CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
3.3. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ, hành động nhân vật
Nói tới nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Bến không chồng của Dương Hướng thì rõ ràng trong tiểu thuyết này ông sử dụng lớp ngôn từ rất là chân phương và mộc mạc. Mang đậm nét cổ điển trong giao tiếp. Những từ ngữ đơn giản đến mức tối đa được nhà văn đưa vào nhằm làm cho người đọc hiểu rõ nhất về câu chuyện. Cùng với những lớp từ mang đậm tính chất thời chiến Dương Hướng làm nổi bật lên hẳn tác phẩm của mình. Thêm vào đó những lớp từ dân dã cũng đƣợc hòa quyện vào tác phẩm một cách khéo léo và độc đáo, không gây nhức nhói khi đọc. Những lớp từ ấy phần nào làm cho Bến không chồng trở nên
hấp dẫn hơn bao giờ hết. Về cái riêng đối với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bi kịch tình yêu của tác phẩm. Chúng ta thấy một điều ngôn ngữ của Dương Hướng lúc nào cũng nhẹ cho dù là lên cao trào hay đỉnh điểm. Nó làm cho người đọc cảm thấy sâu lắng và hòa cùng vào dòng chảy bi kịch đó “Không có nhà riêng lại hoá hay - Hạnh níu lấy cánh tay Nghĩa - Chúng mình hẹn hò với nhau mãi cứ như đôi tình nhân - Câu nói của Hạnh làm Nghĩa chạnh lòng. Nghĩa biết Hạnh nói thể để an ủi Nghĩa. Cứ nhìn vào ánh mắt Hạnh sáng lên hôm các bạn kéo đến dựng nhà giúp, Nghĩa mới hiểu Hạnh cũng khao khát mong có nhà riêng biết chừng nào”[8,108]. Thế mới là lạ và độc đáo. Từ những từ ngữ rất là quen thuộc Dương Hướng đã cho chúng một sức hút đến lạ mà cả chúng ta cũng không nhận ra đƣợc. Càng đọc chúng ta càng bị hút vào bởi những bi kịch hấp dẫn mà nhờ chính những ngôn từ đó nối kết. Bởi lẽ vậy cho dù từ ngữ có mộc mạc giản dị đến đâu thì với cách viết đầy sáng tạo và mới lạ nhƣ vậy thì không thể không hay được. Nếu để ý kĩ thêm một chút nữa thì phương ngữ ông dùng hơi chếch lên miền Bắc một tí xíu “Cái Hạnh im thít. Nó liếc trộm Nghĩa và thấy gương mặt Nghĩa buồn xỉu vẻ cáu bẳn”[8,63] nhƣng rõ ràng điều đó không ảnh hưởng gì đến cốt truyện hay những xung đột bi kịch đang diễn ra. Càng đọc càng say mê, càng đọc càng hứng thú với những từ ngữ hết sức dễ hiểu. Đa phần những từ ngữ ấy phù hợp với người dân nông thôn. Chính lúc đó câu chuyện xảy ra khi đất nước còn trong chiến tranh đến mãi về sau thời hòa bình. Câu chuyện kéo dài nếu không đổi mới thì rất dễ khiến người đọc nhàm chán. Nhưng Dương Hướng rất khéo léo biết kết hợp những từ ngữ đến nỗi nhìn thấu con người. Loại bỏ đi cái nhàm chán của một cuốn tiểu thuyết tương đối dài bằng chính văn phong của mình. Ắt hẳn Bến không chồng cũng có phần giống với một số tiểu thuyết khác ở chỗ có những ngôn từ đôi lúc vui vẻ, hóm hỉnh nhƣng lại đôi lúc bi ai, đầy cảm xúc. Nhƣng cái làm cho Bến không chồng trở nên đặc biệt trong lòng bạn đọc không chỉ có bấy nhiêu. Ngôn từ êm ả, mềm mại đôi lúc diễn ra xung đột gay gắt của bi kịch tình yêu nhưng Dương Hướng lại hóa giải nó một cách đầy nước mắt “Tốt đẹp ư! Hết rồi. Tôi khuyên anh hãy nhìn nhận cho đúng. Quá khứ của chúng ta cũng chỉ là đau khổ và tủi nhục. Không còn cách nào khác, mỗi
người hãy đi theo con đường của mình. Chả lẽ người như anh lại không tự tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn sao?”[8,318]. Vì sao đọc ta lại thấy đáng thương, buồn tủi cho nhân vật Vạn khi phải đối diện với quá nhiều cay đắng rồi đánh mất bản thân mình. Mặt khác vì sao ta lại buồn và rơm rớm nước mắt khi Nghĩa và Hạnh đứt sợ tơ duyên. Hay rất nhiều điều khi đọc ta thấy oái oăm và thương thay cho những số phận. Tất cả những điều đó là nhờ ngôn từ mà tác giả đã dẫn dắt câu chuyện đến chúng ta.
