QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỊ HÀNH QUY ĐỊNH

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm bình đẳng giới trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 74 - 107)

HINH SU VIET NAM

3.1. Quy định pháp luật tố tung hình sự Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới

3.1.1 Các nguyên tac bảo đảm quyển và nghĩa vụ ngang nhau giữa nam và nữ trong tô tụng hình sự

Trong tố tụng hình sự Việt Nam, các nguyên tắc cơ bản là phương châm, định hướng cho toàn bộ các hoạt động tố tụng của cơ quan và người có thấm quyền tiễn hành tố tụng, của người tham gia tô tụng. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận, các quy định cụ thể của BLTTHS năm 2015 được hình thành. Do đó, việc lồng ghép và thúc day bình dang giới trong tố tụng hình sự Việt Nam trước hết phải được nhận diện thông qua các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLTTHS năm 2015. Bao đảm bình dang giới trong tố tụng hình sự thông qua việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ ngang nhau giữ nam và nữ, trước tiên được thé hiện qua một số các nguyên tắc cơ bản sau đây:

* Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyên con người, quyên và lợi ich hop

pháp của cả nhân

Hiến pháp ghi nhận các quyền con người đồng thời quy định các bảo đảm cũng như trách nhiệm của Nhà nước để các quyền đó được thực hiện. Đó là quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật; quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bat khả xâm phạm về thân thé, không bị tra tan, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đôi xử nào khác xâm phạm thân thé, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phâm; không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá

nhân và bí mật gia đình, thông tin vê đời sông riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật 68

gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác, không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đôi thông tin riêng tư của người khác. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 8 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc “Tôn trọng va bảo vệ quyền con người, quyền và loi ích hợp pháp của cá nhân” như sau: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thâm quyền tiễn hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kip thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”. Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đề cập việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân nói chung trong các hoạt động tô tụng. Điều đó có nghĩa răng đối tượng của việc tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích ở đây là mọi cá nhân có liên quan đến hoạt động tố tụng và trong tat cả các giai đoạn tô tụng. Tuy nhiên, ưu tiên trong đó cần thuộc về việc bảo đảm và bảo vệ quyền của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo - những đối tượng, những người mà khi khởi động tố tụng hình sự thì các cơ quan và người có thâm quyền tiến hành tố tụng đã đặt họ vào vị thé bị áp dụng các biện pháp pháp luật nhằm làm hạn chế tự do và các lợi ích nhất định vốn đang thuộc về họ trước đó, bởi trong mối quan hệ đó khả năng lạm dụng quyền lực là hiện thực mà đối tượng gánh chịu là không ai khác ngoài họ. Dé thực hiện được nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ich hợp pháp của cá nhân, Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan có thâm quyên tiến hành tô tung và người có thâm quyên tiến hành tố tụng phải “thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”. Chắng hạn như việc Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới (Điều 41); hoặc trách nhiệm của Viện kiểm sát là phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy

định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trường hợp Viện kiêm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hop khan cap thì người ra lệnh bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngày cho người bị giữ (khoản 6 Điều 110).

Thông qua nội dung về bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tại Điều 8 BLTTHS năm 2015, có thé thấy rằng bat kì cá nhân nào, giới tính, dân tộc, tôn giáo nào... khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự thì đều được bảo đảm quyền con người, quyền công dân và trách nhiệm bảo đảm các quyền con người nói chung và quyền về bình đăng giới nói riêng thuộc về các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng, nhằm bao đảm thực hiện nội dung về bình dang giới theo các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó chủ yếu là tăng cường các nỗ lực để đảm bảo bình đẳng hưởng thụ các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả các cá nhân trong mọi mặt của đời sống xã hội.

* Nguyên tắc bảo đảm quyên bình dang trước pháp luật

Trong xã hội hiện nay, mọi người mỗi cá nhân đều bình đăng trước pháp luật. Day là một trong những nguyên tắc Hiến định được quy định tại Điều 16 Hiến pháp 2013 và được phát triển và cụ thé hóa trong lĩnh vực tố tụng hình sự và được quy định cu thé tại Điều 9 BLTTHS năm 2015. Nguyên tắc này xác định vị trí như nhau của mọi cá nhân, công dân, pháp nhân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, cũng như việc khi tham gia quan hệ tố tụng hình sự, không có sự ưu đãi, ưu tiên, phân biệt đối xử theo các dấu hiệu nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phân, địa vị xã hội hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.

Tại Điều 9 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đăng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật.” Mọi pháp nhân đều bình đăng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.” Trên cơ sở quy định này, có thê nhận thấy một số những nội dung cơ bản của bảo đảm bình đăng giới trong tố tụng hình sự như sau:

70

Thứ nhất, mọi người dù là nam hay nữ, hay thuộc giới tính khác đều được bình dang trong việc áp dụng chính sách hình sự, đường lối và xử lý hành vi phạm tội. Bất kỳ người nào phạm tội cho dù họ là ai, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội, địa vị xã hội thì đều xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự quy định. Pháp luật không có quy định riêng về chính sách, đường lối xử lý trách nhiệm hình sự cho từng cá nhân hay một đối tượng cụ thể nào khác, tài sản, địa vị xã hội không mang lại đặc quyền cho bất cứ ai, bất cứ giới tính hay chủ thé đặc biệt nào trước tòa án công lý và pháp luật.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi của pháp luật nước ta khi quy định về quyền bình đăng của mỗi cá nhân trong quá trình áp dụng chính sách hình sự. Bởi lẽ, ngày nay quyền con người là một yếu tố vô cùng quan

trọng, nước ta cũng luôn luôn di theo định hướng xây dựng một nhà nước pháp

quyền, Nhà nước: “Của dân, do dân, vì dân”. Chính vì vậy, mọi công dân chính là gốc cho sự phôn thịnh và phát triển của đất nước. Quyền con người song song VỚI quyền họ được sống trong một xã hội bình đăng, đặc biệt trong bộ luật tô

tụng hình sự cũng không ngoại lệ. Khi một cá nhân phạm tội, họ phải chịu trách

nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật cho dù người đó là dân tộc nào, giới tính, tín ngưỡng và tôn giáo của họ ra sao và địa vị trong xã hội của họ như thé nào di nữa, thi ho đều phải chịu trách nhiệm giống nhau, theo phương thức ngang bằng, không có sự thiên vi, trên dưới, nếu họ có những hành vi vi phạm các quy định của Bộ luật hình sự thì họ đều phải chịu trách nhiệm trước Nha

nước và pháp luật.

Thứ hai, mọi người đều có quyền bình đăng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự với tư cách tô tụng đã được xác định mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Cá nhân- không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giá.... đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi tham gia vào quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Cụ thể, nếu họ tham gia với tư cách là bị can thì họ sẽ có quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 60 của BLTTHS năm 2015 hoặc nếu họ tham gia trong quá trình tố tụng với tư cách là bị cáo thì sẽ có quyền và nghĩa vụ cụ thê quy định tại Điều 61 BLTTHS năm 2015. Như vậy,

tùy vào tư cách khi tham gia vào quá trình t6 tụng hình sự dẫn đến họ có những quyền và nghĩa vụ riêng, nhưng những quyền và nghĩa vụ này không chỉ áp dụng riêng cho một cá nhân mà nó được áp dụng cho tất cả mọi người, nếu trong trường hợp họ có dấu hiệu hành vi phạm tội thì sẽ đều bị cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tung áp dụng những quy định trên theo quy định của BLTTHS năm 2015, qua đó ta thấy pháp luật tố tụng hình sự nước ta không có quy định ngoại lệ về quyền và nghĩa vụ tố tụng cho bất kỳ người nào khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.

Cuối cùng, trong quá trình tham gia vào tố tụng hình sự, mọi người đều được bình đăng về trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, với vai trò là cơ quan, người có tham quyền tiến hành tố tụng, các cơ quan và người tiễn hành tô tụng phải đảm bao nguyên tắc giải quyết vụ án theo một trình tự, thủ tục thống nhất đối với các vụ án. Việc giải quyết các vụ án hình sự được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định mang tính bắt buộc do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, không có sự đảo trộn giữa các quy trình thủ tục trong giải quyết vụ án. Và không có những ngoại lệ về thủ tục tố tụng đôi với bat kỳ cá nhân nào nếu họ tham gia tô tụng với cùng một tư cách. Việc quy định thủ tục khác nhau trong việc bắt tạm giam, truy tố và xét xử đối với một số đối tượng nhất định như đại biéu dân cử, người dưới 18 tuổi, thì hoàn toàn không mâu thuẫn với nguyên tắc mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật. Hiến pháp quy định không có sự đồng ý của Quốc Hội va trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uy ban thường vụ quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố Đại biểu Quốc Hội và mục đích của Bộ luật tố tụng hình sự là tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho việc điều tra, truy tổ và xét xử. Chính vì vậy, ở đây không có một nhóm người nào được hưởng những đặc quyền nào đó trước pháp luật và cũng không phải chịu hạn chế của pháp luật nào đó.

* Nguyên tắc bảo đảm quyên bắt khả xâm phạm về thân thể

Nguyên tắc bảo đảm quyền bat khả xâm phạm về thân thé được ghi nhận tại Điều 10 BLTTH năm 201 trên cơ sở Hiến pháp 2013 va sự kế thừa BLTTHS

72

năm 2003: “Mọi người có quyền bat khả xâm phạm về thân thé. Không ai bị bat nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiếm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của BLTTHS.

Nghiêm cấm tra tan, bức cung, dùng nhục hình hay bat kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe con người.”. Tất cả mọi cá nhân đều được đảm bảo quyền bất khả xâm phạm đến thân thể của mình, không có bất cứ ai có quyền được xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức, không ai có quyên bắt giữ nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

Quyền con người trong tô tụng hình sự thường được thé hiện rõ nét nhất thông qua quyền của nhóm người dễ bị tổn thương (nhóm người yếu thế) như:

người bị bắt, người bi tạm giữ, bi can, bi cáo, người bi hại, nguyên đơn dân sự,

bị đơn dân sự, người làm chứng, người bào chữa,...Những người này khi tham

gia vào các hoạt động Tố tụng hình sự cho dù với tư cách nào thì họ vẫn được pháp luật bảo vệ và tôn trọng những quyên cơ bản nhất thiết của con người như quyền được tôn trọng về nhân phẩm, quyền không bị tra tan, đánh đập khi bị giam giữ, bị chấp hành án phạt tù. Trong một số trường hợp cần thiết quyền tự do thân thê bị hạn chế nhất định. Tước đi sự tự đo là cần thiết khi một người có hành vi xâm hại tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác hoặc xâm phạm đến lợi ích công cộng nhưng vẫn cần phải được điều chỉnh băng pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự. Tuy nhiên, việc tước đi tự do của bất kì cá nhân nào phải có căn cứ, đúng thấm quyên, thủ tục quy định của BLTTHS, không cho phép bắt người một cách tùy tiện. Việc bắt, giam giữ được coi là tùy tiện khi không dựa vào các thủ tục luật định hoặc các cơ quan có thâm quyền. Sẽ bị coi là bắt, giam giữ người tùy tiện khi việc bắt, giam giữ không thích đáng, không công bằng va bat thường không có tính minh bạch. Ở góc độ giới, mục tiêu cuối cùng của lồng ghép giới trong t6 tụng hình sự là dé tạo ra những thay đôi tích cực trong các cầu trúc xã hội và thé chế vì một xã hội công bằng mà

trong đó các lợi ích và quá trình ra quyết định không bị phân biệt đối xử đối với cả hai giới. Tuy nhiên, với đặc tính sinh học, phụ nữ và trẻ em vẫn là những đối tượng được hưởng sự ưu tiên nhất định trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Việc ưu tiên này không nhằm tạo ra cơ chế “thiên vi’ cho phụ nữ, trẻ em mà nhằm tạo sự “cân bằng” về giới dựa trên sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, do đó vẫn đảm bảo quyền con người và tính công băng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

* Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của

ca nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong SỐ những quyền nhân thân cơ bản của con người. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được ghi nhận trong tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 tại điều 12: “Không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống

riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín

cá nhân...” Quyền nhân thân này cũng được quy định trong công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bắt hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bắt hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Đề đảm bảo quyền này được thực hiện trên thực tế, trên cơ sở quy định tại Điều 19, 20, 32, 51 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: “Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,

tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mang, sức khỏe, danh dự,

nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử ly theo pháp luật. Công dân Việt Nam không thé bị trục xuất, giao nộp cho Nhà nước khác”. Theo đó, tất cả mọi người (bao gồm công dân, người nước ngoài ở Việt Nam, người không quốc tịch, nam hay nữ...) đều có quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân. Trong quá trình tiến hành tố tung, co quan có thẩm quyền, người có thâm quyên tiến hành tố tụng không được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia tố tụng, những cơ quan có thẩm

74

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm bình đẳng giới trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 74 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)