Xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu công nghiệp hiệp phước (Trang 56 - 97)

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.3. Xử lý nước thải

1.3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải

Tính đến thời điểm hiện tại, có 149 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Hiệp Phước, tất cả các doanh nghiệp đã thực hiện thu gom và đấu nối nước thải về các Trạm XLNTTT, các doanh nghiệp này xử lý nước thải sơ bộ đạt giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN trước khi đấu nối vào các hệ thống thu gom nước thải chung của KCN, dẫn về các Trạm XLNTTT để xử lý. Tỷ lệ đấu nối là 100% với lượng nước thải xả vào các trạm XLNTTT là 4.645 m3/ngày.

1.3.2. Mô tả từng công trình xử lý nước thải

Hiện tại, Chủ đầu tư đã xây dựng hoàn thành, đang vận hành Trạm XLNTTT số 1 (tại Lô B11a) thuộc KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 (gồm 2 mô đun đều có công suất 3.000 m3/ngày.đêm) và Trạm XLNTTT số 2 (tại Lô F9XLNT) của Phân kỳ 1 thuộc KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 (gồm 2 mô đun đều có công suất 3.000 m3/ngày.đêm). Các công trình xử lý nước thải đều đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Kể từ đó đến nay các công trình này không có bất kỳ sự thay đổi, cải tạo nào so với thời đểm được cấp phép. Các công trình xử lý môi trường được trình bày chi tiết như sau:

1.3.2.1. Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

▪ Nhà điều hành trạm XLNTTT số 1:

48 Đã xây dựng 01 bể tự hoại 3 ngăn với dung tích thiết kế 5,3 m3 để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà điều hành trạm XLNTTT số 2 trước khi đấu nối vào mô- đun số 2 thuộc Trạm XLNTTT số 2 để tiếp tục xử lý.

▪ Khu điều hành và dịch vụ KCN:

Đã xây dựng 01 bể tự hoại được đặt phía Tây Nam trong khuôn viên khu điều hành và dịch vụ KCN. Thể tích bể tự hoại dài x rộng x cao = 5,2m x 2m x 1,7m = 17,68 m3. Trong đó:

+ Ngăn chứa: dài x rộng x cao = 2,6m x 2m x 1,7m = 8,84 m3. + Ngăn chứa: dài x rộng x cao = 1,3m x 2m x 1,7m = 4,42 m3. + Ngăn chứa: dài x rộng x cao = 1,3m x 2m x 1,7m = 4,42 m3.

Cấu tạo với đáy đổ BTCT, thành xây bằng gạch thẻ và nắp bằng BTCT.

Toàn bộ nước thải sau bể tự hoại dẫn chuyển về Trạm XLNTTT số 1 để tiếp tục xử lý.

1.3.2.2. Trạm XLNTTT số 1 (công suất 6.000 m3/ngày.đêm với 02 mô đun và mô đun 1 của Trạm XLNTTT số 2 công suất 3.000 m3/ngày.đêm)

* Sơ đồ công nghệ:

49 Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của mô đun 1 Trạm XLNTTT 2 (đặt tại trạm XLNTTT số 1) và có 02 mô đun của trạm XLNTTT số 1

50 loại theo loại hình và khu vực bố trí các nhà máy trong KCN, cụ thể:

- Bể gom 1: tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất xi mạ.

- Bể gom 2: tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất giấy.

- Bể gom 3: tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật.

- Bể gom 4: tiếp nhận nước thải của các cơ sở nhuộm.

- Bể gom 5: tiếp nhận nước thải của các cơ sở chế biến thuộc da.

- Bể gom 6: tiếp nhận nước thải của các cơ sở còn lại.

Nước thải từ 6 bể gom này sẽ được bơm đều qua các mô đun số 1, mô đun số 2 của Trạm XLNTTT số 1 và Mô đun số 1 của Trạm XLNTTT số 2 để xử lý.

a) Mô đun sô 1 (Trạm XLNTTT số 1) Mô tả công nghệ chi tiết như sau:

(1) Nước thải từ 6 bể gom được bơm lên bể điều hoà nhằm điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm. Trước khi vào bể điều hoà, nước thải được qua thiết bị tách rác tinh nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước ≥2mm đi vào hệ thống xử lý.