Vẫn chƣa đủ, ngôn từ không thì chƣa đủ. Dù nói xung đột của bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng nó nhẹ nhàng êm thắm nhƣng không tránh khỏi những lúc xung đột kịch đẩy lên đến đỉnh điểm. Để rồi đôi lúc có xảy ra một số vấn đề nhỏ mà chính những nhân vật trong tác phẩm phải gánh chịu. Và cái cảm giác đó nhƣ chúng ta cùng gánh chịu vậy. Những hành động thể hiện sự quan tâm e dè và rụt rè của Nguyễn Vạn đối với chị Nhân.
Bắt cá rô cho chị Nhân, vào nhà chơi nhƣng rất ít nói. Để rồi một tí nữa là Vạn không giữ đƣợc mình khi ở gần chị Nhân “Chú Vạn nhìn chị Nhân như thể chưa bao giờ biết chị. Chị thấy mặt nóng ran, chị ngồi nghiêng người, đầu ngả về một phía đưa tay vuốt nhẹ mái tóc dài đen mượt. Gương mặt chị Nhân sáng lên, miệng tủm tỉm cười nhìn Nguyễn Vạn. Chị cố làm ra vẻ khác thường, Nguyễn Vạn chưa bao giờ thấy chị Nhân lại lả lơi như lúc này”[8,172,173]. Theo đó, sự chờ đợi mỏi mòn của Hạnh khi Nghĩa đi lính. Ở nhà Hạnh cứ lấy những vật dụng của Nghĩa lau đi rồi lau lại, lâu lâu lại mỉm cười chờ chồng về. Nhưng thế rồi khi chồng về lại nhận phải bi kịch đau buồn, tủi nhục “Câu chuyện cụ Nghiên kể ngày nào lại hiện lên trong tâm trí Hạnh. Hạnh cởi hết quần áo nhảy xuóng hồ mắt tiên để giải oan. "Không phải tôi là yêu tinh, tôi là Hạnh, con mẹ Nhân. Tôi bị oan.."”[8,271]. Nói sao cho hết khi Dương Hướng có chủ tâm từ những hành động đó để làm bàn đạp đẩy bi kịch lên đỉnh điểm. Khi tất cả quay lƣng lại với Nguyễn Vạn và Hạnh thì cũng là lúc hai người hòa quyện cùng nhau. Có lẽ vậy, khi những nhân vật trong Bến không chồng luôn quầng quật trong cái gọi là bế tắc của cuộc sống. Họ muốn thoát ra khỏi cái xã hội đó nhƣng có lẽ là không được. Những hành động được Dương Hướng khắc họa rất chân thực và rõ nét.
Từ những cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất trong bi kịch mà ông đưa ra. Để rồi người đọc lại phải há hốc mồm khi đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác trong tiểu thuyết của ông.
Nhìn chung song song với nội dung chặt chẽ kết cấu hợp lí về mọi mặt thì Dương Hướng đan xen những nghệ thuật miêu tả hết sức độc đáo để tô thêm điểm cho những bi kịch đau thương ấy. Nhìn lại một lần nữa nếu không có những nghệ thuật sắc xảo này thì có lẽ truyện sẽ mất sự hấp dẫn vốn có của nó. Cũng như nếu Dương Hướng không có tài lồng ghép những biện pháp nghệ thuật đa dạng thì có lẽ “Bến không chồng” chỉ lặng im chứ không bao giờ xao động