Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu công nghiệp hiệp phước (Trang 108 - 118)

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

a) Công trình, thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải Đã xây dựng hồ sự cố có dung tích 6.000 m3 (nằm trong khuôn viên Trạm XLNTTT số 1), hồ được xây tường bao, lót đáy nhằm chống thấm nước ra xung quanh.

100 Diện tích mặt hồ: 3337,88

Diện tích đáy hồ: 2649,5 - Độ sâu: 2,2 m;

- Thể tích: khoảng 6000 m3:

- Mái và đáy hồ được đan lát Bê tông xi măng. Bên dưới được gia cố bằng lớp đá 0x4 dày 10 cm.

- Dọc theo mái hồ và đáy hồ đặt ống giảm áp (lọc ngược) có tác dụng làm giảm áp lực xô ngang của đất và áp lực đẩy nổi của địa chất bên dưới, song song với việc thiết kế mái taluy có góc nghiêng nhỏ nhằm tăng tính ổn định của mái taluy.

▪ Mô tả các trường hợp và cách phòng ngừa ứng phó sự cố đối với nước thải của cácTrạm XLNTTT KCN Hiệp Phước:

Hiện tại tỷ lệ lấp đầy của KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 và giai đoạn 2 lần lượt là 94,53 % và 29,73 %. Lưu lượng nước thải phát sinh xả vào 02 trạm XLNTTT của KCN khoảng 4.645 m3/ngày.đêm và 02 trạm XLNTTT được xây dựng với 4 mô đun (Trạm XLNTTT 1 có 03 mô đun và trạm XLNTTT 2 có 01 mô đun) có tổng công suất là 12.000 m3/ngày.đêm. Chủ đầu tư xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố với các kịch bản như sau:

- Kịch bản 1: Trường hợp nước thải vượt quy chuẩn trong điều hiện hệ thống xử lý (gồm 04 mô đun) hoạt động bình thường, sẽ đóng van xả nước thải ra môi trường, để quay vòng nước thải về bể gom nước thải đầu vào để xử lý lại.

+ Khi có một trong số các thông số vượt quá giới hạn cho phép (việc theo dõi sẽ được thực hiện thông qua giám sát tại trạm quan trắc nước thải tự động và thông qua phân tích hàng ngày tại phòng thí nghiệm), lập tức đóng van xả nước thải ra ngoài môi trường.

101 gom về Bể điều hòa của các mô đun hoạt động bình thường để quay vòng xử lý.

+ Trong trường hợp cần thiết, nước thải chưa đạt tiêu chuẩn sẽ được bơm và lưu giữ tại hồ sự cố bằng bơm lưu động. Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải được bơm trở lại Bể điều hòa của hệ thống để quay vòng xử lý.

- Kịch bản 2: Trường hợp một trong 04 mô đun bị hỏng hóc tạm thời; cán bộ vận hành sẽ đóng van tiếp nhận nước thải vào mô đun và tạm dừng hoạt động mô đun bị trục trặc để sửa chữa hoạch thay thế; nếu phải dừng hoạt động lâu dài, sẽ dừng hoạt động mô đun bị hỏng để cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại; toàn bộ nước thải được chuyển qua ba mô đun còn lại để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN. Năng lực xử lý của các mô đun hoạt động bình thường tổng cộng là 9.000 m3/ngày đêm, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của toàn bộ KCN Hiệp Phước hiện nay là khoảng 4.645 m3/ngày.đêm.

- Kịch bản 3: Trường hợp 02 mô đun cùng dừng hoạt động; Nếu hai trong bốn mô đun cùng dừng hoạt động; cán bộ vận hành sẽ đóng các van tiếp nhận nước thải vào hai mô đun và tạm dừng hoạt động hai mô đun bị trục trặc để sửa chữa hoạch thay thế; nếu phải dừng hoạt động lâu dài, sẽ dừng hoạt động mô đun bị hỏng để cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại; toàn bộ nước thải được chuyển qua 02 mô đun còn lại để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN. Năng lực xử lý của các mô đun hoạt động bình thường tổng cộng là 6.000 m3/ngày đêm, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của toàn bộ KCN Hiệp Phước hiện nay là khoảng 4.645 m3/ngày.đêm Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải được bơm trở lại bể gom bằng bơm di động;

trường hợp dừng lâu dài, bắt buộc phải có biện pháp giảm lượng nước thải phát sinh.

