1. Quá trình hình thành và phát triển của mô hình blended learning
* Blended learning là gì?
Blended learning là phương pháp giảng day kết hợp giữa hoc trực tiếp và hoc trực tuyến!. Day là phương pháp giáo dục linh hoạt, cho phép học viên kết hợp việc học trực tiếp tại lớp với học trực tuyến thông qua các nền tảng học trực tuyến như
website, ứng dụng hoặc các công nghệ khác.
* Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Dai học Luật Hà Nội
1 TS. Nguyễn Hoàng Trang, “Một số van dé trong tổ chức day học blended learning và kinh nghiệm quốc tế”, Ky
yêu hội thảo quốc tê: Giáo duc cho mọi người.
Với blended learning, học viên có thê trải nghiệm được những lợi ích của học trực tiếp như tương tác trực tiếp với giáo viên và bạn bè, kết hợp với sự linh hoạt và tiện lợi của học trực tuyến, cho phép học viên học tập bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu.
Các hoạt động học tập trực tuyến có thé bao gom xem các video hướng dan, doc sách điện tử, hoàn thành các bài kiểm tra trực tuyến hoặc thảo luận trực tuyến VỚI Các
giáo viên và bạn bè.
Blended learning được coi là phương pháp giáo dục hiệu quả và tiên tiến, giúp cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường kỹ năng sống cho học viên và giúp giáo viên tối ưu hóa việc giảng dạy và đánh giá kết quả học tập.
* Quá trình hình thành và phát triển của blended learning:
Blended learning đã trở thành xu hướng giáo dục phố biến trên toàn cầu trong những năm gan đây. Quá trình phát triển của blended learning bat dau từ khi công nghệ thông tin phát triển và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống hàng ngày. Quá trình phát triển của blended learning trên thế giới được mô tả qua các giai
đoạn sau:
- Những năm 1990: Blended learning xuất hiện như một khái niệm mới và chưa được sử dụng phố biến. Phương pháp này bao gồm việc kết hợp học trực tiếp với các tài liệu học trực tuyến đơn giản, ví dụ như các tài liệu PDF hoặc các bài học
trên CD-ROM.
- Những năm 2000: Công nghệ đã phát triển một cách nhanh chóng và đã cho phép các giáo viên thiết kế các khóa học blended learning phức tạp hơn. Các công nghệ mới như video học trực tuyến, các ứng dụng học trực tuyến và các môi trường học tập trực tuyến đã được sử dụng pho bién.
- Những năm 2010: Blended learning trở thành xu hướng phô biến trong giáo dục toàn cầu, với nhiều trường đại học, trường trung học và các tô chức giáo dục khác
sử dụng phương pháp này. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trở nên
quen thuộc hơn va cộng đồng giáo dục đã bắt đầu sử dụng các nền tang học trực tuyến
như Moodle, Blackboard và Canvas.
- Những năm 2020: Với sự bùng nô của đại dịch COVID-19, blended learning đã trở thành phương pháp giáo dục phổ biến hơn bao giờ hết. Các trường học va tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đã chuyên sang học trực tuyến để duy trì việc giảng
dạy và học tập trong một thời gian dài. Blended learning được xem là giải pháp giáo
dục linh hoạt và bền vững cho tương lai.
* Một số mô hình blended learning pho biến:
Model
Face-to-
Face Driver
/ Outside-In
Learning Model
— Project Based Learning
Model
Theo PGS.TS. Nguyễn Dac Hung! đã chỉ ra những mô hình blended learning phổ biến đã và đang được áp dụng, có thé được kê đến bao gồm:
- Face to face: Với mô hình học này, sinh viên, học sinh sẽ tham gia nghiên
cứu, học tập với nhiều cấp độ về khả năng, trình độ.
- Mô hình luân phiên: Với mô hình này, sinh viên, học sinh sẽ được quay vòng
lịch trình giảnh dạy, học tập giữa thời gian học trực tuyến độc lập và thời gian học trực tiếp trên lớp, tăng thêm độ hứng khởi, tương tác trực tiếp của người học và người giảng dạy, giảm đi sự xa cách và buồn tẻ của việc thường xuyên học và dạy online kéo dài.
- Mô hình flex: Với mô hình này, giảng viên, giáo viên sẽ đóng vai tro là những
người hướng dẫn. Sinh viên, học sinh sẽ chủ động nghiên cứu bài trước, chủ động tìm hiểu kiến thức dé thực hành, thảo luận, trả bài tập trong các hoạt động của giờ học trên
lớp, học offline.
