Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
6.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác
* Đối với các loại hóa chất sử dụng trong khai thác hạ tầng kỹ thuật KCN:
Hoạt động khai thác hạ tầng kỹ thuật KCN chỉ sử dụng hóa chất cho các trạm XLNTTT, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được trình bày như sau:
▪ Biện pháp phòng ngừa:
- Tuân thủ nghiêm ngặc các quy định từng loại hóa chất trong quá trình lưu chứa và sử dụng.
- Các khu vực lưu chứa hóa chất đã được xây dựng các gờ bao chống tràn và các vật liệu hấp thụ khi xảy ra sự cố.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng khu vực lưu chứa hóa chất để kịp thời phát hiện ứng phó khi xảy ra sự cố.
- Cách ly nguồn phát sinh hóa chất có khả năng gây ảnh hưởng với người lao động bằng lưu trữ trong các kho chứa hóa chất riêng biệt.
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người làm việc, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất: khẩu trang, kính bảo vệ mắt, quần áo, găng tay, giày ủng,… có khả năng chống được các hóa chất tương ứng.
- Đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền về tác hại, các sự cố và biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Điều này giúp người lao động có được những hiểu biết cơ bản về hóa chất nguy hiểm. Họ sẽ có những phương pháp vận hành và phối hợp giữa các lực lượng hiệu quả trong ứng phó sự cố.
▪ Phương án ứng cứu sự cố hóa chất:
- Quy trình khi phát hiện hóa chất tràn đổ, lập tức thực hiện các bước sau:
+ Bước l: Mang dụng cụ bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, ủng)
110 lý.
+ Bước 5: Bịt chặt chỗ rò rĩ trên thùng chứa bằng nút cao su. Nếu thùng chứa đã cũ, không đảm bảo an toàn cho việc lưu trữ thì thay bằng thùng mới.
+ Bước 6: Vệ sinh cá nhân và dụng cụ thu gom, đồ bảo hộ lao động bằng vòi nước trước kho chứa hóa chất thật kỹ.
+ Bước 7: Báo cho Bộ phận phụ trách để có những bước xử lý tiếp theo nếu cần thiết.
Lưu ý: Tuyệt đối không để hóa chất tiếp xúc với nước; Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất khi không có đồ bảo hộ lao động (khẩu trang, bao tay,...); Thông gió tốt để khống chế sự bay hơi và phân tán trong khu vực làm việc.
- Khi bị hóa chất dính vào người, lập tức thực hiện các bước sau:
+ Bước l: Nếu bị dính vào mắt: kiểm tra và tháo bỏ kính (nếu có). Nếu bị dính vào quần áo hoặc da: Gỡ bỏ toàn bộ quần áo, giày dép bị dính hóa chất.
+ Bước 2: Rời khỏi phòng chứa hóa chất.
+ Bước 3: Mở vòi nước ngay phía trước cửa ra vào phòng chứa hóa chất.
+ Bước 4: Lập tức xả nước sạch liên tục trong ít nhất 15 phút. Có thể dùng nước lạnh.
+ Bước 5: Gọi người đến giúp đỡ bằng cách la lớn “CÓ AI KHÔNG, GIÚP TÔI VỚI”.
+ Bước 6 Nhân viên 2 đến giúp nhân viên 1 kiểm tra vùng mắt/da bị dính hóa chất.
+ Bước 7: Nếu nhân viên 1 bị bỏng da, nhân viên 2 đến Phòng VẬN HÀNH lấy hộp cứu thương, băng kín vùng da bị bỏng bằng băng.
+ Bước 8: Gọi cấp cứu số 115 hoặc nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất: bệnh viện Huyện Nhà Bè để được cấp cứu.
+ Bước 9: Nhân viên 2 dọn vệ sinh hiện trường.
+ Bước 10: Báo cho nhân viên Môi trường và viết báo cáo sự cố.
* Đối với sự cố hóa chất phát sinh sự cố thứ cấp
Phòng Môi trường của Công ty có trách nhiệm rà soát lại tổng thể hiện trường khu vực xảy ra sự cố, xác định các nguồn hóa chất và tình trạng hóa chất (khối lượng,
111 6.2.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
* Kế hoạch phòng ngừa
Hiện nay, KCN Hiệp Phước đã thành lập Đội phòng cháy chữa cháy riêng (trực thuộc Đội bảo vệ KCN), được trang bị 2 xe chữa cháy chuyên dụng, đầy đủ thiết bị (thang, thùng cát, bình cứu hỏa, nước) gồm nhiều kích thước và các loại bình khác nhau chứa CO2, bọt, và có một đường dây nóng về PCCC trong KCN (SĐT:
0888.444.472), sơ đồ mặt bằng lộ trình sơ tán.
