâu của cọc. Tuy nhiên, loại tường này cũng có nhược điểm là do tiết diện hình tròn nên khả năng chịu mô men nhỏ, và có thể tồn tại khoảng hở giữa 2 cọc nên có nguy cơ để nước thấm qua, gây khó khăn trong công tác thi công. Để giải quyết vấn đề đó, trong trường hợp cần thiết người ta có thể sử dụng cọc vữa để ngăn nước. [3]
Với việc sử dụng neo cũng làm sự phân bố mô men và lực cắt trong tường hợp lý hơn nhờ đó có thể làm giảm được lượng cốt thép yêu cầu và giảm giá thành của tường vây.
Việc thi công neo đất nên áp dụng công nghệ bơm vữa 2 lần với việc sử dụng ống bơm vữa lần 2 bằng ống T.A.M và quả bo bơm (parker), sẽ giúp tăng cường sự làm việc của bầu neo với nền đất nhờ việc kiểm soát chất lượng bầu neo thông qua lượng vữa bơm qua từng điểm bơm, thông thường sẽ là 66cm ta sẽ bơm vữa lần 2, và bơm từ phía cuối neo với việc sử dụng quả bo bơm vữa
nhằm tạo áp lực bơm cục bộ trong khu vực này. Với việc bơm vữa này, lực neo tính toán sẽ tương đối phù hợp với quy trình của Pháp là TA -95
Hình 3.6 Công nghệ bơm vữa 2 lần bằng quả Bo (parker) và ống bơm TAM
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết Luận
- Nội dung đề tài đã giới thiệu phương pháp tính toán và phạm vi áp dụng của một số loại neo đất phổ biến cũng như giải pháp tường chắn ổn định hố đào và giải pháp cọc khoan nhồi kết hợp neo đất.
- Phân tích được phạm vi ứng dụng cọc khoan nhồi kết hợp neo đất với hố đào sâu và địa tầng khác nhau tại khu vực Hạ Long.
- Chỉ ra phương pháp tính toán tường chắn đất nói chung và tường cọc khoan nhồi kết hợp với neo đất nói riêng.
- Với việc sử dụng cọc khoan nhồi kết hợp neo đất hoặc cọc khoan nhồi kết hợp neo đất cho phép đẩy nhanh tiến độ, giảm ảnh hưởng đến công trình lân cận và đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nếu điều kiện đất nền cho phép.
- Đề tài đã đánh giá và chỉ ra khoảng cách bố trí đặt neo cho kết quả hợp hiểu quả về truyền lực và tiết kiệm về kinh tế nhất.
- Tính toán lực căng của neo theo TA-95 là có tính thực tiễn, phù hợp với đặc thù tính toán neo đất tại khu vực Hạ Long nói riêng và công nghệ bơm vữa thi công với việc bơm vữa 2 lần, lần 2 với áp lực cao qua ống "T.A.M" áp dụng cho công trình thực tế cho thấy kết quả tính toán và thực tiễn là phù hợp, có tính an toàn cao.
- Chỉ ra ta có thể sử dụng mô hình hóa tường chắn đất và thanh neo cho kết quả chấp nhận được. Việc mô hình neo theo mô hình phần tử "embedded row pile"
có xét tới yếu tố 3 D là hợp lý. Kết quả quan trắc thực tế cho thấy chuyển vị thực tế nhỏ hơn các giá trị dự tính theo các bước đào, điều này cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các mô hình tính toán, cũng như trong các tính toán hiện nay thiên về an toàn do ta có kể tới các yếu tố chiết giảm sức kháng của đất.
Kiến Nghị
- Cần có các nghiên cứu chuyên sâu về địa tầng, địa chất từng địa điểm cụ thể các phường xã để có thể cho một kết quả tính toán neo đất để thi công hầm nhà cao tầng có các địa phương.
- Nội dung đề tài chỉ nghiên cứu, tính toán ứng dụng thi công neo đất cho hầm nhà cao tầng khu vực thành phố Hạ Long.
- Thực tế ứng dụng giải pháp cọc khoan nhồi kết hợp neo đất tại Hạ Long và các đơn vị thi công theo phương pháp này là chưa nhiều. Từ các ưu điểm của giải pháp tác giả kiến nghị các đơn vị thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước ưu tiên sử