(2) Nước thải từ bể điều hoà được bơm vào cụm bể xử lý hoá lý gồm 3 ngăn. Tại mỗi ngăn có bố trí các cánh khuấy để trộn hoá chất xử lý, tạo điều kiện tốt cho quá trình keo tụ xảy ra.

Sau khi được xử lý ở bể điều hòa, nước thải sẽ được bơm lên bể khuấy, nguồn nước thải trên tuyến ống bơm đến bể được điều chỉnh pH bằng NaOH 30 % nhằm đảm bảo pH tối ưu cho quá trình khuấy. Ở ngăn đầu tiên của bể khuấy, nước thải được châm FeCl2, chất có nhiệm vụ giúp cho các hạt khuếch tán liên kết lại thành các hạt có kích thước và khối lượng lớn hơn, thuận lợi cho quá trình lắng.

Sau đó, nước thải tiếp tục được đưa qua ngăn khuấy 2 để bổ sung Polymer Anion và tiếp tục chuyển sang ngăn 3 để khuấy trộn nước thải, tránh tình trạng va đập thủy lực.

Nước thải từ ngăn 3 của bể phản ứng được dẫn sang bể lắng hóa lý để lắng những bông cặn được tạo thành trước đó. Lượng bùn thu được tại bể lắng hóa lý sẽ được đưa về bể chứa bùn hóa lý.

51 đầu vào được hòa trộn, nhờ đó bùn hoạt tính có điều kiện tiếp xúc tốt nhất với thành phần hữu cơ trong nước thải và hấp thụ chúng. Tại bể này, quá trình chuyển hoá và khử Nitơ sẽ diễn ra. Tại bể này, có lắp đặt các thiết bị đo pH và DO tự động nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý.

(4) Nước thải sau khi qua bể anoxic sẽ được đưa sang bể bùn hoạt tính hiếu khí (aerotank) với chế độ dòng liên tục. Tại bể này, nước thải sẽ được cung cấp oxy thông qua hệ thống thổi khí chìm để các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Tại bể này, có lắp đặt thiết bị đo DO tự động nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý.

(5) Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng sinh học. Bùn từ bể lắng sinh học một phần được tuần hoàn về bể đệm, một phần được đưa về bể chứa bùn sinh học. Lượng bùn từ bể lắng sinh học và hoá lý sẽ được tách nước bằng máy ép bùn ly tâm. Bùn sau khi tách nước sẽ được xử lý như chất thải công nghiệp thông thường hoặc chất thải nguy hại tùy thuộc vào kết quả phân định bùn thải. Lượng nước tách pha thu từ bể chứa bùn hoá lý, sinh học và máy ép bùn sẽ được thu gom và dẫn về bể gom nước đầu vào.

(6) Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển bằng hình thức hoàn toàn tự động.

b) Mô đun số 2 (Trạm XLNTTT số 1)

(1) Nước thải sau khi được thu gom về bể gom sẽ được bơm lên máy tách rác để loại bỏ phần tạp chất có kích thước ≥ 2mm, sau đó qua bể tách dầu để loại bỏ dầu mỡ.

Tiếp theo, nước thải sẽ chảy vào bể điều hoà nhằm mục đích điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm.

(2) Nước thải từ bể điều hoà được bơm lên cụm bể xử lý hoá lý bậc 1 bao gồm 4 bể.

Tại mỗi bể có bố trí các cánh khuấy để hoà trộn hoá chất xử lý, tạo điều kiện tốt cho quá trình keo tụ xảy ra, giảm độ màu nước thải, kết tủa các kim loại nặng có trong nước thải.

- Bể axit hoá: Có tác dụng điều chỉnh giá trị pH của nước thải xuống mức 3 - 4 bằng axít H2SO4 nhằm tạo môi trường axit để phản ứng khử Cr6+ thành Cr3+ xảy ra.

52 tạo môi trường kiềm để kết tủa bông cặn Cr3+ và một số kim loại khác.

- Bể tạo bông: chất trợ keo tụ (Polymer) được bổ sung để kết dính các bông cặn lơ lửng thành những bông cặn lớn có khả năng lắng nhanh trong bể lắng hoá lý 1.

