CHUAN MUC QUOC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SO QUOC GIA VECHUAN MUC QUOC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SO QUOC GIA VE

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm bình đẳng giới trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 47 - 74)

2.1 Bảo dam bình đắng gidi trong các văn kiện quốc tế

Để giải quyết hiệu quả sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong tư pháp hình sự, nhiều văn kiện quốc tế liên quan đến bình đăng giới và lĩnh vực tư pháp đã được ban hành. Ở cấp độ quốc tế, các ưu tiên về bình đăng giới trong tư pháp

tập trung vào xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; bảo vệ nạn nhân là phụ nữ của tội

phạm; tăng khả năng tiếp cận công lý của phụ nữ; đảm bảo các thủ tục tư pháp bình đẳng cho phụ nữ là người phạm tội; lồng ghép giới trong hệ thống trại giam. Các văn kiện nay cũng nhắn mạnh sự đảm bao cân bằng giới tinh trong thành phan của tòa án, công tố và lực lượng cảnh sát cũng như tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định trong lĩnh vực tư pháp.

Các văn kiện quốc tế về Nhân quyên đều nhân mạnh về quyền bình đăng và không phân biệt đối xử. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) khang định quyền của mỗi cá nhân được hưởng các quyên va tự do của họ mà không có sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào (Điều 2, 7). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) tại Điều 26 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) tại Điều 1 và 7.i đều quy định vẻ quyền bình đăng giữa nam và nữ, và công nhận quyền của phụ nữ được hưởng điều kiện làm việc và mức lương ngang nhau như nam giới. Các văn kiện này đều cam mọi hành vi phân biệt đối xử trên bất kỳ cơ sở nào như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc trạng thái khác.

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) yêu cầu các quốc gia thành viên phải thể hiện nguyên tắc bình đắng nam nữ trong hiến pháp quốc gia và đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trên thực tế, áp dụng các biện pháp pháp lý thích hợp dé ngăn cam mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thiết lập sự bảo vệ pháp lý đối với các quyền của phụ nữ trên cơ sở

bình dang với nam giới, sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật, quy định, phong tục và tập quán hiện hành tạo nên sự phân biệt đối xử với phụ nữ, bãi bỏ tất cả các điều khoản hình sự quốc gia phân biệt đối xử với phụ nữ, và dành cho phụ nữ quyền bình đăng với nam giới trước pháp luật, năng lực pháp luật giỗng như nam giới và cơ hội như nhau đề thực hiện năng lực đó (Điều 2, 15).

Khuyến nghị chung số 33 của Uỷ ban CEDAW nhắm đến việc cải thiện tiếp cận công lý cho phụ nữ bang cách loại bỏ phân biệt đối xử, bất bình dang và định kiến giới trong hệ thống tư pháp. Khuyến nghị này đề xuất một số giải pháp để đảm bảo quyền tiếp cận công lý bình đăng cho phụ nữ, bao gồm lồng ghép quan điểm giới trong lĩnh vực tư pháp, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, thực hiện các cơ chế báo cáo và khiếu nại độc lập, bảo vệ trẻ em gái và phụ nữ khỏi rào cản tiếp cận công lý, bãi bỏ các quy tắc và thông lệ yêu cầu sự cho phép của cha mẹ hoặc bạn đời trong tiếp cận công lý, áp dụng các biện pháp để loại bỏ định kiến giới và nâng cao nhận thức của các chủ thé trong hệ thống tư pháp. Ngoài ra, khuyến nghị còn nhẫn mạnh đến tác động tiêu cực của định kiến giới và thiên vị giới trong hệ thống tư pháp đến phụ nữ và đề xuất nâng cao năng lực cho các thấm phán, công tô viên, luật sư và chuyên gia y tế va nhân viên xã hội dé giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và các vụ bao lực trên cơ Sở gidi. Khuyến nghị cũng bao gồm một loạt các chỉ dẫn cụ thê về luật hiễn pháp; luật dân sự; luật gia đình; luật hình sự; và luật hành chính, xã hội và lao động. Theo đó, đối với lĩnh vực hình sự, Khuyến nghị nêu rõ luật hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo rằng phụ nữ có thé thực hiện các quyền con người của mình, bao gồm cả quyên tiếp cận công ly, trên cơ sở bình đăng. Theo Điều 2 và 15 của Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đảm bảo rằng phụ nữ được tiếp cận với sự bảo vệ và các biện pháp khắc phục được đưa ra thông qua luật hình sự và răng họ không bị phân biệt đối xử trong bối cảnh của các cơ chế đó, với tư cách là nạn nhân hoặc là người thực

hiện hành vi phạm tội.