- Mô hình online lab school: Với mô hình này, nội dung của chương trình
giảng dạy được phân phối thông qua một hệ thống trực tuyến. Sinh viên, học viên, học sinh sẽ không có giảng viên, giáo viên hướng dẫn, nhưng họ sẽ được đào tạo thông qua giám sát trực tuyến.
1PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng, “Một số quan điểm về áp dụng phương pháp blended learning và liên hệ trong giảng dạy kinh tế bậc đại học ở Việt Nam Hiện nay”, Hội thảo khoa học quốc gia: Ung dụng công nghệ thông
tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng blended learning.
- Mô hình học self blended: Với mô hình học này, sinh viên, học viên, hoc sinh
vẫn sẽ theo học các lớp học truyền thống. Tuy nhiên, người học có thể đăng ký thêm những khóa học bổ icnh cho các chương trình học tập, nghiên cứu của riêng mình.
- Mô hình học online driver: Với mô hình này, học sinh, sinh viên có thể theo học từ xa và nhận hướng dẫn học tập thông qua các nền tảng trực tuyến. Người học nếu có thắc mắc sẽ thường nhăn tin hỏi giảng viên, giáo viên thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến.
2. Thực trang của mô hình blended learning
2.1. Thực trạng trên thế giới
Theo một số báo cáo thống kê, mô hình blended learning đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giáo dục trên toàn thế giới!.
Trên toàn cầu, 61% sinh viên đã tham gia Ít nhất một khóa học trực tuyến hoặc tham gia vào một chương trình dựa trên năng lực hoàn toàn trực tuyến trong đời (Dahlstrom và cộng sự, 2015, trang 30); 57% sinh viên theo học chương trình cấp bằng trực tuyến cũng đến thăm khuôn viên thực tế của họ (Best Colleges, 2020, trang 3).
Tại Hoa Kỳ, 79% chương trình trực tuyến được thiết kế dành cho sinh viên trở lại trường học sau thời gian vắng mặt (Các trường cao đăng tốt nhất, 2020, trang 28);
65% giảng viên trên toàn thé giới hỗ trợ các nguồn giáo dục mở, đó là cách tiếp cận ít truyền thống hơn (Dahlstrom và cộng sự, 2015, trang 31); 35% giáo viên K-12 ở Hoa Kỳ báo cáo rằng họ sử dụng các công cụ học tập kỹ thuật số vì dir liệu tức thì và có thé thực hiện được mà các công cụ này cung cấp và vì các công cụ học tập kỹ thuật số cho phép họ điều chỉnh hướng dẫn theo trình độ kỹ năng của học sinh (NewSchools Venture Fund & Gallup, 2019, 20); 63% giáo viên đồng ý rằng các công cụ học tập kỹ thuật số nói chung hiệu quả hơn trong việc kết nối việc học với công việc và nghề nghiệp tương lai của học sinh so với các công cụ phi kỹ thuật số (NewSchools Venture
Fund & Gallup, 2019, 49).
89% giáo viên day tiếng Anh đồng ý rang họ thay việc sử dung các công cu học tập kỹ thuật số trong lớp học là có giá trị (NewSchools Venture Fund & Gallup, 2019, 27).
English language learning @ English/language arts @ Science and history/social studies @ Math
Tỷ lệ phan trăm giáo viên đông ÿ công cụ hoc tập kỹ thuật số có giá trị trong lop học
1 https://research.com/education/blended-learning
Vào mùa thu năm 2018, 18,7% học sinh đăng ký vào các cơ sở giáo dục sau
trung học đã tham gia ít nhất một khóa học giáo dục từ xa (NCES, 2019); 28% sinh viên đại học ở Hoa Kỳ đã chọn những trường mà họ có thé tham gia các khóa học trực tuyến và tại trường (Statista, 2020, trang 9); Số liệu thống kê E-learning gần đây tiết lộ rằng những người học trực tuyến trên toàn thế giới đã dành trung bình 1,6 giờ một tuần để học thông qua đọc kỹ thuật số.
Digital reading 1.6
Online courses 1.4
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
Thời gian trung bình hàng tuân dành cho học trực tuyén trên thé giới năm 2018 Ngoài ra, còn nhiều con số thống kê về tình hình áp dụng mô hình blended learning trên thế giới khác:
- Tại Hoa Kỳ, hơn 4 triệu sinh viên đã tham gia các khóa học blended learning
trong năm học 2016-2017, chiếm 30% tổng số sinh viên dai học tại Hoa Kỳ (nguồn:
National Center for Education Statistics).