Tại cụm bể xử lý hoá lý, nước thải được đo đạc pH với máy đo pH tự động để kiểm soát và dễ dàng điều chỉnh lượng hoá chất tại công đoạn này.

Nước thải được dẫn từ bể tạo bông về bể lắng hoá lý 1 để lắng cặn lơ lửng sinh ra từ quá trình keo tụ tạo bông. Bùn phát sinh từ bể lắng hoá lý 1 sẽ được đưa về bể chứa bùn hoá lý.

(3) Sau khi qua bể lắng hoá lý 1, nước thải sẽ được đưa sang bể đệm pH, bổ sung H2SO4 nhằm ổn định giá trị pH từ 6,5 – 8,5, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.

(4) Cụm bể xử lý sinh học (thiếu khí và hiếu khí)

Nước thải sau khi qua bể đệm pH sẽ được dẫn sang bể anoxic (thiếu khí). Tại bể Anoxic, hỗn hợp nước thải có chứa bùn hoạt tính sẽ được khuấy trộn đều bằng hệ thống khuấy chìm. Cùng với nguồn NO3- từ nước thải tuần hoàn của bể hiếu khí kết hợp với BOD có sẵn trong nước thải, quá trình khử nitơ chuyển hóa N-NO3- → N2 sẽ diễn ra. Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính từ bể Anoxic sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí, tại đây diễn ra quá trình nitrat hóa N-NH4+→ N-NO3-. Hệ thống thổi khí chìm cung cấp một lượng oxy hoà tan để các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính tiếp tục quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Lượng bùn hoạt tính trong nước thải sẽ được tách ra khỏi nước thải tại bể lắng thứ cấp. Một phần lượng bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn trở lại bể Anoxic. Phần bùn dư sẽ được đưa về bể chứa bùn sinh học.

(5) Nước thải sau khi được xử lý tại cụm xử lý sinh học sẽ được tiếp tục dẫn qua cụm bể xử lý hoá lý bậc hai. Tại đây, các loại hoá chất chuyên dụng sẽ được hoà trộn vào nước thải nhằm kết tủa các chất tạo màu có trong nước thải. Các kết tủa được kết dính thành những bông cặn lớn bằng chất trợ keo tụ polymer và tách khỏi nước thải ở bể lắng hoá lý 2. Bùn từ bể hoá lý 2 sau đó được bơm về bể chứa bùn hoá lý.

53 (7) Xử lý bùn

Lượng bùn cô đặc từ bể chứa bùn sinh học và bể chứa bùn hoá lý sẽ được xử lý bằng máy ép bùn. Bùn sau khi tách nước sẽ được xử lý như chất thải công nghiệp thông thường hoặc chất thải nguy hại tùy thuộc vào kết quả phân định bùn thải. Lượng nước tách pha thu từ bể chứa bùn hoá lý, sinh học và máy ép bùn sẽ được thu gom và dẫn về bể gom nước đầu vào.

(8) Hệ thống xử lý nước thải được điều khiển bằng hình thức hoàn toàn tự động.

c) Mô đun số 1 (Trạm XLNTTT số 2)

(1) Nước thải sau khi được thu gom về bể gom sẽ được bơm lên máy tách rác để loại bỏ phần tạp chất có kích thước ≥1mm, sau đó qua bể tách cát và bể tách dầu để loại bỏ cát, dầu mỡ. Sau đó, nước thải chảy sang bể điều hoà nhằm điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ nước thải trước khi được bơm sang cụm bể xử lý hoá lý.

Tại bể điều hoà, bể được bố trí hệ thống khuếch tán khí. Hệ thống này vừa có tác dụng xáo trộn nước thải đồng đều trong bể, tránh lắng cặn đồng thời đảm bảo chất ô nhiễm hữu cơ không phân huỷ yếm khí gây mùi.