Ủy ban CEDAW nhân mạnh thực tế là phụ nữ bị phân biệt đối xử trong các vụ án hình sự do thiếu các biện pháp thay thế giam giữ, nhạy cảm về giới, không

42

đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của phụ nữ khi bị giam giữ và không có các biện pháp phân biệt giới, thiếu cơ chế giám sát nhạy cảm giới và đánh giá độc lập. Việc phụ nữ trở thành nạn nhân thứ cấp của hệ thống tư pháp hình sự có tác động đến khả năng tiếp cận công lý của họ, do họ dễ bị ton thương hon trước sự lạm dụng và đe dọa về tinh thần và thể chất trong quá trình bắt giữ, thâm vẫn và giam giữ. Ủy ban lưu ý rằng nhiều quốc gia đang thiếu trầm trọng lực lượng cảnh sát, nhân viên pháp lý và pháp y được đảo tạo có khả năng giải quyết các yêu cầu của điều tra tội phạm. Ủy ban CEDAW khuyến nghị các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp dé ngăn chan, diéu tra, trung phat va dén bu cho tat cả các tội ác đối với phụ nữ, đảm bảo các giới hạn theo luật định phù hợp với lợi ích của các nạn nhân và bảo vệ phụ nữ khỏi bị trở thành nạn nhân thứ cấp trong hệ thống tư pháp. Các quốc gia cũng nên thực hiện các biện pháp để khuyến khích phụ nữ đòi hỏi các quyền của mình và báo cáo các hành vi phạm tội, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi trả thù đối với những phụ nữ đang tìm kiếm sự trợ giúp trong hệ thống tư pháp. Ngoai ra, các quốc gia cần ban hành luật để bảo vệ phụ nữ khỏi các tội phạm và hành vi vi phạm trên Internet, điều chỉnh việc cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ phụ nữ khi hợp tác với các cơ quan tư pháp trong các trường hợp buôn bán người và tội phạm có tổ chức.

Các quốc gia cũng nên sử dụng phương pháp bảo mật và nhạy cảm về giới để tránh kỳ thị trong tất cả các thủ tục tô tụng pháp lý và cải thiện phản ứng tư pháp hình sự đối với bạo lực gia đình.

Khuyến nghị chung số 35 của Uỷ ban CEDAW về bạo lực giới đối với phụ nữ đòi hỏi phải có khung pháp ly va dich vụ pháp lý hiệu qua và dé tiếp cận dé giải quyết tất cả các hình thức bạo lực giới đối với phụ nữ (đoạn 22), các biện pháp phòng ngừa phù hợp để giải quyết các nguyên nhân cơ bản của bạo lực giới đối với phụ nữ, bao gồm thái độ và khuôn mẫu gia trưởng, bất bình dang trong gia đình và việc bỏ mặc hoặc từ chối các quyền dân sự, chính trị, kinh tế,

xã hội và văn hóa của phụ nữ (đoạn 30(a)) và nâng cao năng lực, giáo dục và đào tạo cho các cơ quan tư pháp, luật sư và cán bộ thực thi pháp luật (đoạn 30(e)).

Ngoài ra, vấn đề bình đăng giới cũng được ghi nhận tại một số văn kiện, diễn đàn quốc tế khác như:

Tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ (1993) kêu gọi các quốc gia ngăn chặn, điều tra và trừng phạt các hành vi bạo lực đối với phụ nữ (Điều 4 (c)); xây dựng pháp luật trong nước dé trừng phat và khắc phục những sai trái gây ra cho phụ nữ bị bạo lực (Điều 4(d)); tạo điều kiện cho những phụ nữ bị bạo lực tiếp cận với các cơ chế tư pháp và các biện pháp khắc phục công bang và hiệu quả đối với những tôn hại mà họ phải chịu (Điều 4 (d)); và đảm bảo rằng các cán bộ thực thi pháp luật và công chức chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách ngăn chặn, điều tra và trừng phạt bạo lực đối với phụ nữ được dao tao dé họ nhạy cảm với các nhu cầu của phụ nữ (Điều 4 (¡)).

Hội nghị thé giới lần thứ tư về Phụ nữ, Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (1995) kêu gọi các chính phủ rà soát tất cả các luật và thực tiễn pháp lý để đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc và thủ tục của tất cả các văn kiện nhân quyền quốc tế có liên quan bang luật pháp quốc gia (đoạn 124-d, e);

hủy bỏ bat kỳ luật nào phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và xóa bỏ thành kiến giới trong việc thực thi tư pháp (đoạn 232-d); đảm bảo khả năng tiếp cận các dich vụ pháp lý miễn phí hoặc chi phí thấp, bao gồm cả kiến thức pháp luật, được thiết kế đặc biệt dé tiếp cận phụ nữ sống trong cảnh nghèo đói (đoạn 61-a);

và đảm bảo rằng phụ nữ có quyền như nam giới trong việc trở thành thâm phán,

người bào chữa hoặc các viên chức khác của tòa án (đoạn 323-m).