Đồng thời, trên tất cả các tuyến đường nội bộ KCN đều có bố trí các họng nước chữa cháy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ khi xảy ra cháy nổ. Tất cả các nhà máy trong KCN đều được tập huấn và được kiểm tra thường xuyên bởi lực lượng cảnh sát PCCC huyện Nhà Bè theo qui định. Bên cạnh đó KCN Hiệp Phước đã lắp đặt hệ thống camera trên các tuyến đường chính để quan sát kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường có khả năng gây ra sự cố.
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước đã được chứng nhận ISO: 14001 và OHSAS: 18001, theo đó các quá trình hướng dẫn phòng ngừa sự cố được ban hành.
Doanh nghiệp thứ cấp trong KCN tự xây dựng các giải pháp phòng ngừa sự cố trong khuôn viên nhà máy. Trường hợp khi xảy ra sự cố trong KCN, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước huy động mọi lực lượng sẵn có cùng các bên hữu quan để khắc phục.
* Quy trình ứng phó sự cố do cháy nổ Bước l: Nhận tin báo cháy:
Trực ban nhận tin báo cháy báo cáo ngay cho Ban chỉ huy Đội Bảo vệ, Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước, Tổ điều hành để có ý kiến chỉ đạo, Phòng cảnh sát PCCC Nhà Bè. Đồng thời, nhân viên trực Ban xác định ngay vị trí cháy và hướng di chuyển gần nhất dựa trên bản đồ KCN để kịp thời xử lý.
Bước 2: Điều động nhân sự:
Ngay khi có ý kiến chỉ đạo, tổ điều hành lập tức điều động nhân sự, phương tiện và di chuyển ngay đến hiện trường vụ cháy nhanh nhất có thể.
Bước 3: Tổ chức chữa cháy:
- Nếu cháy nhỏ: trong khả năng xử lý thì thực hiện chữa cháy ngay.
112 - Khi đến đám cháy, nếu tình hình chưa rõ ràng thì song song với việc trinh sát đám cháy cần phải triển khai chữa cháy, bố trí xe, máy bơm vào cạnh nguồn nước, kiểm tra sự hoạt động của máy bơm, chuẩn bị lăng vòi, 3 chạc và các phương tiện cần thiết khác. Tiến hành lắp vòi hút cho xe, máy bơm hút nước, kiểm tra khả năng hút nước, người chỉ huy dự kiến bố trí chữa cháy bằng lượng nước trên xe thì phải đưa xe đến vị trí chữa cháy và nổ máy chờ lệnh.
- Khi triển khai chữa cháy, nhân viên cầm lăng phải chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi cho hoạt động của mình theo đường gần và ít nguy hiểm nhất.
6.2.3. Sự cố về tai nạn lao động
Tiến hành tập huấn, đào tạo cho cán bộ vận hành đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để giảm thiểu tối đa các sự cố về tai nạn lao động định kỳ. Trong trường hợp xảy ra sự cố, tiến hành các biện pháp sau để khắc phục như sau:
- Kịp thời sơ tán những người không liên quan đến nơi an toàn và thực hiện sơ cứu người lao động bị tai nạn.
- Trường hợp nếu người lao động bị nhiễm nhiều hóa chất, cần phải rửa sạch sau khi cởi quần áo ra.
- Phải di chuyển nạn nhân một cách cẩn thận từ nơi nguy hiểm tới nơi an toàn và đặt ở tư thế dễ phục hồi nhất. Nếu người lao động bị bất tỉnh, bị thương không thoát ra được, có thể dùng cáng vải hoặc đỡ đầu và túm chặt quần áo để đưa ra khỏi vùng nguy hiểm, đến nơi an toàn.
- Đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh). Trường hợp nguy hiểm, gọi xe cấp cứu 115 để kịp thời cứu chữa.
- Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước đã ban hành Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và định kỳ có diễn tập về an toàn hóa chất theo quy định.