- Tại Anh Quốc, mô hình blended learning đã được sử dung tại hau hết các trường đại học và trường trung học. Theo thống kê của Jisc, Tổ chức quản lý công
nghệ giáo dục ở Anh, 81% các trường đại học va 74% các trường trung học ở Anh đã
triên khai mô hình blended learning.
- Tại Canada, năm 2017, 49% các trường đại học đã triển khai mô hình blended learning, trong đó có 25% trường áp dụng mô hình này cho tất cả các khóa học của mình (nguồn: Canadian Digital Learning Research Association).
- Tại Uc, hơn 50% các trường đại hoc đã áp dung blended learning vào việc giảng day trong năm học 2016 (nguồn: Department of Education and Training, Australia).
- Theo báo cáo cua Ambient Insight, tang trưởng của thị trường E-learning, bao
gom ca blended learning, được dự báo sé dat 255 tỷ USD vào năm 2023.
- Theo bao cáo của HolonIQ, tô chức nghiên cứu về giáo dục, trong năm 2020, số lượng học sinh và sinh viên tham gia các chương trình học tập trực tuyến trên toàn cầu đã đạt hơn 200 triệu người, tăng 5% so với năm trước đó.
- Theo báo cáo của EdTech Magazine, 56% các giáo viên trên toàn cầu cho biết
họ đã sử dụng mô hình blended learning trong giảng dạy của mình.
- Theo báo cáo của FutureLearn, năm 2020, số lượng học viên đăng ký khóa học trực tuyến tăng gấp đôi so với năm trước đó, đạt 10 triệu người.
- Tại châu Âu, theo thống kê của European Schoolnet, 73% các giáo viên đã áp
dụng blended learning trong giảng dạy.
- Tai Trung Quốc, hơn 90% các trường đại học sử dụng mô hình blended learning (nguồn: Xinhua News Agency).
- Tại An Độ, tốc độ tăng trưởng của thị trường E-learning, bao gồm cả blended learning, được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 44% từ năm 2020 đến năm 2025 (nguồn: Research and Markets).
Như vậy, blended learning đã và đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và được đánh giá là một phương pháp giáo dục hiệu quả và tiên tiến.
2.2. Thực trạng tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã bước đầu áp dụng mô hình giảng dạy blended learning, tuy nhiên mới chỉ ở mức sơ khai là áp dụng giảng dạy trực tuyến như trực tiếp và chưa lồng ghép được nhiều kỹ thuật cũng như kỹ năng vào giờ giảng.
Vấn đề này có nhiều nguyên nhân cả về kỹ thuật đáp ứng cũng như kỹ năng của các giảng viên trên lớp, việc áp dụng chưa được tập huấn đầy đủ về mặt công nghệ cũng như là bài bản trong các kỹ năng cần có của giảng viên khi áp dụng mô hình blended learning. Trước năm 2021, Trường Đại học Luật Hà Nội thuần túy là giảng dạy trực tiếp không có giảng trực tuyến. Khi dịch Covid xảy ra, toàn bộ hệ thống giảng dạy đã chuyên hoàn toàn sang giảng dạy trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams và hiện nay theo Quy chế số 08/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2021 có quy định giảng dạy kết hợp giữa giảng trực tiếp và giảng trực tuyến thì nhà trường vẫn đang áp dụng với một số môn đăng ký theo hình thức này. Tuy nhiên theo đánh giá chủ quan của tác giả thì các van dé áp dung mô hình blended learning của Trường Dai học Luật Hà Nội đang gặp phải một số vấn đề sau:
- Nhà trường chưa có chủ trương ứng dụng mô hình blended learning nên chưa
có các hoạt động chuẩn bi cho giảng viên, phương pháp giảng dạy, quy chế dao tạo, nên tảng kỹ thuật, công nghệ cho mô hình dao tạo này.