- Kịch bản 4: Trường hợp 03 trong 04 mô đun cùng dừng hoạt động (hầu như không xảy ra);

Nếu ba trong bốn mô đun cùng dừng hoạt động; cán bộ vận hành sẽ đóng các van tiếp nhận nước thải vào ba mô đun và tạm dừng hoạt động ba mô đun bị trục trặc để sửa chữa hoạch thay thế; nếu phải dừng hoạt động lâu dài, sẽ dừng hoạt động các mô đun bị hỏng để cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng lại; một phần nước thải tiếp tục xử lý tại mô đun còn lại, phần còn lại chuyển về hồ sự cố có thể tích khoảng 4.000 m3. Sau khi khắc phục xong sự cố, nước thải được bơm trở lại bể gom bằng bơm di động;

trường hợp dừng lâu dài, bắt buộc phải có biện pháp giảm lượng nước thải phát sinh.

▪ Kế hoạch xây dựng các công trình ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải:

102 trong 48 giờ (ứng với công suất mô đun 2 là 3.000 m3/ngày của Trạm XLNTTT số 2).

Và tổng dung tích chứa của hồ sự cố phân kỳ 1 với dung tích chứa của hồ sự cố hiện hữu của trạm XLNTTT giai đoạn 1 là 12.000 m3/ngày có thời gian lưu nước được trong 24h (ứng với 04 mô đun đang hoạt động: 02 mô đun hiện hữu của trạm XLNTTT giai đoạn 1 + 01 mô đun hiện hữu của trạm XLNTTT giai đoạn 2 nằm trên đất trạm XLNTTT giai đoạn 1 + 01 mô đun 2 của trạm XLNTTT giai đoạn 2)

- Hồ ứng phó sự cố phân kỳ 2 có dung tích 12.000 m3 có thời gian lưu nước được trong 48 giờ (ứng với tổng công suất mô đun 2 và mô đun 3 dự kiến là 6.000 m3/ngày) của giai đoạn 2)

Vị trí xây dựng các hồ sự cố nằm trong khuôn viên Trạm XLNTTT KCN Hiệp Phước giai đoạn 2.

Hình 3.17: Vị trí các Hồ sự cố dự kiến đầu tư xây dựng b) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

▪ Đối với sự cố hỏng máy móc, thiết bị hệ thống xử lý nước thải

103 thống ròng rọc để có thể dễ dàng nâng bơm lên trong quá trình bảo trì và sửa chữa.

- Các thiết bị máy móc của hệ thống xử lý nước thải được bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà cung cấp, nhằm đảm bảo những thiết bị này hoạt động ổn định cũng như kịp thời phát hiện để sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

- Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải đều được kết nối với aptomat để tránh hiện tượng chập điện, cháy nổ.

▪ Đối với sự cố rò rỉ nước thải tại các cụm bể xử lý

Khi xảy ra sự cố, cần nhanh chóng ngưng xử lý nước thải, tích nước thải chưa qua xử lý vào hồ ứng phó sự cố. Cùng với đó, nhanh chóng khắc phục sự cố bằng cách vá lại những chỗ rò rỉ bằng các loại vật liệu nhanh khô, chống được axit và chịu được áp lực nước lớn.

Sau khi sự cố được khắc phục, cần cho Trạm XLNTTT vận hành trở lại với công suất nhỏ, sau đó tăng dần công suất để theo dõi các điểm bị rò rỉ nước thải, kịp thời khắc phục khi sự cố tiếp tục xảy ra.

Khi Trạm XLNTTT đã đi vào hoạt động ổn định trở lại, Công ty vẫn thường xuyên theo dõi các vết rò rỉ và toàn bộ các bể xử lý, kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường để có thể nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố.

