Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 23 - 27)

BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

1.2.4. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là trọng tâm của nghiệp vụ thu BHXH. Việc

quản lý đối tượng tham gia BHXH được thực hiện trên cơ sở rà soát, nắm chắc số

lượng, quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp, xây

dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, đối tượng tham gia BHXH trên cơ sở phối hợp chặt

chẽ với các đơn vị trong việc tuyên truyền. Đối với các đối tượng tham gia BHXH tự

nguyện, công tác quản lý đối tượng càng đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, bài bản để có cơ sở đôn đốc đối tượng nộp tiền tham gia hàng kỳ để đảm bảo quyên lợi cho đối tượng.

Căn cứ vào loại hình BHXH, đối tượng tham gia có thể được phân thành hai loại

bắt buộc và tự nguyện.

+ Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 2, Luật

BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; Điều 4, Quyết định số 595/QĐÐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Bao gồm:

Với người lao động:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn,

HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến

dưới 12 tháng, kế cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại điện theo pháp luật của người đưới 15 tuôi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

và viên chức;

18

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tô chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt

động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng

thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tap nang cao tay nghé;

+ Hợp đồng cá nhân.

- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại điện Việt Nam ở

nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;

- Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép

lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).

Với người sử dụng lao động:

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội khác; cơ quan, tô chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thê, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

19

+ Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 2, Luật

BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; Điều 8, Quyết định số 595/QĐÐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Bao gồm:

Với người lao động:

Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:

- Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 tro di;

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tô dân phó, khu, khu phó;

- Người lao động giúp việc gia đình;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

-_ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

-_ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động đề có thu nhập cho bản thân và gia đình;

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời

gian đóng đề hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;

- Người tham gia khác.

Với người sử dụng lao động:

Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.

Sau khi xác định đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH theo luật định,

tổ chức BHXH sẽ tiến hành hướng dẫn các NSDLĐ đăng kí tham gia BHXH cho NLĐ

thuộc phạm vi đơn vị. Khi tiến hành quản lý việc đăng kí tham gia vào hệ thống

BHXH của NSDLĐ, cơ quan BHXH sẽ đưa ra các tiêu thức, yêu cầu bắt buộc NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp thông tin như: tên đơn vị, loại hình hoạt động KD, số lao

động hiện có,... Đối với NLĐ, cần phải cung cấp thông tin về tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, ...Việc cung cấp những thông tin này sẽ tránh được sự trùng lặp giữa các đối tượng và sẽ được cơ quan BHXH mã hoá bằng mã số BHXH để cho công tác quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian.

20

1.2.4.2. Mức đóng và phương thức thu BHXH

Luật BHXH quy định cụ thể về mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công như sau:

Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011 là 22%, trong đó: NLĐ đóng 6%; NSDLĐ đóng

16%;

Từ 01/01/2012 đền 31/12/2013 là 24%, trong đó: NLĐ đóng 7%; NSDLĐ đóng

17%;

Từ 01/01/2014 đến 31/5/2017 là 26%, trong đó: NLĐ đóng 8%, NSDLĐ đóng 18%.

Mức đóng BHXH từ ngày 01/10/2022 là 32%, trong đó: NLĐ đóng 10.5%, NSDLD dong 21.5%.

Người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo mức thu nhập tự lựa chọn, tỷ lệ

người tham gia đóng vào quỹ BHXH là 22%,

Phương thức thu là cách thức thu nộp tiền BHXH do BHXH Việt Nam quy định dựa trên cơ sở Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện phương thức đóng là hàng tháng. Trừ một số đơn vị doanh nghiệp đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác

xã, hộ kinh doanh cá thê, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức đóng hàng tháng hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyền đủ tiền vào quỹ BHXH.

Người tham gia BHXH tự nguyện đăng ký với tổ chức BHXH đóng bảo hiểm xã

hội tự nguyện theo một trong các phương thức hằng tháng, 03 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần có nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn

thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng đủ 20 năm đề hưởng lương hưu.

1.2.4.3. Quản lý thu - nộp BHXH

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH trên quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào

tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

(Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2017).

21

Don vị có thể nộp trực tiếp tiền mặt tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Trường hợp đơn vị nộp cho cơ quan BHXH thì trước l6 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2017).

Quá trình thu nộp quỹ BHXH bắt buộc phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, ngăn chặn hiện tượng gian lận, lạm dụng quỹ. Quỹ BHXH được quản lý tập trung

thống nhất theo cơ chế tài chính, tài khoản chuyên thu đi một chiều từ BHXH quận,

huyện chuyền lên BHXH tỉnh, thành phố và chuyên ra BHXH Việt Nam, việc chuyển

tiền được thực hiện tự động hàng ngày (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2017).

Nếu các đơn vị chuyển nộp tiền không đúng hạn thì được xem và nợ BHXH, nếu

chậm đóng từ 30 ngày trở lên sẽ bị tính lãi chậm đóng. Mức lãi suất phạt chậm đóng

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)