(2) Cụm bể xử lý hoá lý (bể phản ứng, bể tạo bông, bể lắng hoá lý và bể trung hoà) - Tại bể phản ứng: có lắp đặt máy khuấy nhanh để điều chỉnh pH, khuấy trộn đều phèn với nước thải, thực hiện quá trình đông tụ nhằm khử SS, một phần BOD, COD…

- Tại bể tạo bông: có lắp đặt máy khuấy chậm. Sau quá trình đông tụ, hoá chất polymer sẽ được bổ sung để tăng khả năng liên kết giữa các keo tụ, tạo ra các bông cặn to hơn và có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước. Sau đó nước thải được phân phối đều vào bể lắng hoá lý.

- Tại bể lắng hoá lý: Các bông keo tụ sẽ được tách ra khỏi dòng nước sau khi đi qua bể lắng hoá lý.

- Tại bể trung hoà: có lắp máy khuấy trộn nhanh để điều chỉnh pH về ngưỡng trung tính trước khi vào quá trình xử lý sinh học.

(3) Cụm bể xử lý sinh học (bể anoxic, aeroten)

54 đầu vào được hòa trộn, nhờ đó bùn hoạt tính có điều kiện tiếp xúc tốt nhất với thành phần hữu cơ trong nước thải và hấp thụ chúng. Tại bể này, quá trình chuyển hoá và khử Nitơ sẽ diễn ra.

- Tại bể Aeroten: máy thổi khí cung cấp oxy không khí cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ và tế bào sinh vật mới.

- Ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật lơ lửng hiếu khí (bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí tuỳ tiện, nấm, tảo, động vật nguyên sinh) - dưới tác động của oxy được cung cấp từ không khí qua các máy thổi khí - sẽ giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế bào sinh vật mới.

(4) Sau khi qua bể Aeroten nước thải sẽ tới bể lắng sinh học rồi được dẫn sang bể khử trùng hiện hữu ở Mô đun số 2 của Trạm XLNTTT số 1 để cùng dẫn ra nguồn tiếp nhận là rạch Dinh Ông. Một phần bùn hoạt tính dư lắng dưới đáy bể lắng sẽ được các bơm bùn bơm sang bể chứa bùn sinh học trung gian.

Để đảm bảo đáp ứng tiếp nhận nước thải của bể khử trùng hiện hữu ở Mô đun số 2 của Trạm XLNTTT số 1 thì Mô đun số 1 của Trạm XLNTTT số 2 đã có bể tự khử trùng trước khi vào bể khử trùng hiện hữu đồng thời lắp đặt thêm hệ thống sục khí phía dưới bể khử trùng hiện hữu ở Mô đun 2 của Trạm XLNTTT số 1 nhằm tăng hiệu quả tiếp xúc, xáo trộn giữa hoá chất khử trùng và nước thải sau xử lý.

(5) Xử lý bùn

Bùn hoá lý từ bể lắng hoá lý được chứa trong bể chứa bùn hoá lý trung gian và được bơm tới bể bùn hoá lý. Bùn sinh học dư từ bể lắng sinh học được chứa trong bể chứa bùn sinh học trung gian và bơm tới bể bùn sinh học. Bùn từ 2 bể này được bơm tới máy ép bùn để làm khô bùn. Bùn khô sau khi tách nước sẽ sẽ được xử lý như chất thải công nghiệp thông thường hoặc chất thải nguy hại tùy thuộc vào kết quả phân định bùn thải.

Lượng nước tách pha thu từ bể chứa bùn hoá lý, sinh học và máy ép bùn sẽ được thu gom và dẫn về bể gom nước đầu vào hệ thống xử lý.

55 TT Hạng mục Số lượng (cái) Thể tích xây dựng (m3)

1 Bể gom 6 810,9

2 Bể điều hòa 1 1.484

3 Bể phản ứng 1 1 13,23

4 Bể phản ứng 2 1 12,6

5 Bể phản ứng 3 1 12,6

6 Bể lắng hóa lý 2 333,12

7 Bể anoxic 1 575,9

8 Bể aerotank 2 2.188,4

9 Bể lắng sinh học 1 576,65

10 Bể chứa bùn hóa lý 1 65,2

11 Bể chứa bùn sinh học 1 280,66

(Nguồn: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước, 2023) Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật các bể xử lý của Mô đun số 2 (Trạm XLNTTT số 1)

TT Hạng mục Số lượng (cái) Thể tích xây dựng (m3)

1 Bể tách dầu 1 112,64

2 Bể điều hòa 1 820,48

3 Bể Axit hóa 1 12

4 Bể phản ứng 1 53

5 Bể keo tụ 1 12

6 Bể tạo bông 1 1 96

7 Bể lắng hóa lý 1 1 496,4

8 Bể đệm pH 1 66,5

9 Bể Anoxic 1 1.109,4

10 Bể bùn hoạt tính hiếu khí 2 1.067,7

56

13 Bể phản ứng 2 1 13,8

14 Bể tạo bông 2 1 13,8

15 Bể lắng hóa lý 2 1 35,3

16 Bể kiểm tra 1 451,25

17 Bể khử trùng 1 87

18 Bế chứa bùn hóa lý 1 406,6

19 Bể chứa bùn sinh học 1 280,66

(Nguồn: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước, 2023) Bảng 3.7: Thông số kỹ thuật các bể Mô đun số 1 (Trạm XLNTTT số 2)

TT Tên

Kích thước

Số lượng

Thời gian lưu (phút) Dài

(m)

Rộng (m)

Cao (m) (thiết kế)

Cao (m) (sử dụng)

1 Bể tách dầu B-01 6 3 3,5 3 1 13

2 Bể điều hòa B-02 17 10 6 5 1 360

3 Bể phản ứng B-03 3,5 2,5 5,5 5 1 18

4 Bể tạo bông B-04 4,4 3,5 5,5 5 1 37

5 Bể lắng hóa lý B-05 10 10 5,5 5 1 144

6 Bể trung hòa B-06 3,5 2,5 5,5 5 1 21

7 Bể anoxic B-07a/b 10 7,2 5,5 5 2 345

8 Bể aeroten B-08a/b 10 19,8 5,5 5 2 810 (02 bể)

9 Bể lắng sinh học

B-09a/b 10 10 4,5 4 2 108

10 Bể khử trùng B-10 8 4 3 2,5 1 38,4

11 Bể chứa bùn hóa lý 4 1,5 5,5 5 1

57 13 Bể chứa bùn sinh học

trung gian B-13a/b 2,5 2,5 5,5 5 2

14 Bể chứa bùn sinh học

B-14 16 8 4,5 4 1

(Nguồn: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước, 2023)

* Danh mục máy móc, thiết bị

Máy móc, thiết bị lắp đặt tại các mô đun xử lý nước thải như trong các bảng dưới đây:

Bảng 3.8: Danh mục các máy móc, thiết bị của Mô đun số 1 và Mô đun số 2 (Trạm XLNTTT số 1)

TT Thiết bị

Hãng sản xuất

Xuất xứ Thông số kỹ thuật

Số lượng

(cái) 1 Bơm nước thải bể gom 1 Nhật

Bản

SHIMAYWA Model: CN651 – P65

Bơm chìm, công suất 1,5 kW/3pha

Q = 30 m3/h

02

2 Bơm nước thải bể gom 2 Nhật Bản

SHIMAYWA Model: CN80 –

P80B

Bơm chìm, công suất 2,2 kW/3pha

Q = 48 m3/h

02

3 Bơm nước thải bể gom 3 Nhật Bản

SHIMAYWA Model: CN501 – P50

Bơm chìm, công suất 0,75 kW/3pha

Q = 10 m3/h

02

4 Bơm nước thải bể gom 4 Nhật Bản

SHIMAYWA Model: CN100 –

P100B

Bơm chìm, công suất 5,5 KW/3pha

Q = 120 m3/h

02

5 Bơm nước thải bể gom 5 Nhật Bản

SHIMAYWA Model: CN80

Bơm chìm, công suất

2,2 kW/3pha 02

6 Bơm nước thải bể gom 6 Nhật Bản

SHIMAYWA Model: CN80 –

P100B

Bơm chìm, công suất 3,7 kW/3pha

Q = 60 m3/h

02

7 Bơm nước thải bể điều hòa

Nhật Bản

SHIMAYWA Model: CN150 –

Bơm chìm, công suất

7,5 kW/3pha 02

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu công nghiệp hiệp phước (Trang 56 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)