▪ Đối với sự cố về công nghệ trong quá trình vận hành

Các sự cố về công nghệ có thể xảy ra trong một hoặc nhiều khâu của toàn bộ quy trình xử lý nước thải. Tổng hợp các sự cố về công nghệ và biện pháp khắc phục được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.18: Sự cố về công nghệ xử lý và biện pháp khắc phục Trạm XLNTTT số 1

TT Sự cố Nguyên nhân Cách khắc phục

I Đối với máy móc, thiết bị

1

Bơm không hoạt động, lưu lượng nước bơm lên không đạt

- Mất điện;

- Đấu sai pha động cơ, ngược chiều quay;

- Có vật lạ làm tắt bơm;

- Đường ống đẩy bị rò rỉ hoặc tắc đường ống hút;

- Mòn cánh bơm, động cơ bị

- Kiểm tra nguồn điện, dây dẫn;

- Đổi pha động cơ, đổi chiều quay motor;

- Kiểm tra đầu hút, đẩy, vệ sinh bơm;

- Kiểm tra, sửa chữa đường ống;

104 2 quá độ ồn cho phép - Vị trí giữ bơm chưa được cố

định.

- Kiểm tra và cố định lại vị trí giữ bơm.

3

Máy thổi khí không hoạt động; lưu lượng bơm lên không đạt hoặc ra khí yếu

- Cháy động cơ, ổ trục bị hỏng, dây cuaroa bị chùng;

- Tắc bầu hút, đường ống đẩy bị rò rỉ hoặc bị tắc.

- Sửa chữa hoặc thay thế;

- Vệ sinh bầu hút, đường ống.

4

Máy ép bùn không khởi động được hoặc nước lên yếu

- Mất điện;

- Cháy động cơ;

- Tắc van đáy, đầu đẩy bị tắt;

- Nút điều chỉnh lưu lượng sai vị trí.

- Kiểm tra nguồn điện, dây dẫn;

- Sửa chữa hoặc thay thế;

- Vệ sinh van đáy, đường ống;

- Kiểm tra và điều chỉnh lại.

5

Motor khuấy phản ứng và hóa chất không hoạt động

- Mất điện;

- Cháy động cơ, ổ trục bị hoặc hộp số truyền động bị hỏng.

- Kiểm tra lại nguồn điện, dây dẫn;

- Sửa chữa hoặc thay thế.

II Đối với sự cố phát sinh trong vận hành

1 Bể lắng xuất hiện bùn nổi

Vi sinh dạng sợi phát triển quá mức

Kiển tra chỉ số SVI để xác định phương pháp xử lý (tăng lượng khí thổi vào/giảm việc thải bùn/bỏ dung dịch dinh dưỡng/tăng pH,…)

2

Xuất hiện váng nâu đen bên trong bể sinh học hiếu khí

F/M quá thấp.

Tăng lượng bùn thải với tốc độ vừa phải.

3

Xuất hiện bọt trắng dày trong bể sinh học hiếu khí

- MLSS quá thấp;

- Sự có mặt của chất hoạt động bề mặt.

- Kiểm tra hàm lượng MLSS xác định lượng bùn thải cần giảm;

- Giám sát lại dòng thải đầu vào có chứa chất hoạt động bề mặt.

4 Bùn thải trong bể sinh học hiếu khí có

Không thông khí đủ, hình thành vùng chết trong bể, bùn

Kiểm tra hàm lượng DO và độ mở của van khí, ống thông khí.

105 khí khác nhau các bể không đều nhau. mỗi bể

6

Xuất hiện bùn lơ lửng trong nước thải sau bể sinh học hiếu khí

- Bể bị khuấy trộn quá mạnh;

- Bùn bị oxy hóa quá mức;

- Tình trạng yếm khí trong bể;

- Nước thải đầu vào chứa các chất độc hại.

- Điều chỉnh van giảm sự khuấy trộn;

- Tăng lượng bùn thải;

- Tăng DO trong bể để thông khí ở dòng ra của bể;

- Dừng thải bùn, hồi lưu lại toàn bộ bùn để thiết lập lại quần thể vi sinh.