Trong năm 2010, Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc - ECOSOC ban hành Các chiến lược mô hình cập nhật và các biện pháp thực tế nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong lĩnh vực phòng chống tội phạm và tư pháp hình sự kêu gọi các quốc gia thành viên rà soát, đánh giá và cập nhật luật pháp, chính sách, quy tắc, thủ tục, chương trình và thực tiễn quốc gia, đặc biệt là luật hình sự, trên cơ sở liên tục dé đảm bảo giá tri, tính toàn diện và hiệu quả của chúng trong việc loại bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và loại bỏ các điều khoản cho phép hoặc bỏ qua bạo lực đối với phụ nữ hoặc làm tăng tính dễ bị tôn thương hoặc tái phạm tội đối với những phụ nữ từng là đối tượng của bạo lực

44

(đoạn 14-a); rà soát và, nếu thích hợp, sửa đôi, bố sung hoặc bãi bỏ bất kỳ luật, quy định, chính sách, thông lệ và phong tục nào phân biệt đối xử với phụ nữ hoặc có tác động phân biệt đối xử đối với phụ nữ và để đảm bảo rằng các quy định của nhiều hệ thống pháp luật, nếu có, tuân thủ nghĩa vụ, cam kết và nguyên tắc nhân quyền quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc không phân biệt đối xử (đoạn 14- e); cung cấp hoặc khuyến khích các mô-đun đào tạo đa văn hóa, giới tính và nhạy cảm với trẻ em bắt buộc dành cho cảnh sát, cán bộ tư pháp hình sự và các chuyên gia tham gia vào hệ thống tư pháp hình sự về việc không thể chấp nhận mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ cũng như tác động và hậu quả có hại của chúng đối với tất cả những người bị bạo lực như vậy (đoạn 20-a).

Quy tắc của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân nữ và các biện pháp không giam giữ đối với phạm nhân nữ (Quy tắc Bangkok) (2010), lồng ghép giới trong hệ thống giam giữ quy định rằng các quốc gia thành viên cần tính đến các nhu cầu đặc biệt của tù nhân nữ khi áp dụng các Quy tắc Tiêu chuẩn Tối thiêu về Đối xử với Tù nhân. Đáp ứng những nhu cầu như vậy để đạt được bình đăng giới thực chất sẽ không bị coi là phân biệt đối xử (Quy tắc 1). Các quốc gia thành viên nên phát triển các giải pháp thay thế cho nhà tù dành cho phụ nữ, đặc biệt là dựa trên lịch sử trở thành nạn nhân của nhiều phụ nữ phạm tội và trách nhiệm chăm sóc của họ (Quy tắc 57). Quy tắc 64 quy định thêm rằng các bản án không giam giữ đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ có con phụ thuộc sẽ được ưu tiên nếu có thể và phù hợp, các bản án giam giữ được xem xét khi hành vi phạm tội nghiêm trọng hoặc tội phạm bạo lực hoặc người phụ nữ đó tiếp tục gây nguy hiểm, và sau khi xem xét tính đến lợi ích tốt nhất của trẻ em, đồng thời đảm bảo rằng VIỆC cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em được thực hiện một cách thích hợp. Nhà nước nỗ lực rà soát, đánh giá và công khai định kỳ các xu hướng, van dé và các yếu tô liên quan đến hành vi phạm tội ở phụ nữ và đáp ứng hiệu quả nhu cầu tái hòa nhập xã hội của phụ nữ phạm tội cũng như con cái của họ nhằm giảm bớt sự kỳ thị và tác động tiêu cực (Quy tắc 69).

Hội đồng Bảo an cũng đã thông qua một loạt nghị quyết giải quyết vẫn đề

phụ nữ và xung đột tạo thành Chương trình nghị sự Women, Peace and SecurIty

(WPS). Chương trình nghị sự của WPS thể hiện cam kết của LHQ và các quốc gia thúc đây bình đăng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định ở tat cả các khía cạnh của ngăn ngừa xung đột, tiến trình hòa

bình, hoạt động hòa bình và xây dựng hòa bình cải thiện việc bảo vệ phụ nữ

trong các môi trường bị ảnh hưởng bởi xung đột, và chấm dứt bạo lực tình dục liên quan đến xung đột và miễn trừ hình phạt đối với những tội ác này đảm bảo sự tham gia của quốc tế vào các môi trường bị ảnh hưởng bởi xung đột giải quyết các nhu cầu cụ thê của phụ nữ và cải thiện việc bảo vệ quyền của phụ nữ và khả năng tiếp cận công lý của phụ nữ.