- Các giảng viên và một bộ phận sinh viên chưa có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin nên sẽ gặp khó khăn khi áp dụng mô hình này. Giảng viên cũng còn nhiều bỡ ngỡ khi chưa được tập huấn và hướng dẫn sử dụng hiệu quả các phần mềm, các ứng dụng để việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất; thường phải tự mày mò và chưa được hỗ trợ nhanh và kịp thời khi gặp phải các van dé liên quan đến kỹ thuật. Đối với đặc thù
giảng dạy ngoại ngữ, giáo viên cần tương tác nhiều với người học và tổ chức các hoạt động nhóm trong lớp học thì việc hoàn toàn giảng dạy trực tuyến cũng không mang lại mục đích chính trong giảng dạy. Đặc biệt là với các môn học kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) nếu không kết hợp hài hòa giữa lớp học trực tuyến và lớp học trực tiếp
sẽ không tạo được hứng thú cho người học.
- Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng đầy đủ cho mô hình giảng dạy blended learning (chưa có hệ thông LMS, tài nguyên hệ thống chưa đáp ứng, hệ thong wifi chưa day đủ...).
3. Dự đoán xu hướng phát triển của mô hình blended learning trong tương lai Blended learning là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Một số xu hướng phát triển của blended learning trong tương lai đã được dự đoán bao gồm:
- Tăng cwong sử dung công nghệ:
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, blended learning sẽ được tăng cường sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AJ), thực tế ảo (VR) và thực té tăng cường (AR) dé tạo ra những trai nghiệm hoc tập mới và hiệu qua hơn. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
+ Sử dụng AI trong đánh giá học tập: Trong mô hình blended learning, AI có
thé được sử dụng dé đánh giá trình độ học tập của sinh viên thông qua việc phân tích dữ liệu về các bài kiểm tra, bài tập và các hoạt động học tập khác. Việc sử dụng AI giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc đánh giá bằng tay.
+ Sử dụng VR va AR dé tăng cường trải nghiệm học tập: VR va AR có thé được sử dụng dé tạo ra môi trường học tập tương tác và thú vị hơn cho sinh viên. Ví dụ, sinh viên có thê sử dụng thiết bị VR để tham gia vào một môi trường ảo và thực hành các kỹ năng thực tế trong một môi trường an toàn. AR có thé được sử dụng dé tạo ra các hình ảnh và thông tin tương tác trên thực tế, giúp cho sinh viên có trải nghiệm học tập
đa dạng hơn.
+ Sử dụng AI dé tùy chỉnh học tập: Trong mô hình blended learning, AI có thể được sử dụng dé tùy chỉnh học tập cho từng sinh viên dựa trên nhu cầu và kỹ năng học tập của họ. Hệ thống AI có thê phân tích dữ liệu về các hoạt động học tập của sinh viên và đưa ra các gợi ý học tập cá nhân dé giúp cho sinh viên có trải nghiệm học tập
hiệu quả hơn.
+ Sử dung VR va AR để dao tao giáo viên: VR va AR có thé được sử dụng dé
đào tạo giáo viên trong môi trường hoc tập ảo, giúp cho giáo viên có cơ hội thực hành và cải thiện kỹ năng giảng dạy của họ trong một môi trường an toàn và không gây ảnh
hưởng đến học sinh.
- Tập trung vào học tập lĩnh hoạt:
Blended learning giúp học sinh và sinh viên có thê học tập linh hoạt, dù ở đâu và vào thời gian nào. Trong tương lai, việc tập trung vào học tập linh hoạt sẽ tiếp tục được phát triển, giúp đáp ứng nhu cầu học tập của người học một cách hiệu quả và
thuận tiện hơn.
- Tăng cường học tập tương tác:
Blended learning có thé tăng cường học tập tương tác giữa giảng viên và học viên thông qua các hoạt động trực tuyến và offline. Trong tương lai, việc tăng cường học tập tương tác sẽ được đây mạnh hơn để giúp người học phát triển các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc và cuộc sống.
- Da dạng hóa phương pháp giáng day:
Blended learning cho phép giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để giúp học viên hiểu bài học một cách tốt hơn. Trong tương lai, việc đa dạng hóa phương pháp giảng dạy sẽ tiếp tục được phát triển để đáp ứng nhu cầu học
tập của người học một cách đa dạng và hiệu quả hơn.
- Tăng cường quản lý và đánh giá:
Blended learning đòi hỏi các công cụ quản lý và đánh giá hiệu quả để đảm bảo rằng học viên đang tiến bộ và đạt được mục tiêu học tập của họ. Trong tương lai, việc tăng cường quản lý và đánh giá sẽ được đây mạnh hơn để giúp đảm bảo chất lượng
học tập của người học.