Bảng 3.19: Sự cố về công nghệ xử lý và biện pháp khắc phục Trạm XLNTTT số 2

TT Sự cố Nguyên nhân Hướng khắc phục

1 Lược rác tinh - Mùi hôi

Do vật chất bị lắng trước khi tới song chắn hoặc tích tụ trên song chắn, giỏ rác, thân, các chi tiết máy.

Loại bỏ vật lắng/tích tụ.

- Tắc nghẽn Không làm vệ sinh sạch sẽ. Tăng cường nước làm vệ sinh.

2 Đầu vào (hố thu)

- Mùi hôi

Do nước thải tích tụ lâu trong đường

ống thu gom. Cải thiện đường ống thu gom.

Do nguồn nước thải nào đó xả về hệ

thống có mùi hôi. Kiểm tra và có biện pháp quản lý.

- Có màu đen

Do bị phân hủy yếm khí trước khi đến

hố thu. Cải thiện đường ống thu gom.

Do bị phân hủy yếm khí tại hố thu. Cài đặt mức phao cho hợp lý.

Do nguồn nước thải có màu đen. Kiểm tra và có biện pháp quản lý.

3 Bể điều hòa

- Mùi hôi Do lắng/bị yếm khí trong bể. Tăng cường khuấy/sục khí.

Giảm thời gian lưu nước.

- Có màu đen Do nước thải lưu lâu trong hố thu. Cài đặt mức phao cho hợp lý.

106 - Nước thải sau

xử lý đục

Khả năng lắng của bùn kém.

Kiểm tra các điều kiện pH, oxi, chất dinh dưỡng, tải lượng chất hữu cơ, nhiệt độ có thích hợp không.

Tải lượng chất hữu cơ vượt quá. Giảm tải lượng chất hữu cơ.

Thiếu chất dinh dưỡng. Bổ sung chất dinh dưỡng.

Thiếu oxi. Tăng cường sục khí.

pH không tối ưu. Châm hóa chất axit/bazơ.

Bùn già. Tăng lượng bùn thải.

- Bọt trắng nổi trên mặt

Có quá ít bùn (thể tích bùn thấp). Giảm thể tích bùn dư bơm đi.

Sự có mặt của những chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học.

Kiểm tra nước thải đầu vào, kiểm soát các dòng thải phát sinh chất hoạt động bề mặt.

- Bùn có màu đen

Có lượng oxi hòa tan (DO) thấp (yếm khí). Sự thông khí không đủ, tạo vùng chết và bùn nhiễm khuẩn thối.

Tăng cường sục khí.

Kiểm tra thiết bị thổi khí.

-

Bùn có chỉ số thể tích bùn cao

Lượng DO trong bể thấp. Kiểm tra sự phân phối khí.

- Bùn đen trên

bề mặt Thời gian lưu bùn quá lâu. Loại bỏ bùn thường xuyên.

▪ Đối với sự cố nước thải sau xử lý không đạt yêu cầu theo quy định Khi phát hiện xảy ra hiện tượng trên, cần tiến hành các bước sau:

- Chặn nguồn nước thải đầu ra, không để xả thải ra môi trường xung quanh.

- Báo cáo tình hình lên Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước và chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, để cùng phối hợp khắc phục sự cố.

- Đối với nước thải từ các nhà máy thành viên: Yêu cầu các công ty kiểm tra lại hệ thống xử lý nước thải sơ bộ. Song song với đó, tổ kỹ thuật cần nhanh chóng khắc phục sự cố, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Khắc phục nhanh sự cố để sớm nhất có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động bình thường trở lại.

107 - Nhân lực trước tiên cần được huy động để khắc phục sự cố này là cán bộ công nhân viên trong nhà máy xử lý nước thải. Tiếp đến, là sự phối hợp giữa Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước với đơn vị thiết kế, thi công xây dựng, đơn vị cung ứng trang thiết bị, hóa chất để cùng phối hợp khắc phục sự cố.

- Trạm XLNTTT chỉ được vận hành trở lại khi đảm bảo được đầy đủ các quy định về kỹ thuật theo yêu cầu.