2.2. Bảo đảm bình dang gidi trong tố tụng hình sự một số quốc gia trên thế giới

Trong lý thuyết pháp lý chính thống, luật pháp được coi là trung lập về giới. Tuy nhiên, thực tế luật pháp không trung lập về giới mà bị chi phối bởi các diễn ngôn nam tính và gia trưởng; do đó, thay vì thúc day bình đăng giới, pháp luật có nguy cơ gây ra những trở ngại đối với bình đăng giới. Các khái niệm và vấn đề pháp lý hình sự được xây dựng theo cách nam tính, chủ yếu phản ánh trải nghiệm thường gan liền với nam giới mà không thừa nhận những yếu tố gan liền với nữ giới. Các luật hiện hành thường dựa trên đặc điểm của nam giới va tỘI phạm nam giới, do đó không tính đến thực tế cuộc sống, đặc điểm, trách nhiệm và vai trò của phụ nữ trong bối cảnh tư pháp hình sự và ở những nơi có sự phân biệt giới tính phổ biến, thì một khi thứ gì đó được tuyên bé là phi giới tính hoặc trung lập về giới thực tế là hướng đến nam giới.

Ủy ban Nhân quyền đã nhẫn mạnh rằng không phân biệt đối xử, cùng với sự bình dang trước pháp luật và sự bảo vệ bình đăng trước pháp luật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, tạo thành một nguyên tắc chung cơ bản liên quan đến việc bảo vệ các quyền con người. Tuy nhiên, không phải tất cả các sự phân biệt giữa người và nhóm người bị coi là phân biệt đối xử theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. Theo đó sự phân biệt giữa nhóm người là phù hợp với điều kiện sự phân biệt đó hợp lý và vì mục đích khách quan và hợp pháp. Nguyên tắc bình đắng và không phân biệt đối xử không có nghĩa là mọi sự phân biệt giữa

46

con người với nhau là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Sự khác biệt là hợp lý và do đó hợp pháp với điều kiện là chúng theo đuổi một mục đích dé giải quyết những bất bình đăng thực tế và dé đảm bảo quyền bình đăng, và các quốc gia có thé phải đối xử khác nhau với những người có hoàn cảnh khác nhau. Do đó, van đề đảm bảo bình dang giới trong tố tụng hiện nay cần xoay trục dé dam bảo sự cân bằng giữa nam và nữ, không có nghĩa là bảo đảm sự đối xử ngang băng giữa các chủ thể tố tụng là nam và nữ mà cần tính đến yếu tố đặc tính về giới. Việc chú trọng hơn vào chủ thé nữ của quá trình tố tụng không phải là sự mat cân băng giới mà là sự lây lại cân bằng cho một hệ thống vốn di bị tính chất hoá bởi tinh nam. Việc đảm bảo bình dang giới gắn với việc đảm bảo quyền cho phụ nữ bởi đây là nhóm yếu thé và dé bị tổn thương trong quá trình tổ tụng, du dưới tư cách là nạn nhân hay người bị buộc tội. Điều này có thê lý giải vì sao trong các nghiên cứu về đảm bảo bình đăng giới hiện nay đều gắn liền với sự tăng cường quyền cho phụ nữ. Đây cũng là sự phù hợp với bối cảnh hiện tại của hệ thống pháp luật tư pháp hình sự. Do đó, phần này được chia thành hai phần chính tập trung vào nữ giới gồm đảm bảo bình đăng giới cho nạn nhân và đảm bảo bình dang giới cho người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.

2.2.1. Bình đẳng giới cho nạn nhân

* Tăng cường phát hiện, báo cáo về bạo lực trên cơ sở giới

Vấn đề bình đăng giới có mối liên hệ mật thiết với vấn đề bạo lực giới.

Bạo lực của nam giới đối với phụ nữ được mô tả là một trong những thiếu sót nghiêm trọng nhất liên quan đến việc đạt được bình dang giới. Bao lực này là biểu hiện của mối quan hệ quyền lực bất bình dang trong lịch sử giữa nam va nữ. Đạt được bình đẳng giới là mục tiêu chính trong phòng chống bạo lực đối với phụ nữ. Bên cạnh đó, thống kê cho thay phụ nữ là nạn nhân chính của các tội phạm về bạo lực. Chính vì thế khi nói về các giải pháp tăng cường bình đăng giới thì nội dung phòng chống bạo lực giới là một phần quan trọng và tất yếu.

Ở một số quốc gia, pháp luật quy định nhiều cách khác nhau để những người khác nhau có thể khiếu nại về bạo lực gia đình, do đó nạn nhân không phải chịu trách nhiệm khiếu nại. Ở Campuchia, Điều 10 của Luật Phòng chống

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm bình đẳng giới trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 47 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)