Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp GPMT của cơ sở “Quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ” (Trang 58 - 61)

3.2.1. Công trình, thiết bị xử lý khí thải khu vực máy phát điện dự phòng Hiện nay, tại cơ sở đã lắp đặt 04 máy phát điện dự phòng gồm:

- 01 máy phát điện tại nhà ga 5: Model: SEM-185-SCRN; Thương hiệu: Nhật Bản, máy phát điện NPG, công suất 243.8KVA

- 01 máy phát điện tại cổng thành: Model DS01100D5S; Thương hiệu: máy phát điện onsite energy MTU16V2000DS1100, công suất 1100KVA.

- 01 máy phát điện tại khu nhà Sunhome: Model MTU12V4000DS1650;

Thương hiệu: rolls-royce solution, Đức. Công suất 1650 KVA.

- 01 máy phát điện dự phòng tại cổng nhà Sunhome: Công suất máy: 1000KVA.

Chủ cơ sở đã lắp đặt máy phát điện dự phòng tại vị trí cách xa các khu vực nhạy cảm như: khu nhà ăn, nhà hành chính,...nhằm giảm thiểu tác động do tiếng ồn gây ra đối với các khu vực này.

04 khu vực đặt máy phát điện dự phòng đều đã được thi công lắp đặt đầy đủ hệ

thống kỹ thuật phụ trợ: Quạt thông gió, hệ thống ống thoát khí, cách âm và sàn chống rung trong các khu nhà được bố trí đặt máy phát điện dự phòng. Sơ đồ nguyên tắc bố trí giảm thiểu ô nhiễm đối với máy phát điện dự phòng được trình bày trong hình sau:

Hình 3. 7. Sơ đồ nguyên tắc các kỹ thuật giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động của máy phát điện dự phòng

Ngoài ra, Dự án thực hiện đầy đủ các biên pháp quản lý, kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ, tràn dầu và các biện pháp phòng cháy chữa cháy đối với các máy phát điện dự phòng trong suốt quá trình vận hành dự án.

3.2.2. Biện pháp giảm thiểu phát tán ô nhiễm mùi hôi trong quá trình thu gom, xử lý nước thải

♦ Biện pháp giảm thiểu mùi hôi đối với bùn thải và chất thải rắn sinh hoạt:

- Bùn thải từ hệ thống thu gom, xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển định kỳ, tránh phân hủy sinh ra mùi hôi, các loại khí độc.

- Việc vận chuyển bùn thải, chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện bằng thùng đựng và xe bồn chuyên dụng có nắp kín, có thu nước rò rỉ. Chu kỳ vận chuyển tới bãi chôn lấp quy định không quá 2 ngày. Trong trường hợp chưa kịp thời vận chuyển đi, bùn thải được rắc vôi bột để tránh côn trùng xâm nhập.

♦ Giảm thiểu phát tán mùi hôi từ khu vực trạm xử lý nước thải

Trạm xử lý nước thải được quy hoạch ở khu vực bằng phẳng, cuối hướng gió chủ đạo, có điều kiện thông thoát tốt, giảm tối đa ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực dự án.

Bố trí vành đai cây xanh cách ly trạm xử lý nước thải với các khu vực xung quanh.

Cây xanh hàng rào cách ly chọn loại cây lá kim, tán rộng, xanh quanh năm, không trồng các loại cây ăn quả, cây có dầu, lá rụng nhiều để giảm thiểu sự lan tỏa các khí độc hại

ra khu vực xung quanh.

Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với hệ thống thu gom nước thải

Thu dọn phân bùn: Nạo vét bùn cặn bể phốt, các hố ga thu nước thải, bể tự hoại và các công trình vệ sinh công cộng nhàm hạn chế tích tụ và phân hủy bùn cặn hữu cơ có trong hệ thống này bị phân hủy ở điều kiện kỵ khí bị phân hủy sinh ra mùi hôi thối. Bùn được nạo vét bằng xe hút phốt và vận chuyển xử lý theo quy định và hợp đồng với các đơn vị có chức năng.

Giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Lượng khí thải sinh ra từ hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải chủ yếu do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và một phần rác thải từ song chắn rác. Lượng khí này không tập trung, khó thu gom để xử lý. Do đó, các biện pháp phù hợp được đề xuất thực hiện bao gồm:

- Thi công đường ộng sục cặn đáy ngăn thu trạm bơm, tránh lắng cặn và thối rữa, sinh mùi. Thường xuyên kiểm tra, sục rửa, tránh tắc đường ống sục cặn.

- Thiết kế thông hơi cho đường cống thoát nước hay quạt gió bên trong công trình.

Tạo điều kiện thông thoáng trong khu vực này để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân quản lý, vận hành công trình chức năng và khu vực xung quanh.

- Bê tông hóa hoặc sử dụng các ống nhựa kín cho quán trình dẫn và thoát nước thải tránh thoát mùi và ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm.

3.2.3. Giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động giao thông

Thành lập đội trật tự giao thông, ứng phó kịp thời trong các trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông, thiết lập các quy định cụ thể về chiều lưu thông, làm đường đối với từng loai phương tiện giao thông trong khu du lịch.

Toàn bộ các tuyến đường giao thông được xây dựng rộng thoáng không ùn tắc giao thông, hai bên đường trồng cây xanh tạo cảnh quan xanh mát, trong lành. Vỉa hè rộng, khoảng cách giữa các bề mặt ngồi nhà đến đường lớn.

Khi thời tiết khô nóng đội vệ sinh phun nước giảm bụi, nắng, nóng thường xuyên.

Trong khuôn viên của khu du lịch khu vực quy hoạch cây xanh được trồng và chăm sóc thường xuyên. Vườn hoa công viên, cây xanh cách ly được thiết kế đúng quy hoạch đảm bảo canh quan môi trường khu vực dự án, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

Ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm mang tính phân tán, khó tập trung để xử lý, đề xuất các biện pháp khống chế như sau:

- Cô lập nguồn phát sinh, có dải ngăn cách hoặc tường bao giữa các bộ phận bốc dỡ với các bộ phận khác nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi sang các khu vực khác.

- Không chở quá trọng tải của xe ô tô, sử dụng bạt che phủ các xe ô tô khi tiêu thụ sản phẩm.

- Trồng cây xanh quanh khu vực sản xuất và đường vận chuyển trong khu vực dự

án. Hiện nay công ty đã hoàn thiện 1.185,6 m2 cây xanh.

- Công ty bố trí 1÷2 người thường xuyên thu gọm, quét dọn hàng ngày tại khu văn phòng, nhà ở, sân bãi nhằm giảm thiểu bụi và giữ cho cảnh quan nhà máy sạch đẹp.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp GPMT của cơ sở “Quần thể khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ” (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)