▪ Đối với sự cố quá tải do lưu lượng tăng cao, nước thải đầu vào có nồng độ quá cao

Kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào: Việc quản lý chất lượng nước thải từ các nhà máy đấu nối vào các trạm XLNTTT rất quan trọng đối với hiệu quả xử lý nước thải, vì vậy Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước luôn thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp sau:

- Tính chất nước thải tại doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn đấu nối được thống nhất theo hợp đồng xử lý nước thải đã ký kết giữa hai bên;

- Thường xuyên giám sát tính chất nước thải của các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm tại các hố ga đấu nối nước thải của doanh nghiệp bằng cách đột xuất lấy mẫu gửi đơn vị có chức năng phân tích khi cần thiết với các chỉ tiêu thể hiện tính đặc thù trong ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp;

- Nước thải của doanh nghiệp có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào đều kiểm tra thường xuyên tại hố thăm nước thải bên ngoài nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN và các chỉ tiêu cơ bản trong nước thải đầu vào được kiểm tra tại phòng thí nghiệm của KCN. Trường hợp chất lượng nước thải doanh nghiệp vượt tiêu chuẩn tiếp nhận, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra kỹ thuật về vận hành hệ thống XLNT cục bộ của nhà máy.

Đối với trường hợp lưu lượng tăng cao: Cần tích trữ lượng nước thải vượt quá công suất của nhà máy trong các bể điều hòa hoặc Hồ ứng phó sự cố dung tích 6.000 m3, nằm cạnh Trạm XLNTTT số 1 (Hiện nay có hệ thống đường ống và bơm để có thể lưu thông nước thải cho cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của KCN Hiệp Phước), yêu cầu các đơn vị này hạn chế hoặc ngưng xả thải bằng việc tích trữ trong bể điều hòa nội bộ của công ty hoặc tạm dừng hoạt động đối với một số hệ thống sản xuất để giảm lượng nước thải.

108 kiểm tra các doanh nghiệp đang xả thải, đặc biệt là các doanh nghiệp có tính chất nước thải tương đồng với các chỉ tiêu đang tăng cao tại bể gom. Khi phát hiện ra đối tượng đang xả thải với nồng độ cao sẽ chặn ngay nguồn thải này, yêu cầu đơn vị đó phải khắc phục sự cố trước khi tiếp tục xả thải vào hệ thống thu gom chung của toàn KCN.

Chất lượng nước thải (sau xử lý sơ bộ) đấu nối vào hệ thống thu gom chung được Chủ đầu tư kiểm soát dựa trên các yếu tố sau:

- Báo cáo quan trắc hàng năm;

- Tính chất nước thải và quy trình công nghệ xử nước thải sơ bộ của từng nhà máy;

- Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của các Trạm XLNTTT KCN Hiệp Phước.

▪ Hệ thống dự phòng do sự cố trạm bơm trung chuyển

Hệ thống dự phòng do sự cố trạm bơm trung chuyển như sau:

- Tại mỗi trạm bơm trung chuyển có 02-03 bơm, các bơm hoạt động luân phiên và dự phòng thay thế trong trường hợp bơm bị hỏng.

- Khi gặp sự cố mất điện:

+ (1) Khi cúp điện điện lực sẽ có kế hoạch và thông báo trước cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước.

+ (2) Sẽ rà soát các doanh nghiệp đang xả thải về trạm bơm, yêu cầu doanh nghiệp lưu trữ tại hệ thống ngưng xả thải về trạm bơm.

+ (3) Trường hợp cúp điện trong thời gian dài, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước sẽ thuê máy phát điện di động (Công ty Điện lực Duyên Hải, Công ty điện lực Hiệp Phước nằm ngay trong Khu công nghiệp) để cung cấp điện duy trì hoạt động của trạm bơm.

▪ Sự cố phải ngưng hoạt động trong thời gian dài

Trong trường hợp Trạm XLNTTT phải ngưng hoạt động trong thời gian dài, khi đó sẽ xảy ra tình trạng dồn ứ nước thải sau xử lý. Trong trường hợp này, chủ đầu tư cần nhanh chóng áp dụng một số biện pháp sau:

- Yêu cầu các doanh nghiệp đang hoạt động tích nước thải tại các bể điều hòa của hệ thống xử lý sơ bộ;

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường khu công nghiệp hiệp phước (Trang 108 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)