HOI TAI BAO HIEM XA HOI TINH THAI BINH 2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình
BANG 2.2. BANG 2.2. TINH HINH THU BHXH KHOI DNNN
Tiéu chi Naim 2019 | Naim 2020 | Năm 2021
Số Don vi 52 21 20
Số lao động 2.512 2.450
Tông quỹ lương 209.835 207.238
Số phải đóng trong kỳ 54.287 53.431
Số đã đóng trong kỳ 52.919 51.809
(Nguôn: Phòng Quản lý thu BHXH tỉnh Thái Bình)
Theo bảng 2.2, lao động làm việc tại khối DNNN biến động giảm dần qua các
năm. Năm 2020 có 21 DNNN, giảm 31 đơn vị so với năm 2019 và năm 2021 có 20
DNNN trên toàn tỉnh tham gia BHXH giảm 1 đơn vị so với năm 2020. Sự biến động
này là do kế hoạch cơ cấu lại khối DNNN trên toàn tỉnh, một số doanh nghiệp có vốn dưới 100% vốn nhà nước dần chuyền đổi sang công ty cô phần và thực hiện chuyên xếp lương lại theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương nhằm tăng quy mô của doanh nghiệp đồng thời giúp tạo động lực và cơ chế quản lý năng động; huy động thêm được
nguồn vốn của xã hội vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả, sức cạnh
tranh cùng khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng cao. Sự biến động giảm này không làm giảm số lao động tham gia BHXH trên toàn tỉnh, mà chỉ là sự hoán đổi qua lại giữa các loại hình doanh nghiệp vì vậy không ảnh hưởng tới số lao động tham gia BHXH trên toàn tỉnh, tuy nhiên việc chuyên đổi lương từ hệ số sang mức lương cũng phần nào ảnh hưởng đến quỹ lương và số phải thu tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.
2.2. Cơ sở của hoạt động thu BHXH
Khi thành lập ngành BHXH, Bộ chính trị đã ra 3 chỉ thị, nghị quyết về tăng cường chỉ đạo công tác BHXH, BHYT như: Chỉ thị số 15/CT-TW của Bộ chính trị
"Về tăng cường lãnh đạo, thực hiện các chế độ BHXH". Nghị quyết 46-NQ/TW ngày
23/2/2005 “về tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT tại các đơn vi sử dụng lao động và các cơ sở KCB". Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH,
37
BHYT giai đoạn 2021 - 2025”. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực
hiện các mặt công tác BHXH ở địa phương.
Nghị định số 12/CP của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ BHXH năm 1995.
Năm 2006 Quốc hội thông qua Luật BHXH và Chính phủ, các Bộ cũng đã ra các nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác BHXH nói chung và công tác thu nộp BHXH nói riêng nên tổng số thu, đối tượng tham gia BHXH của BHXH tỉnh Thái Bình liên tục tăng nhanh và năm sau cao hơn năm trước.
Công tác quản lý thu BHXH được thực hiện theo các quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 thực hiện thu BHXH bắt buộc theo
Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
- Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 của BHXH Việt Nam sửa đổi Quyết định số 177/BHXH về quản lý thu BHXH bắt buộc.
- Quyết định số 722/QĐ-BHXH ngày 26/5/2003 thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 của Chính phủ về sửa đồi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP và Thông
tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP.
- Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 thực hiện thu BHXH bắt buộc theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều
của Luật BHXH và Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao
động- Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 152/2006/NĐ-CP.
- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2012 của BHXH Việt Nam về quy
định quản lý thu BHXH, BHYT. Quản lý số BHXH, thẻ BHYT.
Những căn cứ pháp lý trên về quản lý thu BHXH bắt buộc mà cơ quan BHXH thực hiện thống nhất trong cả nước. Như vậy, trong thời gian hơn 25 năm, kê từ khi
thực hiện đổi mới chính sách BHXH đến nay, BHXH Việt Nam đã ban hành 5 quyết
định hướng dẫn thu BHXH bắt buộc trên cơ sở các văn bản luật về BHXH, về thời
gian thì bình quân cứ 03 năm lại có sự thay đổi chính sách vĩ mô về BHXH, hay nói cách khác Luật của Nhà nước ta có tuôi thọ trung bình là 3 năm. Đây cũng là những khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, nhất là ở Thái
Bình địa bàn rộng, giao thông đi lại không thuận tiện, ảnh hưởng nhiều mặt đến công
tác quản lý thu BHXH.
38
Xét về nhiều khía cạnh khác nhau thì các quy định về quản lý thu BHXH bắt
buộc được tô chức thực hiện qua các giai đoạn, được khái quát như sau:
- Đối tượng tham gia: từng bước được mở rộng từ phạm vi hẹp trong khu vực nhà nước đến khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rồi phát triển đến khu vực ngoài nhà nước trong tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động, với phương châm thực hiện BHXH cho mọi người lao động.
- Mức đóng: Được tăng dần và phân định theo các quỹ dài hạn và quỹ ngắn hạn.
- Phương thức đóng: Vẫn quy định theo tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của người lao động, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
- Tiền lương làm căn cứ đóng: Từng bước được nâng lên theo mức thu nhập của người lao động trong giai đoạn đầu sau đó được giới hạn mức "sàn" và mức "trần"
nhằm tạo công bằng không có sự phân biệt giữa các khu vực.
- Công tác quản lý: Được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng, quyền
hạn và trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước. Chức năng quản lý nhà nước về BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng rõ ràng, minh bạch hơn. Quỹ BHXH được phân chia để quản lý theo các quỹ thành phần.
- Công tác thu BHXH là một hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhăm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được một cách tập trung thống nhất: thu quỹ BHXH là hoạt động chính của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các cơ quan chức năng trên
cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH, nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH.
- Bé các chính sách BHXH được diễn ra một cách thuận lợi thì công tác thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cũng như thực
hiện chính sách BHXH, đây chính là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập nên quỹ BHXH.
- Hoạt động của công tác thu BHXH ở thời điểm hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện các chính sách về BHXH. BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởng, BHXH đặt ra yêu cầu
quy định cụ thê đối với công tác thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không thể có nguồn chỉ trả cho các chế độ BHXH cho người lao động.
39
2.3. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình 2.3.1. Quản lý đối tượng thu BHXH
Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH là căn cứ, tiền đề quan trọng để mở rộng
đối tượng tham gia BHXH, thực hiện thu nộp BHXH đúng quy định, để hình thành và
phát triển quỹ BHXH, đảm bảo khả năng chỉ trả các chế độ cho NLD và thân nhân.
Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Thái Bình đã và đang nỗ lực tăng cường rà soát, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để quản lý chặt chẽ lao động thuộc diện tham gia BHXH, nhưng chưa được tham gia đóng BHXH. Số đối tượng đóng này thường xuyên được cập nhật và đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH. Việc phối hợp chặt chẽ các cấp, ngành trong việc tuyên truyền, vận động các
đơn vị này đã ngày càng đem lại kết quả tích cực, số đơn vị, số lao động tham gia
BHXH từng bước tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.
BHXH tỉnh Thái Bình trực tiếp quản lý các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
và tham gia BHXH tự nguyện. Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người lao động tham gia BHXH và đơn vi sử dụng lao động tham gia BHXH.
2.3.1.1. Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội